Xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Các cách xử lý

Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này có thể gây mất máu nhiều, hạ áp và đe dọa đến tính mạng nếu không được thăm khám và xử trí kịp thời. 

Xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh
Xuất huyết dạ dày rất hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh

Xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh và dấu hiệu nhận biết

Biểu hiện xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày (bao tử). Tình trạng này là một dạng cấp cứu nội/ ngoại khoa thường gặp và xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, xuất huyết dạ dày có thể ảnh hưởng đến cả trẻ sơ sinh.

Tương tự như xuất huyết dạ dày ở những đối tượng khác, xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh điển hình với triệu chứng nôn ra máu và đại tiện ra phân đen. Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm khác tùy theo từng nguyên nhân cụ thể.

dấu hiệu xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh
Nôn ra máu tươi là dấu hiệu điển hình của xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày ở trẻ em:

  • Nôn ra máu tươi, đôi khi có kèm theo đại tiện ra phân đen
  • Trẻ xanh xao, tái nhợt do mất máu nhiều
  • Một số trẻ có thể bị sốt, vàng da, bỏ bú, chướng bụng, nôn trớ,…

Thống kê cho thấy, tình trạng này thường bắt nguồn từ vỡ tĩnh mạch do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (do các vấn đề về gan) và loét niêm mạc dạ dày, rất hiếm khi xảy ra do các dị tật bẩm sinh.

Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm, có nguy cơ gặp phải biến chứng khi can thiệp các phương pháp điều trị. Hơn nữa, tình trạng xuất huyết ở trẻ thường có diễn tiến nhanh, phức tạp hơn so với trẻ lớn và người trưởng thành. Do đó, phụ huynh cần chú ý các biểu hiện bất thường ở trẻ và chủ động cho trẻ thăm khám khi cần thiết.

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh

Thực tế, trẻ sơ sinh chủ yếu gặp phải tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới (do lồng ruột, viêm đại tràng, trĩ, nứt kẽ hậu môn,…) và chỉ có rất ít trường hợp bị chảy máu dạ dày. Xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh chủ yếu bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

dấu hiệu xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh
Rối loạn đông máu là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh
  • Loét dạ dày: Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét do tăng tiết dịch vị. Ở trẻ sơ sinh, bệnh lý này thường xảy ra do nhiễm vi khuẩn Hp từ cha mẹ và những người thân trong gia đình. Hoặc do mẹ sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian cho trẻ bú. Nếu không xử lý sớm, vết loét ở dạ dày có thể tiến triển nặng gây chảy máu hoặc thậm chí là thủng dạ dày.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng thường gặp ở trẻ gặp các vấn đề về gan. Khi áp lực lên tĩnh mạch cửa tăng lên, tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày có thể bị phình giãn theo thời gian. Hậu quả là vỡ tĩnh mạch và gây xuất huyết dạ dày.
  • Rối loạn cơ chế đông máu: Trẻ sơ sinh cũng có thể bị chảy máu dạ dày do rối loạn cơ chế đông máu. Tình trạng này thường bắt nguồn từ các bệnh lý di truyền, bẩm sinh như bệnh Hemophilia (một dạng rối loạn đông máu hiếm gặp), giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu cấp,…
  • Dị ứng sữa: Dị ứng sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với protein có trong sữa mẹ. Phản ứng dị ứng nặng có thể khiến dạ dày co bóp mạnh dẫn đến sung huyết và thậm chí là chảy máu.

Dù xảy ra do nguyên nhân nào, xuất huyết dạ dày ở trẻ em cũng cần được cấp cứu và xử trí sớm. Tình trạng chủ quan có thể khiến trẻ mất máu nhiều, hạ huyết áp và thậm chí là tử vong.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách xử lý xuất huyết dạ dày tại chỗ đúng cách

Xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng phổ biến nhất trong các loại chảy máu đường tiêu hóa. Ở trẻ lớn và người trưởng thành, tình trạng này có thể được kiểm soát hoàn toàn thông qua nội soi cầm máu và sử dụng thuốc đông máu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm nên việc lựa chọn các phương pháp điều trị rất hạn chế.

Nếu chậm trễ trong việc xử trí, trẻ có thể mất máu nhiều, choáng, tử vong hoặc để lại các di chứng vĩnh viễn. Đối với người trưởng thành, tỷ lệ tử vong do xuất huyết dạ dày chỉ tăng lên sau 24 giờ. Trong khi đó đối với trẻ sơ sinh, nguy cơ tử vong có thể tăng lên đáng kể chỉ sau vài giờ kể từ thời điểm chảy máu.

Chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh

Xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh cần được đánh giá và xử trí sớm. Trước khi đưa ra hướng điều trị, trẻ sẽ được chẩn đoán thông qua các kỹ thuật như:

dấu hiệu xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh
Chẩn đoán xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh dựa vào khám lâm sàng, nội soi, xét nghiệm máu, đặt sonde dạ dày,…
  • Khám lâm sàng: Khai thác triệu chứng lâm sàng (đại tiện ra máu hoặc phân đen), tiền sử dùng thuốc của mẹ/ bé, các bệnh lý có nguy cơ gây chảy máu và các bệnh lý đi kèm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khám trực tràng để phân biệt với xuất huyết đường tiêu hóa dưới.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm đo glucose, ure, ceratinin, chất điện giải, thời gian prothrombin, công thức máu, nhóm máu,…
  • Đặt ống thông dạ dày: Kỹ thuật này giúp bác sĩ xác định có máu bên trong dạ dày, đồng thời theo dõi được tốc độ xuất huyết, làm sạch dạ dày và xác định chính xác vị trí chảy máu. Tuy nhiên, đặt ống thông có thể gây trào ngược dạ dày và làm nghiêm trọng các tổn thương sẵn có ở dạ dày – thực quản của trẻ sơ sinh.
  • Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là phương tiện chính trong chẩn đoán xuất huyết dạ dày và các dạng chảy máu đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh, kỹ thuật này không được ưu tiên do có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản – dạ dày. Nội soi có giá trị trong chẩn đoán xác định, tìm vị trí và nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Ngoài ra thông qua nội soi, bác sĩ có thể tiến hành các thủ thuật cầm máu.

Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm. Do đó, chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày cần được thực hiện cẩn trọng. Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.

Lưu ý: Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Xử trí, điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh

Xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, sau khi có đánh giá ban đầu (khám lâm sàng, hỏi bệnh sử), trẻ sẽ được tiến hành các biện pháp hồi sức và xử trí.

1. Bồi phụ nước, máu và điện giải

Xuất huyết dạ dày có thể khiến trẻ sơ sinh mất nhiều máu, nước dẫn đến rối loạn điện giải và tử vong. Do đó, biện pháp đầu tiên cần thực hiện là bồi phụ nước, điện giải và máu để bảo toàn tính mạng.

  • Truyền dịch và máu qua đường tĩnh mạch. Trước khi truyền máu, trẻ sẽ được truyền dung dịch muối sinh lý để cân bằng điện giải
  • Theo dõi lưu lượng nước tiểu nhằm đánh giá sự tưới máu của các cơ quan sinh thiết
  • Thiết lập đường truyền tĩnh mạch trung tâm nhằm đánh giá hiệu quả của việc bù dịch

2. Các phương pháp điều trị

Sau khi bồi phụ nước, điện giải và máu, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp cầm máu ở dạ dày:

  • Nội soi cầm máu thông qua tia laser, dung dịch ưu trương hoặc tiêm ethanol
  • Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ thường ưu tiên bơm Adrenaline vào dạ dày để cầm máu thay vì nội soi. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao và ít gây biến chứng cho trẻ.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số phương pháp điều trị khác tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

3. Điều trị nguyên nhân

Xuất huyết dạ dày thường là biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng, hệ quả của rối loạn cơ chế đông máu, tăng áp lực tĩnh mạch cửa,… Do đó để kiểm soát hiện tượng xuất huyết triệt để, trẻ sẽ được điều trị nguyên nhân sau khi thể trạng đã ổn định.

dấu hiệu xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh
Sau khi thể trạng ổn định, trẻ sẽ được tiến hành các biện pháp điều trị nguyên nhân

Biện pháp ứng phó khi trẻ nhỏ bị xuất huyết dạ dày

Nếu như không điều trị chứng xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh, các bé có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần phải quan tâm đến trẻ và có một số biện pháp xử lý tình trạng này trước khi đưa trẻ vào viện như sau:

  • Khi trẻ sơ sinh có những biểu hiện của xuất huyết dạ dày thì bố mẹ cần giữ trẻ ở tư thế đầu thấp, chân cao để tránh tình trạng nôn trớ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần giữ ấm cho các con để đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám và điều trị ngay lập tức.
  • Khi trẻ bị xuất huyết dạ dày sẽ khó tránh khỏi cảm giác khó chịu và mệt mỏi, đau nhức. Vậy nên, cha mẹ cần trấn an trẻ và giúp con hạn chế quấy khóc để các bé đỡ mệt và giảm cảm giác hoảng sợ.
  • Tại bệnh viện, nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị xuất huyết dạ dày thì sẽ yêu cầu bố mẹ cho trẻ thực hiện một số xét nghiệm đông máu và cho bé bổ sung thêm vitamin K1. Nếu tình trạng này ngăn chặn được tình trạng xuất huyết, bác sĩ sẽ xác nhận nguyên nhân cụ thể, bao gồm truyền máu trong trường hợp trẻ bị xuất huyết nặng. 
  • Nếu là do các nguyên nhân khác gây nên thì bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để tìm cách điều trị phù hợp với các con.

Xuất huyết dạ dày ở trẻ nhỏ là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các bé. Khi bệnh không được phát hiện và xử lý kịp thời thì các con có thể sẽ phải mang những di chứng đến cuối đời. Do đó, phụ huynh cần chăm sóc con cái cẩn thận hơn, hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường. 

Đọc thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Có Phải Truyền Máu Không? Các chế phẩm máu được dùng

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị xuất huyết dạ dày

Từ những biểu hiện quấy khóc của con cũng như các dấu hiệu nhận biết đã nêu trước đó, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời. Nếu bị xuất huyết dạ dày thông thường bác sĩ sẽ cho các con được điều trị tại nhà. Vậy nên phụ huynh cần biết những điều cơ bản sau để giúp con mau khỏi bệnh. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh chưa thể ăn được nên nguồn duy nhất là sữa mẹ hoặc các loại sữa thay thế khác. Vậy nên, cha mẹ hãy thật thận trọng trong việc kiểm tra chất lượng nguồn sữa. Với những bé bú sữa mẹ 100% thì các mẹ cần lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giúp tăng cường sức khỏe cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên sử dụng rượu – bia, cà phê trong những ngày tháng đang cho con dùng sữa mẹ.
Nguồn sữa mẹ là thức ăn chính của bé nên mẹ nên chú ý khi sử dụng các thực phẩm
Nguồn sữa mẹ là thức ăn chính của bé nên mẹ nên chú ý khi sử dụng các thực phẩm
  • Tương tự như người trưởng thành, một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày là để bụng quá đói hoặc quá no, khiến acid dạ dày tăng cao bất thường làm bào mỏng niêm mạc dạ dày. Hãy cho bé bú sữa vừa đủ và đúng giờ, bỏ hẳn thói quen con khóc là cho con bú.
  • Khi các bé sử dụng thuốc, phụ huynh chú ý không cho trẻ dùng chung vật dụng với mình vì có nhiều loại virus không ảnh hưởng tới người lớn nhưng lại gây hại cho trẻ nhỏ. Những loại vi khuẩn, virus này sẽ tồn tại trong nước bọt và đường ruột, trong đó nguy hiểm nhất là vi khuẩn Hp. 
  • Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, bố mẹ có thể cho con bổ sung thêm vitamin K nhưng theo liều lượng được bác sĩ cho phép. Tuyệt đối không sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác hoặc mua thêm thuốc cho trẻ uống nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. 
  • Các bài thuốc dân gian tuy có nguồn gốc tự nhiên nhưng với trẻ nhỏ hệ tiêu hóa, dạ dày còn kém nên việc áp dụng các biện pháp chữa xuất huyết dạ dày cũng không nên áp dụng.
  • Cuối cùng, hãy đưa trẻ đi khám sức khỏe thường xuyên để phòng tránh và phát hiện được các bệnh lý sớm và có biện pháp xử lý kịp thời trước khi bệnh xảy ra biến chứng. 

Xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh tình trạng ít gặp nhưng có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như nôn ra máu, trẻ nhợt nhạt, thở khó khăn, đại tiện ra phân đen,…

Tham khảo thêm: