Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng chảy máu tiêu hóa xảy ra từ góc Treitz đến hậu môn. Tình trạng này ít gặp hơn so với xuất huyết tiêu hóa trên và chỉ chiếm khoảng 20 – 33% trường hợp chảy máu đường tiêu hóa nói chung. Thống kê cho thấy, đa phần các trường hợp đều có tự cầm máu mà không cần can thiệp nội soi hay phẫu thuật.

Xuất huyết tiêu hóa dưới
Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì? Nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì?

Xuất huyết tiêu hóa dưới là thuật ngữ đề cập đến hiện tượng chảy máu ống tiêu hóa từ góc Treitz (điểm giao giữa tá tràng và hỗng tràng) đến hậu môn. Tuy nhiên hiện nay, một số chuyên gia cho rằng xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng chảy máu xảy ra sau van hồi – manh tràng đến hậu môn (tức là hiện tượng xuất huyết của riêng đại tràng/ ruột già). Còn tình trạng chảy máu ở hỗng tràng – hồi tràng của ruột non được xếp vào nhóm xuất huyết tiêu hóa giữa.

Xuất huyết tiêu hóa dưới chiếm khoảng 20 – 33% trường hợp chảy máu đường tiêu hóa nói chung và ít gặp hơn so với xuất huyết tiêu hóa trên. Chảy máu đường tiêu hóa dưới là tình trạng cần được cấp cứu và xử trí sớm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nặng nề hoặc thậm chí là tử vong – nhất là đối với người cao tuổi.

Thống kê cho thấy, hiện tượng này chủ yếu ảnh hưởng đến người từ 63 – 77 tuổi. So với xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết tiêu hóa dưới ít diễn tiến phức tạp và đa phần đều không phải truyền máu. Tỷ lệ tử vong do tình trạng này dao động khoảng 2 – 4% chủ yếu gặp ở người cao tuổi, người có bệnh lý nền hoặc do nhiễm trùng bệnh viện.

Phân loại xuất huyết tiêu hóa dưới

Xuất huyết tiêu hóa dưới được chia thành hai loại là cấp tính và mãn tính. Trong đó:

  • Xuất huyết tiêu hóa dưới cấp tính: Là tình trạng chảy máu ống tiêu hóa dưới 3 ngày nhưng lượng máu thoát ra nhiều có thể gây rối loạn huyết động. Một số bệnh nhân có thể bị thiếu máu và cần truyền máu để bồi hoàn thể tích máu thất thoát.
  • Xuất huyết tiêu hóa mãn tính: Là tình trạng đi tiêu ra máu trên 3 ngày, tốc độ mất máu chậm và thường bị gián đoạn. Đối với xuất huyết tiêu hóa mãn tính, bệnh nhân có thể đại tiện ra máu tươi với lượng ít hoặc máu ẩn trong phân, phân sậm màu, tiêu phân đen.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng xuất huyết dạ dày là gì?

Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa dưới

Tương tự như xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết tiêu hóa dưới có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó các nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:

  • Loạn sản mạch đại tràng (chiếm 3 – 15%):

Loạn sản mạch đại tràng là tình trạng dị dạng nhỏ của mạch máu ở ruột già (gặp chủ yếu ở manh tràng và đại tràng lên). Đây là một trong những bất thường mạch máu thường gặp nhất của đường tiêu hóa. Dị dạng mạch máu ở đại tràng là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu đường tiêu hóa dưới. Ngoài ra, tình trạng này cũng là nguyên nhân gây thiếu máu không rõ nguyên nhân.

  • Các túi thừa ở đại tràng (chiếm 25 – 65%):

Túi thừa đại tràng là tình trạng ruột già xuất hiện các tổ chức dạng túi ở bên ngoài niêm mạc hoặc hạ niêm mạc của đại tràng. Tình trạng này thường không gây ra triệu chứng và ít ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên theo thời gian, phân có thể ứ đọng bên trong túi thừa khiến vi khuẩn phát triển mạnh và gây viêm.

Xuất huyết tiêu hóa dưới
Viêm túi thừa đại tràng là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa dưới

Viêm túi thừa đại tràng là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hóa và điển hình với triệu chứng tiêu ra máu ồ ạt (30 – 50%). Thống kê cho thấy, chảy máu đường tiêu hóa dưới ảnh hưởng đến 15% bệnh nhân bị túi thừa đại tràng nhưng có khoảng 75% tự cầm máu mà không cần can thiệp điều trị.

  • Viêm, loét đại tràng (18%):

Viêm đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc của đại – trực tràng bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau (bệnh Crohn, nhiễm trùng, viêm loét đại tràng, thiếu máu cục bộ, dị ứng,…). Hiện tượng viêm ruột già có thể tiến triển nặng khiến mạch máu vỡ và gây xuất huyết. Chảy máu đường tiêu hóa dưới do nguyên nhân này thường có mức độ nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.

– Bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn (24 – 64%):

Bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới. Trĩ là bệnh tiêu hóa thường gặp, xảy ra khi các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị giãn phình, ứ máu và tạo thành cấu trúc dạng búi do tăng áp lực lên vùng hậu môn trong thời gian dài.

điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới
Bệnh trĩ có thể gây xuất huyết tiêu hóa dưới mãn tính

Trĩ được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết dạ dày với triệu chứng điển hình là đại tiện ra máu tươi. Tình trạng xuất huyết do bệnh trĩ thường tiến triển mãn tính, dai dẳng khiến bệnh nhân bị thiếu máu và suy giảm sức khỏe.

  • Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ:

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ là tình trạng một đoạn đại tràng bị viêm hoặc tổn thương do máu không được cung cấp đầy đủ, liên tục. Bệnh lý này tương đối ít gặp và chủ yếu ảnh hưởng đến người cao tuổi. Nguyên nhân gây viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có thể bắt nguồn từ cục máu đông, chít hẹp động mạch và tụt huyết áp.

Tương tự như viêm đại tràng thông thường, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến xuất huyết nếu không được khám và xử lý sớm. Hơn nữa, tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi và người có bệnh lý nền nên có khả năng tiến triển phức tạp, đe dọa đến sức khỏe.

  • Ung thư đại tràng (hoặc polyp đại tràng):

Polyp đại tràng là hiện tượng các tế bào phát triển bất thường dẫn đến hình thành khối u bên trong đại tràng và một số polyp có thể trở thành ác tính (ung thư). Ung thư/ polyp đại tràng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hóa dưới (chiếm 17%).

điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới
Theo ước tính, có khoảng 17% trường hợp xuất huyết tiêu hóa dưới xảy ra do ung thư đại tràng (hoặc polyp đại tràng)

Thông thường trong giai đoạn đầu, khối u có kích thước nhỏ nên hoàn toàn không gây ra triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên khi khối u tăng sinh kích thước, phân + nhu động đường ruột có thể làm tăng ma sát lên khối u dẫn đến chảy máu.

  • Dùng NSAID (thuốc chống viêm không steroid):

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid là nguyên nhân khá phổ biến gây xuất huyết tiêu hóa trên và dưới. Tuy nhiên, xuất huyết tiêu hóa dưới thường ít xảy ra hơn và chỉ gặp ở những người sử dụng thuốc với nồng độ cao. Bị xuất huyết tiêu hóa do dùng NSAID thường diễn tiến cấp tính với lượng máu chảy ồ ạt, có thể dẫn đến thiếu máu và choáng nếu không xử lý kịp thời.

  • Một số nguyên nhân khác:

Ngoài những nguyên nhân kể trên, xuất huyết tiêu hóa dưới cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân ít gặp hơn như:

  • U ruột non
  • Viêm ruột hoại tử
  • Lao ruột
  • Ảnh hưởng do xạ trị ung thư vùng chậu
  • Sốt xuất huyết
  • Giảm tiểu cầu
  • Thiếu vitamin K
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống đông

Chia sẻ thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Nhẹ: Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí An Toàn, Hiệu Quả

Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa dưới

Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa dưới phụ thuộc vào vị trí chảy máu và nguyên nhân cụ thể. Trong đó, triệu chứng thường gặp nhất là đi cầu ra máu (có thể ra máu tươi hoặc máu đen).

điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới
Đại tiện ra máu là triệu chứng điển hình của xuất huyết tiêu hóa dưới

Triệu chứng đi cầu ra máu do xuất huyết tiêu hóa dưới có những đặc điểm như:

  • Xuất huyết xảy ra ở manh tràng, đại tràng lên thường gây tiêu phân đen do hồng cầu bị giáng hóa
  • Trong khi đó, chảy máu xảy ra ở đại tràng xuống (đại tràng bên trái), đại tràng sigma và trực tràng thường gây tiêu máu đỏ bầm hoặc đỏ tươi

Ngoài tình trạng đại tiện ra máu, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như:

  • Người trẻ: Có biểu hiện đại bụng, mất nước, sốt,…
  • Người cao tuổi: Chủ yếu bị đại tiện ra máu, không đi kèm với đau bụng và các triệu chứng cơ năng khác

Khác với xuất huyết tiêu hóa trên, đa phần các trường hợp xuất huyết tiêu hóa dưới đều có thể tự cầm (80 – 85%). Tuy nhiên nếu lượng máu thất thoát nhiều, bệnh nhân sẽ được truyền máu để tránh choáng, sốc và tử vong.

Đọc thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Lý

Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới

Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng cần được cấp cứu và xử trí kịp thời. Mặc dù đa phần các trường hợp chảy máu đều có thể tự cầm nhưng để tránh tình trạng tái phát, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Tình trạng chủ quan có thể khiến bệnh nhân bị thiếu máu và suy nhược. Với những trường hợp chảy máu cấp tính, người bệnh có thể bị sốc, choáng hoặc thậm chí là tử vong do mất máu quá nhiều.

điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới
Nội soi đại tràng là kỹ thuật có giá trị nhất trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới

Chẩn đoán bệnh tại những cơ sở y tế bao gồm các kỹ thuật sau:

  • Khám lâm sàng: Khai thác triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải (đi cầu ra máu tươi hoặc phân đen), tiền sử bệnh lý, tiền căn dùng thuốc, các bệnh lý đi kèm, thói quen sinh hoạt (stress, nghiện rượu bia, hút thuốc,…).
  • Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng là phương tiện chẩn đoán đầu tiên được sử dụng cho bệnh nhân nghi ngờ bị xuất huyết tiêu hóa dưới. Kỹ thuật này giúp phát hiện vị trí chảy máu trong 74 – 82% trường hợp. Ngoài ra nếu cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành các thủ thuật cầm máu để giảm lượng máu thất thoát và bảo tồn thể tích máu cho bệnh nhân.
  • Chụp mạch máu cắt lớp vi tính (CTA): CTA được chỉ định trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng. Phương pháp này có thể xác định chính xác vị trí chảy máu nhưng không thể can thiệp xử lý. Do đó sau khi thực hiện CTA, bệnh nhân thường được nội soi đại tràng để cầm máu.
  • Chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền (DSA): DSA được chỉ định trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa dưới đang hoạt động với tốc độ chảy máu từ 0.5ml/ phút trở lên. Kỹ thuật này được ưu tiên trong trường hợp nội soi đại tràng không thể xác định được nguyên nhân và vị trí xuất huyết. DSA có thể phát hiện các tổn thương cực nhỏ ở đại tràng, qua đó bác sĩ có thể tìm được vị trí và xác định được nguyên nhân gây xuất huyết.
  • Đặt sonde: Trong trường hợp nghi ngờ xảy ra do xuất huyết tiêu hóa trên nặng (cũng có thể gây đại tiện ra máu tươi), bệnh nhân sẽ được đặt sonde để rửa sạch dạ dày và đường ruột nhằm xác định chính xác vị trí chảy máu.

Các kỹ thuật chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định trong từng trường hợp. Đồng thời đánh giá được mức độ chảy máu, vị trị và nguyên nhân cụ thể nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Đừng bỏ qua: Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới

Như đã đề cập, đa phần các trường hợp xuất huyết tiêu hóa dưới đều có thể tự cầm (khoảng 80 – 85%). Tuy nhiên trên thực tế, có không ít bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt dẫn đến mất máu nhiều, choáng và tử vong. Do đó, bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cần được theo dõi và xử trí kịp thời để bảo toàn tính mạng và hạn chế các biến chứng nặng nề.

Mẹo chữa xuất huyết tiêu hóa dưới ngay tại nhà

Trong một số trường hợp tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới không quá nguy hiểm, chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa tại nhà sau đây:

  • Kết hợp mật ong và nghệ vàng: Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm kết hợp cùng nghệ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng máu đông, cải thiện tình trạng xuất huyết dạ dày dưới. Bạn có thể dùng mật ong trộn đều cùng nghệ và vo thành viên nhỏ. Mỗi ngày bạn uống 3 lần, mỗi lần khoảng 3 viên để thấy hiệu quả.
  • Dùng táo đỏ: Táo đỏ có thể làm giảm tình trạng đau, viêm dạ dày. Bên cạnh đó nó cũng giúp cầm máu, bổ máu và làm sạch mạch máu. Cách thực hiện là người bệnh dùng táo đỏ kết hợp cùng hạt sen đun trong nồi cùng 2 bát nước. Đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp và dùng uống 2 lần trong ngày.
  • Dùng nước ép lô hội: Lô hội hay nha đam có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi tình trạng xuất huyết dạ dày. Bạn dùng nha đam xay nha đam và trộn cùng mật ong để uống mỗi ngày. Lưu ý nên bỏ hết phần gai và rửa thật sạch lô hội để không bám bụi, vi khuẩn.
Nước ép lô hội là mẹo chữa bệnh nhiều người áp dụng
Nước ép lô hội là mẹo chữa bệnh nhiều người áp dụng

Dùng Đông y chữa bệnh

Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc Đông y để chữa các bệnh về dạ dày. Theo nhiều chia sẻ, Đông y là phương pháp khá lành tính và hiệu quả nên bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Một số bài thuốc mang đến hiệu quả gồm có:

  • Bài thuốc số 1: Gồm tía tô, xương bồ, hoàng kỳ, biển đậu, sâm đại hành, chỉ xác, lá đắng, hoài sơn, bạch truật, cây ngũ sắc, đương suy, sinh khung, đương quy. Các vị thuốc rửa sạch và dùng 2 ngày 1 thang bằng cách sắc (nên uống sau bữa ăn).
  • Bài thuốc số 2: Gồm hoài sơn, liên nhục, bạch truật, ngưu tất, trần bì, viễn chi, hắc táo nhân, cam thảo, bán hạ chế. Các vị thuốc sắc cùng nước với lửa nhỏ và chia thành 2 ngày uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 lần khi thuốc còn ấm.
  • Bài thuốc số 3 (Sơ can bình vị tán): Bài thuốc gồm bồ công anh, đơn đỏ, kim ngân hoa, thương nhĩ tử, tam thất, nghệ vàng, vỏ cây gạo, bạch thược, cam thảo, ô tặc cốt, sài hồ,… Bài thuốc khá an toàn và dùng cho mọi đối tượng với dạng viên hoàn, cao mềm,… không tốn thời gian đun sắc. Có khoảng 90% bệnh nhân sau khi dùng bài thuốc đã khỏi hoàn toàn.

Tham khảo thêm: Top 10 cách chữa xuất huyết dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả nhất

Chữa bệnh bằng Tây y

Tây y là giải pháp được nhiều người lựa chọn để chữa xuất huyết tiêu hóa dưới. Các phương pháp phổ biến hiện nay là cầm máu, hồi sức, can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật.

1. Hồi sức và đánh giá

Đánh giá ban đầu là bước quan trọng để đưa ra chẩn đoán về mức độ chảy máu và tiến triển của từng bệnh nhân. Qua đó, bác sĩ sẽ cân nhắc có phải can thiệp khẩn cấp cho bệnh nhân hay không. Khác với xuất huyết tiêu hóa trên, đa phần các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa dưới đều có thể điều trị ngoại trú – trừ những trường hợp chảy máu ồ ạt, mất máu nhiều và có nguy cơ cao (trên 65 tuổi, có bệnh lý nền,…).

điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới
Đa phần bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa dưới đều có thể điều trị ngoại trú bằng thuốc và chăm sóc đúng cách

Với những trường hợp xuất huyết tiêu hóa dưới cấp tính, bệnh nhân sẽ được thực hiện các biện pháp hồi sức như:

  • Truyền dịch tinh thể
  • Truyền máu
  • Truyền tiểu cầu và các yếu tố đông máu (được áp dụng cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông)

Bác sĩ chia sẻ: Top 7 thuốc xuất huyết dạ dày cho kết quả tốt nhất hiện nay

2. Cầm máu qua nội soi đại tràng

Sau khi đánh giá và hồi sức cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi đại tràng để xác định vị trí chảy máu. Nội soi đại tràng không chỉ là phương tiện chẩn đoán mà còn là kỹ thuật hỗ trợ khi thực hiện các thủ thuật cầm máu như kịp clip cầm máu, chích cầm máu, thắt cầm máu bằng thòng lọng hoặc vòng thun, đốt cầm máu bằng điện plasma argon,…

điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới
Cầm máu qua nội soi là lựa chọn ưu tiên trong điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới

Cầm máu qua nội soi là phương pháp điều trị ưu tiên trong cả xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới. Phương pháp này có thể chấm dứt tình trạng xuất huyết, ít xâm lấn và thời gian thực hiện nhanh.

3. Can thiệp nội mạch

Can thiệp nội mạch được áp dụng trong trường hợp chảy máu nặng (thường liên quan đến bất thường mạch máu ở ruột già). Phương pháp này được chỉ định khi nội soi không thể chẩn đoán hoặc điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới. Mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng can thiệp nội mạch có thể gây ra một số biến chứng như suy thận, nhồi máu mạc treo, thuyên tắc phổi,…

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới. Phương pháp này thường chỉ được áp dụng trong trường hợp chảy máu do túi thừa tái đi tái lại hoặc xuất huyết do polyp, ung thư. Phẫu thuật điều trị bệnh thường là cắt bỏ 1 đoạn ruột già bị chảy máu thường xuyên và có nguy cơ tai biến, biến chứng cao.

Nên biết: Hướng Dẫn Xử Lý Xuất Huyết Dạ Dày Đúng Cách – Thông Tin Quan Trọng

Top địa chỉ chữa bệnh xuất hiện tiêu hóa dưới

Người bệnh khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh nên đến những địa chỉ uy tín để được bác sĩ khám và chẩn đoán tình trạng bệnh. Nhiều người chủ quan và khiến bệnh nặng, rất khó chữa. Một số địa chỉ nổi tiếng trong chữa các bệnh về dạ dày gồm:

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Đây là địa chỉ được nhiều người tìm đến khi bị xuất huyết tiêu hóa. Tại đây có nhiều bác sĩ có chuyên môn, trình độ cao cùng nhiều trang thiết bị hiện đại được áp dụng, giúp chẩn đoán và chữa bệnh hiệu quả nhất cho người bệnh. Bạn có thể đến khám cùng các chuyên gia, bác sĩ của bệnh viện ở đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Một địa chỉ khám chữa bệnh về dạ dày mà bạn không thể bỏ qua là Thuốc dân tộc. Hàng nghìn bệnh nhân sau đi đến đây khám và lấy thuốc đã khỏi hoàn toàn bệnh, không tái phát. Nhờ sự tận tình và nhiệt huyết của các bác sĩ, Thuốc dân tộc được nhiều người yêu quý và tin tưởng trong khám chữa bệnh. Bạn liên hệ khám cùng Trung tâm tại đường Nguyễn Thị Định, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Nằm trên đường Giải Phóng, Hà Nội, từ lâu bệnh viện đã là địa chỉ uy tín trong khám chữa bệnh. Các bệnh về tiêu hóa cũng là thế mạnh của bệnh viện và người bệnh khi đến đây sẽ được các bác sĩ hàng đầu khám chữa. Nếu chưa biết khám bệnh ở đâu tốt bạn có thể đến Bệnh viện Bạch Mai để được tư vấn.
Bệnh viện Đại học Y - địa chỉ uy tín trong khám bệnh
Bệnh viện Đại học Y – địa chỉ uy tín trong khám bệnh

Cách chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa dưới

Đa phần bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa dưới đều có thể điều trị ngoại trú bằng cách sử dụng thuốc và chăm sóc hợp lý. Chế độ chăm sóc khoa học có thể giảm nhẹ triệu chứng, đẩy nhanh tốc độ cầm máu và lành thường. Do đó ngoài sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ như:

  • Bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường, không kê đầu và nên nâng phần chân cao hơn để tránh chảy máu ồ ạt.
  • Hạn chế stress, căng thẳng và xúc động quá mức. Thay vào đó, nên giữ tâm lý thoải mái để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
  • Dùng thức ăn mềm, nhạt và lỏng (cháo, súp, miến,…) trong vài ngày để giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột. Ngoài ra, cần chú ý bổ sung đủ nước để tránh tình trạng mất nước và rối loạn điện giải.
  • Không vận động mạnh và tập thể dục trong thời gian điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới.
  • Tránh tuyệt đối các món ăn, thức uống có thể khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn thức ăn nhiều muối, gia vị cay nóng, món ăn khó tiêu hóa, thực phẩm gây dị ứng, cà phê, đồ uống chứa cồn,…
  • Ngưng sử dụng các loại thuốc gây chảy máu như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc chống đông.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như xà lách, rau bina, bông cải xanh, cải kale,… để đẩy nhanh tốc độ đông máu, tránh chảy máu dai dẳng và kéo dài.
  • Bệnh nhân bị xuất huyết đường tiêu hóa dưới do trĩ cần tăng cường bổ sung chất xơ, đạm và sắt để tránh thiếu máu và ngăn ngừa táo bón. Tránh táo bón là biện pháp quan trọng giúp cải thiện tình trạng đại tiện ra máu, đồng thời hỗ trợ làm giảm áp lực lên búi trĩ và ngăn không cho bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.
  • Thay đổi các thói quen xấu như nhịn đại tiện, rặn khi đi tiêu, hút thuốc lá, thức khuya,…
Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa dưới nên dùng món ăn mềm, lỏng
Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa dưới nên dùng món ăn mềm, lỏng

Xem ngay: Bị xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì?

Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa dưới

Xuất huyết tiêu hóa dưới tái phát thường xuyên gây ra không ít ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó sau khi điều trị, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số biện pháp đơn giản như:

  • Tích cực điều trị các bệnh lý có thể gây chảy máu đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn, viêm túi thừa đại tràng, loạn sản mạch máu đại tràng, bệnh trĩ,…
  • Tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa như uống nhiều rượu bia, sử dụng thuốc lá, căng thẳng,…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống đông. Để đảm bảo an toàn, nên thông báo với bác sĩ tiền sử xuất huyết tiêu hóa dưới do dùng các loại thuốc này.
  • Thăm khám sức khỏe 1 – 2 lần/ năm để phát hiện sớm polyp và ung thư đại tràng. Khám định kỳ là biện pháp quan trọng giúp phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn.

Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng chủ yếu đến người cao tuổi. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này và chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải nhận biết...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chữa được không? là thắc mắc thường gặp. Được biết, đây là tình trạng cấp cứu nội - ngoại khoa có thể gây ra nhiều vấn đề...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, đa phần trường hợp chảy máu dạ dày đều có đáp ứng tốt với các thủ...

Xem chi tiết

Bị xuất huyết dạ dày có phải truyền máu không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trên thực tế, truyền máu chỉ được xem xét trong trường hợp mất máu có mức...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp