Xuất huyết dạ dày ở người già: Nguy hiểm nếu không điều trị sớm

Xuất huyết dạ dày ở người già có xu hướng tiến triển nhanh và phức tạp hơn so với người trẻ tuổi. Tỷ lệ gặp phải biến chứng và nguy cơ tử vong thường cao hơn do tốc độ đông máu chậm và đa phần đều có các bệnh nội khoa đi kèm. 

Xuất huyết dạ dày ở người già
Xuất huyết dạ dày ở người già có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời

Xuất huyết dạ dày ở người già và dấu hiệu nhận biết

Bệnh xuất huyết dạ dày là tình trạng máu chảy ra từ niêm mạc dạ dày. Đây là tình trạng cấp cứu đường tiêu hóa rất phổ biến ở người trưởng thành và người cao tuổi. So với người trẻ, người già có hệ thống mạch máu kém đàn hồi nên thường có nguy cơ xuất huyết cao, mức độ chảy máu nghiêm trọng và khó cầm máu hơn.

Người cao tuổi – đặc biệt là người trên 65 tuổi là đối tượng nguy cơ cao khi bị chảy máu dạ dày. Nếu không được xử trí sớm, bệnh nhân có thể bị mất nhiều máu, hạ huyết áp và tử vong. Do đó, phát hiện sớm tình trạng này là biện pháp hiệu quả giúp can thiệp điều trị và xử trí kịp thời.

Xuất huyết dạ dày ở người già
Chảy máu dạ dày ở người cao tuổi đặc trưng bởi triệu chứng nôn ra máu và đại tiện ra phân đen

Các dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày ở người già:

  • Trước khi chảy máu dạ dày, cơ thể thường xuất hiện một số dấu hiệu báo trước như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa liên tục, đau thượng vị dữ dội
  • Nôn ra máu là triệu chứng điển hình nhất của xuất huyết dạ dày. Tùy theo mức độ xuất huyết, dịch nôn có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc màu sắc tương tự như bã cà phê.
  • Một số người bệnh còn có thể bị đại tiện ra phân đen do máu chảy xuống đường ruột và bị giáng hóa thành màu đen thay vì màu đỏ tươi như thông thường
  • Căng tức, đầy trướng và đau dữ dội ở vùng thượng vị, mức độ đau tăng lên khi ấn vào
  • Vã mồ hôi, khát nước, chóng mặt, thở nhanh, ù tai, vô niệu hoặc tiểu ít. Một số người còn có thể bị ngất xỉu do mất máu nhiều gây hạ huyết áp đột ngột

Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra ở mức độ nhẹ hoặc nặng tùy theo tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Tuy nhiên ở người cao tuổi, đa phần hiện tượng xuất huyết đều có mức độ nghiêm trọng, máu chảy ồ ạt và thể trạng của bệnh nhân suy sụp nhanh.

Xem thêm: Bệnh Xuất Huyết Dạ Dày Nhẹ: Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí An Toàn, Hiệu Quả

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày ở người cao tuổi

Chảy máu dạ dày thường bắt nguồn từ các bệnh lý ở cơ quan này (viêm, loét, u,…). Tuy nhiên, hiện tượng xuất huyết cũng có thể xảy ra do một số bệnh lý khác và thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học.

1. Nguyên nhân chảy máu dạ dày ở người già

Xuất huyết dạ dày ở người già có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

Xuất huyết dạ dày ở người già
Xuất huyết dạ dày ở người già thường là biến chứng của viêm dạ dày cấp và loét dạ dày tá tràng
  • Viêm dạ dày cấp: Viêm dạ dày cấp tình trạng niêm mạc dạ dày bị sung huyết đột ngột do rượu, nhiễm vi khuẩn Hp hoặc do tác động của một số loại thuốc. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chảy máu dạ dày ở người cao tuổi.
  • Loét dạ dày tá tràng: Ngoài viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu dạ dày ở người già. Vết loét là hệ quả do dịch vị ăn mòn tế bào biểu mô và niêm mạc dạ dày. Nếu không được kiểm soát, vết loét có thể ăn sâu vào cơ, thanh mạc gây xuất huyết hoặc thủng dạ dày.
  • Ung thư/ polyp dạ dày: Người cao tuổi có nguy cơ cao bị ung thư và polyp dạ dày – đặc biệt là người nhiễm vi khuẩn Hp và bị viêm loét dạ dày tá tràng trong nhiều năm. Khối u trong dạ dày có thể gây chảy máu do ma sát với thức ăn, tác động của dịch vị hoặc do dạ dày co bóp quá mức.
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý khác: Xuất huyết dạ dày không chỉ xảy ra do ảnh hưởng của bệnh lý ở cơ quan này mà còn bắt nguồn từ những bệnh lý khác như loạn sản mạch máu, u máu trong gan, xơ gan (gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa), thiếu vitamin K, bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết, đang sử dụng thuốc chống đông,…

2. Yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp kể trên, nguy cơ bị xuất huyết dạ dày ở người già cũng có thể tăng lên đáng kể khi có những yếu tố thuận lợi như:

Xuất huyết dạ dày ở người già
Uống rượu bia làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày ở người cao tuổi
  • Ảnh hưởng của quá trình thoái hóa: Thoái hóa là hệ quả tất yếu, đặc trưng bởi sự suy giảm về cấu trúc và chức năng của tất cả các tế bào trong cơ thể. Ở người cao tuổi, mạch máu thường giảm độ đàn hồi và dễ bị tổn thương hơn. Do đó khi có tác động, mạch máu trong dạ dày có thể bị vỡ và xuất huyết.
  • Tiền sử xuất huyết dạ dày: Thống kê cho thấy, có 40% trường hợp chảy máu dạ dày từng có tiền sử mắc bệnh. Vì vậy, người cao tuổi từng bị xuất huyết sẽ có nguy cơ cao bị chảy máu dạ dày hơn so với bình thường.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra, nguy cơ bị xuất huyết dạ dày ở người cao tuổi còn có thể tăng lên khi có những yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng thuốc chống đông/ thuốc chống viêm quá liều, căng thẳng quá mức, có các bệnh lý về tim mạch,…

Lưu ý: Nhận biết xuất huyết dạ dày do uống rượu, cách điều trị

Chảy máu dạ dày ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp cứu cần được xử trí sớm, đúng cách để phòng ngừa biến chứng và bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân. So với người trẻ và người trung niên, người cao tuổi có nguy cơ tử vong do chảy máu dạ dày cao hơn do mạch máu bị thoái hóa, kém đàn hồi và tốc độ đông máu chậm.

Hơn nữa, đa phần người già đều có bệnh lý nền nên tình trạng thường chuyển biến phức tạp và có thể để lại nhiều di chứng vĩnh viến nếu không được điều trị sớm. Do đó, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện kịp thời ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.

Cách điều trị xuất huyết dạ dày ở người già

Tương tự như người trẻ tuổi, xuất huyết dạ dày ở người già cũng được điều trị theo nguyên tắc hồi sức + truyền máu, cầm máu và điều trị nguyên nhân

1. Điều trị ban đầu (hồi sức + truyền máu)

Trong thời gian đợi xe cấp cứu, bệnh nhân cần được sơ cứu tại chỗ để giảm lượng máu thất thoát và giảm thiểu nguy cơ tử vong.

  • Đầu tiên, cần nới lỏng quần áo của bệnh nhân (đặc biệt là vùng ổ bụng và thượng vị). Sau đó cho nằm với tư thế nâng cao chân và kê đầu thấp để tăng lượng máu về tim và não.
  • Chườm lạnh lên vùng thượng vị để làm co mạch máu và làm chậm tốc độ máu chảy. Điều này có thể giảm lượng máu thất thoát và bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.
  • Nếu người bệnh nhân còn tỉnh táo, nên pha 100ml nước nguội với 1 ít muối để cầm máu và bù điện giải.

Ngay khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được thực hiện các biện pháp hồi sức như:

Xuất huyết dạ dày ở người già
Truyền máu được cân nhắc khi bệnh nhân mất máu nhiều, có dấu hiệu sốc và hạ huyết áp
  • Truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bù nước, tránh trụy tim mạch và tử vong
  • Xem xét truyền máu trong trường hợp mất máu quá nhiều

Khi thể trạng ổn định, bệnh nhân sẽ được thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán để đánh giá mức độ xuất huyết và xác định nguyên nhân cụ thể.

Đọc thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Có Phải Truyền Máu Không?

2. Nội soi, phẫu thuật cầm máu

Sau các biện pháp điều trị ban đầu, bệnh nhân sẽ được cầm máu bằng nội soi hoặc phẫu thuật. Trong đó, nội soi là lựa chọn ưu tiên vì mức độ xâm lấn thấp, thời gian thực hiện nhanh và không mất quá nhiều thời gian hồi phục.

Các kỹ thuật nội soi cầm máu được áp dụng cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày:

  • Tiêm chất co mạch (Adrenalin) vào vùng niêm mạc chảy máu để cầm máu, ngăn chặn tình trạng máu thất thoát nhiều gây hạ huyết áp và tử vong
  • Dùng vòng cao su tiêm kẹp mạch máu
  • Dòng đầu dò nhiệt và tia laser để cầm máu
  • Kết hợp với dùng thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc đông máu và các loại thuốc ức chế bài tiết dịch vị để vết thương cầm máu nhanh và hạn chế nguy cơ tái phát

Đa phần các trường hợp xuất huyết dạ dày đều có đáp ứng tốt khi nội soi cầm máu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể xem xét phẫu thuật cho người cao tuổi bị chảy máu dạ dày.

Xuất huyết dạ dày ở người già
Phẫu thuật xuất huyết dạ dày được cân nhắc khi nội soi thất bại, tình trạng chảy máu tái phát nhiều lần

Xuất huyết dạ dày có cần mổ không? Phẫu thuật (mổ) xuất huyết dạ dày được cân nhắc trong những trường hợp sau:

  • Nội soi không phát hiện chính xác vị trí chảy máu
  • Nội soi cầm máu thất bại, tình trạng xuất huyết tái phát nhiều lần
  • Chảy máu do ổ loét dạ dày lớn hơn 2cm
  • Xuất huyết dạ dày nặng, tốc độ chảy máu nhanh gây ra các rối loạn huyết động rõ rệt như tay chân lạnh, choáng, sốc,…
  • Chảy máu do ung thư dạ dày hoặc thủng dạ dày
  • Trường hợp chảy máu ở bờ cong nhỏ dạ dày cũng được cân nhắc phẫu thuật vì đây là vị trí có nguy cơ tái phát cao

Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cầm máu hoặc kết hợp với cắt 1 phần dạ dày, cắt khối u, khâu vết thủng,…

3. Điều trị nguyên nhân

Xuất huyết dạ dày thường là biến chứng của viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng và nhiều bệnh lý khác. Do đó sau khi cầm máu, bệnh nhân cần tích cực xử lý xuất huyết dạ dày để đảm bảo tiến độ lành thương và phòng ngừa tình trạng tái phát. Nếu không điều trị nguyên nhân, tình trạng xuất huyết có nguy cơ tái phát cao. So với lần đầu tiên, hiện tượng chảy máu dạ dày ở những lần kế tiếp thường có mức độ nặng và khó cầm máu hơn.

Hiện nay, một trong số những biện pháp điều trị tác động vào căn nguyên gây bệnh chính là Đông y. Không chỉ tập trung vào tiêu trừ triệu chứng bệnh, Đông y chú trọng vào khôi phục sự cân bằng âm dương và sức khỏe của các tạng phủ trong cơ thể, từ đó giúp mang lại hiệu quả điều trị lâu dài, bền vững.

Tư vấn thêm: Xuất huyết dạ dày ăn rau gì tốt nhất? 6 Loại rau nên lưu ý khi bổ sung

Chăm sóc và phòng ngừa xuất huyết dạ dày ở người già tái phát

Sau khi sức khỏe đã ổn định, bệnh nhân có thể trở về nhà nghỉ ngơi đến khi vết thương ở niêm mạc dạ dày lành hoàn toàn. Trong thời gian này, cần lên kế hoạch chăm sóc phù hợp để làm lành vết thương và phòng ngừa tình trạng tái phát.

Xuất huyết dạ dày ở người già
Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày cần tránh dùng món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng trong thời gian hồi phục

Cách chăm sóc giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phòng ngừa xuất huyết dạ dày ở người già tái phát:

  • Cơ thể cần một thời gian nhất định để hồi phục sau khi chảy máu dạ dày. Do đó, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường, hạn chế gắng sức và vận động mạnh cho đến khi niêm mạc dạ dày lành hẳn.
  • Bắt đầu ăn uống trở lại với các món ăn mềm, lỏng, nguội, ít gia vị và dễ tiêu hóa như cháo, miến, canh, súp, sữa,… Nên dùng các loại thực phẩm có khả năng giảm viêm và hấp thu dịch vị dư thừa như ngũ cốc, rau xanh, các loại hoa quả không chứa axit, trứng và sữa.
  • Sau khi điều trị, chức năng của dạ dày chưa hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh nên tránh dùng món ăn khó tiêu hóa như đồ sấy, muối chua, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, món ăn cay nóng,…
  • Tránh tuyệt đối rượu bia, thuốc lá và hạn chế thức uống chứa caffeine như cà phê, trà đặc,…
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn để làm giảm áp lực lên dạ dày cùng với các cơ quan tiêu hóa khác.
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu quá mức. Để đảm bảo tốc độ lành thương, nên giữ tâm lý thoải mái và lạc quan.
  • Bổ sung nước lọc, nước ép từ rau củ, trái cây và sữa để bù chất lỏng, cân bằng điện giải và cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết.
  • Tích cực điều trị bệnh lý nguyên nhân. Với những bệnh mãn tính không thể chữa trị dứt điểm, cần xây dựng lối sống khoa học và áp dụng một số biện pháp để kiểm soát bệnh. Ngoài ra, người cao tuổi nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.

Xuất huyết dạ dày ở người già thường có mức độ nặng và tiến triển phức tạp hơn so với người trẻ tuổi. Do đó, chủ động thăm khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường là bước quan trọng giúp chẩn đoán và xử trí tình trạng này kịp thời. Ngoài ra sau khi điều trị, người cao tuổi nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Tham khảo thêm: