Yoga chữa trào ngược dạ dày là liệu pháp hỗ trợ bên cạnh các phương pháp y tế. Bộ môn này không chỉ giúp cải thiện độ dẻo dai của cơ thể mà còn góp phần điều hòa chức năng của thực quản – dạ dày – đường ruột và góp phần kiểm soát chứng trào ngược hiệu quả. 

Yoga là bộ môn tập luyện có khả năng hỗ trợ kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản
Yoga là bộ môn tập luyện có khả năng hỗ trợ kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản

Lợi ích của yoga đối với bệnh trào ngược dạ dày

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có xu hướng tăng lên đáng kể. Trào ngược dạ dày (GERD) là tình trạng thức ăn cùng với dịch vị bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản và một số cơ quan phía trên như phổi, thanh quản và khoang miệng. Bệnh lý này đặc trưng bởi triệu chứng ợ nóng, ho khan, đau họng, tức ngực, khó nuốt, đắng/ chua miệng,…

Trào ngược dạ dày thực chất là một dạng rối loạn cơ năng của hệ tiêu hóa và ít khi đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, axit trào ngược trong thời gian dài có thể gây viêm xước và phù nề thực quản. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp và răng miệng. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, điều trị chứng trào ngược bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật và điều chỉnh lối sống. Trong đó, chế độ tập luyện được chứng minh có thể kiểm soát tần suất các triệu chứng bùng phát. Hầu hết các bộ môn thể thao đều tốt cho sức khỏe nhưng yoga được xem là liệu pháp hỗ trợ điều trị chứng trào ngược hiệu quả.

Yoga là bộ môn tập luyện có nguồn gốc từ Ấn Độ. Khác với các bộ môn thông thường, yoga đòi hỏi sự kết hợp giữa các hoạt động thể chất cùng với tinh thần vào một thời điểm. Nhờ vậy, bộ môn này vừa có thể cải thiện độ dẻo dai của cơ thể vừa thư giãn và giảm căng thẳng thần kinh.

Yoga mang đến nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa nói chung và bệnh trào ngược dạ dày nói riêng
Yoga mang đến nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa nói chung và bệnh trào ngược dạ dày nói riêng

Đối với chứng trào ngược dạ dày thực quản, yoga mang đến nhiều lợi ích như:

  • Giảm căng thẳng thần kinh, từ đó cải thiện chứng trào ngược và tình trạng tiêu hóa kém
  • Điều hòa chức năng dạ dày – đường ruột, hạn chế tình trạng bài tiết dịch vị quá mức (nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ bùng phát trào ngược axit dạ dày)
  • Ổn định nhu động của các cơ quan tiêu hóa, từ đó cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn
  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm thừa cân – béo phì
  • Nâng cao sức khỏe, tăng độ dẻo dai của xương khớp, giải phóng áp lực lên hệ thần kinh trung ương và thúc đẩy tuần hoàn máu

Dù mang đến nhiều lợi ích đối với chứng trào ngược dạ dày thực quản nhưng yoga chỉ là liệu pháp hỗ trợ, không phải là phương pháp điều trị chuyên sâu. Kết hợp yoga cùng với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý có thể giảm tần suất bùng phát chứng trào ngược một cách rõ rệt. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân cần thực hiện thêm các phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

13 bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày đơn giản, dễ thực hiện

Có khá nhiều bài tập yoga có khả năng kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản. Dưới đây là 8 tư thế đơn giản bệnh nhân có thể thực hiện ngay tại nhà:

1. Paschimottanasana (Tư thế ngồi gập phía trước)

Paschimottanasana là một trong những bài tập yoga có tác dụng chữa chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đây là tư thế đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Để đạt hiệu quả cao khi thực hiện tư thế Paschimottanasana, cần tránh tập khi ăn no. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện bài tập này là trước khi ăn sáng hoặc sau các bữa ăn ít nhất 3 giờ đồng hồ.

Bài tập này tác động trực tiếp đến vùng bụng, cột sống, hông và cánh tay. Đối với chứng trào ngược dạ dày thực quản, tư thế Paschimottanasana có tác dụng thúc đẩy chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng trớ thức ăn, đầy hơi và chướng bụng. Ngoài ra, thực hiện bài tập này thường xuyên còn giúp giảm đau lưng và điều hòa kinh nguyệt.

Paschimottanasana (Tư thế ngồi gập phía trước) có thể giảm đầy hơi, ợ nóng và trớ thức ăn
Paschimottanasana (Tư thế ngồi gập phía trước) có thể giảm đầy hơi, ợ nóng và trớ thức ăn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng và đầu hướng về phía trước
  • Chân duỗi thẳng và thả lỏng các ngón chân
  • Sau đó, hít vào nâng hai tay qua đầu và kéo giãn cánh tay
  • Thở ra, gập người về phía trước sau cho phần hông/ bụng áp sát vào phần đùi
  • Đồng thời kéo căng cánh tay và dùng bàn tay nắm chặt lấy bàn chân
  • Hít vào, tiếp tục kéo căng phần lưng để kéo giãn phần cột sống và ép chặt vùng bụng vào đùi
  • Sau đó, thở nhẹ nhàng và trở lại tư thế ban đầu
  • Thực hiện bài tập này liên tục 5 – 7 lần

Tránh thực hiện tư thế Paschimottanasana này đang bị tiêu chảy, hen suyễn hoặc mới bị chấn thương/ phẫu thuật vùng lưng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng không nên tập động tác này nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên yoga.

2. Supta Baddha Konasana (Tư thế góc cố định nằm ngửa)

Sau khi thực hiện động tác Paschimottanasana, bệnh nhân nên chuyển sang tư thế Supta Baddha Konasana. Đây là bài tập yoga khá đơn giản giúp tư giãn sâu tất cả các cơ trong cơ thể. Động tác này tác động đến toàn bộ cơ quan tiêu hóa, lưng, đầu gối, đùi và hệ tuần hoàn.

Thực hiện bài tập Supta Baddha Konasana thường xuyên giúp giảm căng thẳng thần kinh, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và cải thiện tuần hoàn máu. Đồng thời thúc đẩy chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng và trớ thức ăn do trào ngược dạ dày gây ra. Tập động tác này đều đặn còn có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh viêm đại tràng và viêm loét dạ dày tá tràng.

BÁO SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG: Trào ngược dạ dày không còn là “ác mộng” nhờ bài thuốc của Đỗ Minh Đường

Tư thế Supta Baddha Konasana giúp thư giãn các cơ và điều hòa chức năng của các cơ quan tiêu hóa

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm ngửa ra sàn, sau đó từ từ gập đầu gối, đồng thời nghiêng hai chân sang hai bên và chạm hai lòng bàn chân vào nhau
  • Đưa hai cánh tay sang hai bên và thả lỏng
  • Thư giãn vùng vai, ngực và thở nhịp nhàng để thả lỏng các cơ, điều hòa nhu động đường ruột và tăng cường tuần hoàn máu
  • Duy trì tư thế này trong vòng 1 phút, sau đó thở ra và ấn mạnh vùng lưng dưới và thả lòng dần đầu gối. Cuối cùng nhấc người trở lại vị trí ban đầu
  • Chỉ thực hiện động tác này 1 lần/ ngày

Mặc dù là động tác khá đơn giản nhưng bài tập Supta Baddha Konasana không thích hợp với phụ nữ mang thai, người bị đau lưng dưới, chấn thương vùng hông, vai, đầu gối và khớp háng. Để giảm áp lực lên các khớp, nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi thực hiện động tác này.

3. Marjaryasana (Tư thế con mèo) – Bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày

Marjaryasana (Tư thế con mèo) là động tác yoga quen thuộc và dễ thực hiện. Tư thế này tác động sâu đến phần cột sống và cơ quan tiêu hóa. Do đó, bệnh nhân bị chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể thực hiện bài tập Marjaryasana để cải thiện một số triệu chứng khó chịu như nóng rát thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, buồn nôn,…

Tư thế con mèo có các bước thực hiện khá đơn giản, nhẹ nhàng và chậm rãi. Động tác này tập trung uốn cong vùng lưng nhằm cải thiện sức khỏe của cột sống, đồng thời điều hòa nhu động của các cơ quan tiêu hóa và cải thiện độ dẻo dai cho cơ thể. Đây cũng là một trong những bài tập yoga có khả năng thư giãn cơ và giải phóng căng thẳng hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Quỳ lên tấm thảm, giữ hai chân song song, vai và đầu thả lỏng
  • Sau đó, đưa người về phía trước và dùng hai tay chống sao cho phần bụng song song với sàn
  • Đặt hai tay vuông góc với thảm tập, đầu gối mở rộng bằng chiều rộng của hông và hai bàn chân duỗi thẳng sao cho lòng bàn chân hướng lên trên
  • Hít vào chậm rãi và từ từ hóp bụng lại, đồng thời đưa cằm về phía ngực và cố gắng để cằm chạm ngực. Lúc này, uốn cong lưng lên trên và siết chặt cơ hông.
  • Hít thở sâu, đều đặn và lặp lại động tác từ 5 – 7 lần

4. Vajrasana (Tư thế kim cương)

Vajrasana còn được gọi là Tư thế kim cương hoặc Tư thế tiếng sét. Đây là một trong những bài tập yoga tốt cho bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng. Khác với các tư thế yoga thông thường, động tác Vajrasana có thể thực hiện ngay sau khi ăn nhằm thúc đẩy quá tình tiêu hóa và ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Không chỉ tốt cho chứng trào ngược, động tác này có thể cải thiện triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và làm dịu cơn đau bụng kinh. Đồng thời tăng cường cơ của xương chậu và sức mạnh cho vùng lưng. Vajrasana là tư thế khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự tập trung cao. Vì vậy, bệnh nhân cần lựa chọn không gian yên tĩnh khi thực hiện bài tập này.

Vajrasana (Tư thế kim cương) có thể thực hiện ngay sau khi ăn để ngăn ngừa chứng trào ngược axit dạ dày
Vajrasana (Tư thế kim cương) có thể thực hiện ngay sau khi ăn để ngăn ngừa chứng trào ngược axit dạ dày

Hướng dẫn thực hiện:

  • Quỳ gối và duỗi thẳng phần cẳng chân về phía sau, đồng thời đảm bảo hai chân đặt cạnh nhau và hai ngón chân cái chạm vào nhau
  • Sau đó, ngồi nhẹ nhàng sau cho phần mông chạm vào hai gót chân
  • Giữ thẳng lưng, vai thả lỏng và hướng ánh nhìn về phía trước
  • Kế tiếp, chú ý đến hơi thở và cần đảm bảo thở nhịp nhàng để điều hòa các cơ và thư giãn đầu góc
  • Duy trì tư thế này trong ít nhất 5 – 10 phút
  • Nếu thường xuyên bị trào ngược sau khi ăn, bệnh nhân nên thực hiện ngay bài tập này để kiểm soát chứng trào ngược và giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn

Vajrasana mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Tuy nhiên, cần tránh thực hiện bài tập này nếu có vấn đề về khớp gối, đốt sống dưới và khớp háng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và người có vấn đề về đường ruột cần thực hiện động tác Vajrasana dưới sự hướng dẫn của giáo viên yoga.

5. Ardha Matsyendrasana (Tư thế vặn mình)

Ardha Matsyendrasana là tư thế yoga khá đơn giản với nhiều biến thể khác nhau. Tư thế này tác động trực tiếp đến các cơ quan như vùng lưng giữa – dưới, cánh tay, vai, hông và cơ thắt lưng. Thực hiện động tác Ardha Matsyendrasana thường xuyên còn giúp điều hòa nhu động tiêu hóa và giảm chứng đầy hơi, khó tiêu do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Tư thế này tác động đến cột sống nên cần tránh thực hiện nếu bị chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc vừa can thiệp phẫu thuật ở vùng lưng dưới. Mặc dù là động tác đơn giản nhưng Ardha Matsyendrasana có thể thư giãn phần lớn các cơ trong cơ thể, hỗ trợ điều hòa chức năng tiêu hóa và giảm căng thẳng hiệu quả.

Ardha Matsyendrasana có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa và giảm nhẹ chứng trào ngược

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng về phía trước và dang rộng bằng vai
  • Nâng chân phải lên tạo thành góc 70 độ và đặt bàn chân phải sát bên đầu gối cái
  • Sau đó, cong chân trái vào kéo phần gót chân chạm vào phân mông của chân phải
  • Hít sâu và kéo giãn cột sống
  • Xoay người về phía bên trái, đồng thời đưa tay trái ra phía sau để làm điểm tựa và cong tay phải đưa ra trước, đặt bắp tay lên đầu gối trái
  • Hít thở nhẹ nhàng từ 5 – 8 nhịp thở
  • Trở lại tư thế ban đầu và lặp lại tương tự với bên còn lại

6. Halasana (Tư thế cái cày) – Động tác yoga chữa trào ngược axit dạ dày

Halasana (Tư thế cái cày) là một trong những động tác yoga có thể kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản. Động tác này tác động trực tiếp đến phần bụng và cột sống với khả năng giảm căng thẳng ở lưng, giảm đau nhức và mỏi đốt sống thắt lưng. Ngoài ra, tư thế cái cày còn giúp điều hòa hoạt động tiêu hóa, giảm tình trạng trào ngược, đầy hơi và khó tiêu.

Tuy nhiên, tư thế này tương đối khó thực hiện nên cần có sự hướng dẫn của chuyên viên. Cần tập động tác Halasana khi bụng đói. Thực hiện ngay sau khi mới ăn no có thể khiến tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để tập tư thế cái cày là vào sáng sớm sau khi ngủ dậy.

Halasana (Tư thế cái cày) là một trong những bài tập có thể hỗ trợ chữa chứng trào ngược dạ dày thực quản

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm ngửa, hai tay thả lỏng theo chiều cơ thể và lòng bàn tay úp xuống mặt sàn
  • Hít vào, nâng bàn chân ra khỏi sàn và đưa lên cao tạo thành 1 góc 90 độ
  • Dùng bàn tay chống vào phần hông và đặt hai khuỷu tay xuống sàn để làm điểm tựa hỗ trợ nâng phần chân và hông lên khỏi sàn. Lúc này, nên dồn trọng lực về phần vai để giữ thăng bằng
  • Thở nhẹ nhàng và từ từ đưa chân vươn qua đầu đến khi ngón chân chạm sàn
  • Hai tay vẫn tiếp tục chống đỡ phần lưng và kéo dài chân về phía trước để giãn cột sống
  • Dồn trọng lực về ngón chân, sau đó thả lỏng cánh tay và úp lòng bàn tay xuống mặt sàn
  • Duy trì tư thế này trong khoảng 5 – 10 giây và hít thở nhẹ nhàng
  • Co đầu gối lại, dùng tay đỡ lưng và cuộn mình lại để hạ phần hông và chân xuống sàn
  • Sau đó, trở lại vị trí ban đầu

Động tác Halasana mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cần tránh thực hiện tư thế này nếu đang gặp phải các vấn đề như cao huyết áp, chấn thương vùng cổ, tiêu chảy, đang trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai.

7. Ushtrasana (Tư thế lạc đà)

Ushtrasana (Tư thế lạc đà) dễ thực hiện hơn so với tư thế cái cày nhưng vẫn tác động đến toàn bộ cơ quan tiêu hóa. Vì vậy nếu gặp khó khăn khi thực hiện động tác trên, bệnh nhân có thể thay thế bằng bài tập này. Tư thế lạc đà giúp kéo căng vùng ngực, bụng và tác động trực tiếp đến cột sống thắt lưng.

Thực hiện tư thế Ushtrasana thường xuyên giúp điều hòa chức năng thực quản – dạ dày – đường ruột, đồng thời cải thiện khả năng hô hấp và tăng cường sự linh hoạt của cơ thể. Ngoài ra, động tác này còn có tác dụng giải phóng căng thẳng và mang lại nguồn năng lượng tích cực, dồi dào.

NÊN ĐỌC: Thực hư chuyện chữa trào ngược dạ dày nhờ bài thuốc của Đỗ Minh Đường

Ushtrasana (Tư thế lạc đà) tác động đến toàn bộ cơ quan tiêu hóa và vùng cột sống thắt lưng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Thực hiện tư thế quỳ sao cho hai đầu gối rộng ngang hông, bàn chân cong nhẹ và các ngón chân tỳ xuống sàn làm điểm tựa
  • Siết chặt phần cơ đùi và cuộn vai ra phía sau
  • Hít thở sâu, nâng phần ngực lên và cong nhẹ người về phía sau
  • Bắt đầu ngả người ra sau, dùng tay trái và tai phải nắm lấy phần gót chân để làm điểm tựa
  • Ngả mặt lên trời và giữ vùng cổ thư giãn
  • Hít thở nhẹ nhàng và duy trì tư thế này trong vài phút
  • Nếu bị mỏi cổ, có thể trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác thêm vài lần

8. Pawanmuktasana (Tư thế xả hơi)

Pawanmuktasana là tư thế yoga rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày và người mắc các vấn đề tiêu hóa khác. Tư thế này giúp đẩy hơi từ ống tiêu hóa ra bên ngoài, từ đó cải thiện chứng đầy hơi, chướng bụng và ăn uống kém. Khi áp lực ở dạ dày và đường ruột giảm, thức ăn dễ dàng được tiêu hóa và ít gây áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Qua đó giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày và cải thiện chức năng tiêu hóa đáng kể.

Ngoài ra, tư thế Pawanmuktasana còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe như tăng cường cơ vòng bụng, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng ở vùng thắt lưng và điều hòa kinh nguyệt. Bài tập này tương đối đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại nhiều lợi ích đối với bệnh nhân gặp phải chứng trào ngược dạ dày.

Pawanmuktasana (Tư thế xả hơi) giúp đẩy khí thừa trong ống tiêu hóa ra bên ngoài

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm ngửa trên thảm, hai tay duỗi thẳng theo chiều cơ thể và hai chân đặt cạnh nhau
  • Hít thở sâu và thở ra, lúc này gập hai đầu gối và kéo về phía ngực
  • Dùng hai tay ôm vòng qua để giữ chặt chân, đồng thời nâng phần mông và đầu ra khỏi sàn
  • Giữ tư thế này càng lâu càng tốt, trong quá trình thực hiện nên thở nhịp nhàng để điều hòa chức năng của các cơ quan trong cơ thể và đẩy khí thừa trong ống tiêu hóa ra bên ngoài

9. Kỹ thuật hít thở trong yoga

Bài tập yoga này vô cùng đơn giản, người bệnh chỉ cần học cách hít thở sâu đúng cách, các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày sẽ nhanh chóng được cải thiện đáng kể. Mặc dù nghe có vẻ dễ thực hiện nhưng bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để rèn luyện được thói quen này đúng cách.

Bài tập hít thở trong yoga đem lại hiệu quả cao
Bài tập hít thở trong yoga đem lại hiệu quả cao

Theo các chuyên gia sức khỏe, để thực hiện được bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày đúng theo phương pháp hít thở sâu, bạn cần làm đúng theo các bước sau đây:

  • Đầu tiên, người bệnh ngồi thẳng lưng, khoanh tròn hai chân và đặt lòng bàn chân lên trên đùi theo hướng lên trên, đảm bảo chân không chạm thảm tập.
  • Hai tay thả lỏng, đặt bên trên đầu gối, tư thế giống như ngồi thiền, đồng thời tiếp tục giữ cho lưng thẳng.
  • Bạn hít vào một hơi thật sâu bằng mũi sao cho lồng ngực có thể nở rộng và bụng căng phình to. Sau đó, từ từ thở ra thật nhẹ nhàng cho đến khi bụng hóp lại.
  • Thực hiện kỹ thuật này lặp lại khoảng 30 lần liên tiếp trong trong một lần tập sẽ giúp cơ thể dễ chịu, khoan khoái và dạ dày nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

10. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang là một trong những bài tập phổ biến và hiệu quả nhất trong yoga để chữa bệnh trào ngược dạ dày. Cụ thể động tác này có công dụng tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa và giảm áp lực lên dạ dày. Đồng thời cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu và kích thích khí huyết lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể để tăng cường sức khỏe hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện như sau:

  • Người bệnh nằm sấp, mặt úp lên thảm tập và lòng bàn chân ngửa lên phía trên.
  • Tiếp theo, từ từ chống thẳng hai tay và đưa cơ thể lên trên.
  • Hạ phần thân dưới thấp hơn so với vai, để đùi chạm vào mặt thảm. Đồng thời kéo căng người ra, hít thở sâu và hóp chặt bụng để giảm áp lực cho phần thắt lưng.
  • Cuối cùng, hạ cả thân người xuống sát mặt thảm và thực hiện lại động tác trên 10 lần.

11. Bài tập co gối giúp khắc phục bệnh trào ngược dạ dày

Động tác co gối là bài tập đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại giúp mang đến hiệu quả bất ngờ. Cách làm này hỗ trợ rất tốt cho sự co bóp của dạ dày, đồng thời kích thích sự thải khí nhằm giảm bớt áp lực ở dạ dày, nhờ đó bệnh trào ngược thuyên giảm đáng kể.

Hướng dẫn bài tập co gối cho người bệnh

Hướng dẫn thực hiện như sau:

  • Người bệnh nằm ngửa trên mặt thảm, để toàn thân thư giãn và hít thở đều.
  • Sau đó, từ từ nhấc chân lên sao cho mũi chân vuông góc với trần nhà, còn ống chân nằm ngang mặt đất.
  • Nhấc đầu lên và lấy tay ôm lấy đầu gối rồi đưa gối lên xuống, trong suốt quá trình hít thở đều, sâu.
  • Thực hiện động tác 5 lần với mỗi chân rồi đổi chân.

12. Tư thế xác chết

Việc thực hiện bài tập yoga này sẽ đem đến nhiều hiệu quả rất tốt cho người bệnh. Kiên trì tập luyện không những tình trạng trào ngược dạ dày được cải thiện, cơ thể của bạn cũng sẽ được thư giãn, giảm căng thẳng, stress. Nhờ đó, tinh thần luôn được thoải mái và đẩy lùi chứng mất ngủ nhanh chóng.

Tư thế xác chết dễ thực hiện lại có hiệu quả cao
Tư thế xác chết dễ thực hiện lại có hiệu quả cao

Hướng dẫn thực hiện như sau:

  • Người bệnh nằm ngửa lên mặt thảm, mắt nhắm, để toàn bộ cơ thể được thư giãn, chân tay thả lỏng.
  • Lúc này, giữ tâm trí yên bình, trống rỗng, tránh suy nghĩ mông lung. Hoặc bạn có thể bật một bản nhạc nhẹ nhàng nào đó để thưởng thức.
  • Trong suốt quá trình, người bệnh hãy hít thở sâu, đều đặn và duy trì trong vòng 5 phút với mỗi lần tập.

13. Cải thiện bệnh trào ngược bằng tư thế vòng cung

So với các động tác trên, tư thế vòng cung có mức độ khó tương đối cao. Tuy nhiên, hiệu quả nó mang lại cũng tốt hơn rất nhiều, vừa giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, đồng thời đẩy lùi các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng.

Động tác vòng cung có tốt không
Động tác vòng cung có tốt không

Hướng dẫn thực hiện như sau:

  • Người bệnh nằm úp xuống mặt thảm và duỗi thẳng hai tay theo hai bên đùi.
  • Tiếp đó, giơ thẳng hai chân lên trời và dùng bàn tay nắm lấy phần má ngoài của bàn chân, đồng thời hít thở sâu.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây rồi hạ xuống, thực hiện tập động tác 10 – 15 lần với mỗi nhịp. Nếu cảm thấy đau, mỏi, bạn nên tập với tần suất thấp hơn, sau đó nâng dần cường độ.

Lưu ý khi tập yoga chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Chữa trào ngược dạ dày bằng yoga là biện pháp đã được nghiên cứu và công nhận qua nhiều thực nghiệm lâm sàng. Do đó, bệnh nhân nên luyện tập bộ môn này thường xuyên để ngăn ngừa chứng trào ngược và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Ngoài tập luyện yoga, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát chứng trào ngược triệt để

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu rủi ro phát sinh, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trước khi áp dụng:

  • Yoga chỉ là liệu pháp hỗ trợ kiểm soát chứng trào ngược dạ dày và cải thiện một số bệnh lý thường gặp khác. Liệu pháp này không thể thay thế cho các phương pháp chuyên sâu. Vì vậy bên cạnh yoga, bệnh nhân cần sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Yoga chỉ mang lại hiệu quả đầy đủ và rõ rệt khi thực hiện thường xuyên. Đối với người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, nên tập yoga 30 phút mỗi ngày để nhận thấy cải thiện tích cực. Nếu quá bận rộn, có thể tập từ 3 – 4 buổi/ tuần.
  • Tất cả bộ môn tập luyện đều tác động trực tiếp đến các khớp xương. Vì vậy, nếu có vấn đề về xương khớp, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn bài tập phù hợp.
  • Thực hiện các động tác yoga phức tạp có thể gây chấn thương và đau nhức. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân nên bắt đầu với các động tác đơn giản có cường độ nhẹ nhàng và chậm rãi. Nếu muốn thực hiện các bài tập phức tạp và chuyên sâu, nên tìm kiếm sự trợ giúp của giáo viên yoga.
  • Tránh tập yoga sau khi ăn no (trừ một số bài tập đặc biệt). Ngoài ra, nên tránh luyện tập khi quá mệt mỏi, suy nhược hoặc đang bị choáng váng do sử dụng đồ uống chứa cồn.
  • Ngoài yoga, bệnh nhân cũng có thể thực hiện thêm một số bộ môn khác như đi bộ, chạy bộ, đạp xe và bơi lội. Thực tế cho thấy, các bộ môn có cường độ vừa phải đều mang đến tác động tích cực đối với chứng trào ngược thực quản.
  • Song song với chế độ tập luyện khoa học, bệnh nhân cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Đối với những trường hợp trào ngược nhẹ, lối sống lành mạnh có thể kiểm soát hoàn toàn triệu chứng mà không cần can thiệp các biện pháp y tế.

Chế độ dinh dưỡng nhiều rau củ quả cực tốt cho sức khỏe sinh lý nam giới

Yoga không phải là bài thuốc có thể điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày. Các bài tập luyện sẽ có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, dẻo dai, tinh thần cũng nhờ thế thoải mái hơn. Vì vậy hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.

Câu hỏi liên quan

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa