Xét Nghiệm Vi Khuẩn HP Cho Bé Bằng Cách Nào? Ở Đâu Tốt?

Không chỉ đối với người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn HP và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo đó, xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé là cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác căn bệnh này. Các chuyên gia cho biết, việc xét nghiệm cần được tiến hành vàng sớm càng tốt. Bởi đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày, và có thể tiến triển thành biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

Xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé là cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất
Xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé là cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Khi nào cần xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé?

Thông thường, bệnh lý liên quan đến triệu chứng nhiễm khuẩn HP thường xuất hiện ở người trưởng thành. Tuy nhiên, có không ít trường hợp triệu chứng này cũng xảy ra ở trẻ nhỏ. Khác với người trưởng thành, hệ miễn dịch ở trẻ em vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP cao, từ đó gây tổn thương dạ dày và các hoạt động tiêu hóa.

Theo kết quả điều tra dịch tễ học, hiện nay, tỉ lệ trẻ em Việt Nam mắc phải các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn HP ngày càng tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 2 – 6 tuổi. Trên thực tế, do cơ địa ở trẻ còn yếu, nên việc xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé cũng gặp không ít hạn chế vì sợ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Để tránh những can thiệp không cần thiết, chuyên gia khuyến cáo phụ huynh chỉ nên tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé trong những trường hợp sau:

  • Trẻ bị căn bệnh viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP có cha hoặc mẹ bị ung thư dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Trẻ phát hiện có triệu chứng trong giai đoạn tiền ung thư.
  • Trẻ có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng, đồng thời phát hiện có dấu hiệu dương tính với Helicobacter pylori.

Đọc thêm: Vi Khuẩn HP Kháng Thuốc Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Dấu hiệu nhận biết trước khi xét nghiệm HP cho bé

Để giúp phụ huynh sớm phát hiện để làm xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé, từ đó đưa ra phương án chữa trị kịp thời, các chuyên gia xin chia sẻ một vài triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp ở trẻ em.

Trẻ bị đau quặn bụng do nhiễm khuẩn HP
Trẻ bị đau quặn bụng do nhiễm khuẩn HP
  • Trẻ bị đau bụng: Niêm mạc bị tổn thương thường sẽ gây triệu chứng đau quặn bụng ở trẻ. Triệu chứng này thường sẽ lặp lại thường xuyên và tăng mức độ sau khi ăn. Nếu ở người lớn vị trí đau sẽ là vùng thượng vị, thì ở trẻ sẽ rất khó xác định, tùy mỗi đối tượng sẽ có vị trí đau khác nhau. Điều này sẽ rất dễ khiến phụ huynh nhầm lẫn với các bệnh lý khác. 
  • Rối loạn chức năng ở hệ tiêu hóa: Dấu hiệu giúp nhận biết trước khi tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé có thể là tình trạng tiêu chảy, táo bón,… xảy ra do hoạt động của hệ tiêu hóa bị rối loạn. 
  • Miệng có mùi hôi: Vi khuẩn HP ngoài tồn tại trong hệ tiêu hóa còn có thể xuất hiện trong nước bọt và các mảng bám ở miệng. Từ đó sinh khí, làm cho hơi thở ở bé có mùi khó ngửi.
  • Liên tục buồn nôn, nôn mửa: Khi bị nhiễm khuẩn HP, tình trạng dạ dày của trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu, dẫn đến việc không hoạt động bình thường, gây ứ đọng thức ăn. Về lâu dầu có thể gây tình trạng nôn mửa do dạ dày phải chịu áp lực.  Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị tình trạng chướng bụng, khó tiêu, từ đó thường trở nên chán ăn, gây suy dinh dưỡng và thiếu sức sống.
  • Ói ra máu, đi ngoài phân đen: Việc để bệnh tồn đọng trong cơ thể trẻ một thời gian dài mà không được chữa trị phù hợp có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, đi ngoài phân đen, ói ra máu. Nếu gặp phải biến chứng này, phụ huynh cần lập tức tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé để có thể áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả.

Nên biết: Hp là vi khuẩn gì? Đối tượng nhiễm vi khuẩn HP

Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé

Sau khi đã xác định được khi nào nên xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé, quý phụ huynh cũng cần tìm hiểu kỹ các phương pháp thực hiện, để đảm bảo an toàn và mang đến kết quả điều trị tốt nhất cho bé.

Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé vừa an toàn lại còn hiệu quả
Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé vừa an toàn lại còn hiệu quả

Các chuyên gia gợi ý một vài phương pháp xét nghiệm HP cho trẻ em hiệu quả và an toàn sau đây:

  • Phương pháp xâm lấn: Các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện nội soi dạ dày ở nhiều vị trí khác nhau để truy tìm vi khuẩn HP. Ưu điểm của phương pháp xâm lấn này là có thể quan sát thực tế niêm mạc dạ dày, tá tràng, từ đó đưa ra những chẩn đoán chính xác, đồng thời cũng có thể đánh giá tình trạng bệnh lý. Mặt hạn chế của cách xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé này chính là phải dùng đến thuốc gây mê, gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của trẻ. Trường hợp bắt buộc phải thực nội soi là khi dạ dày bị chảy máu.
  • Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp không xâm lấn phổ biến nhất để xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé chính là kiểm tra hơi thở bằng việc sử dụng loại thuốc đặc trị để phát hiện Urease (loại enzyme mà vi khuẩn HP tiết ra) trong dạ dày. 
  • Phương pháp tìm kháng nguyên HP: Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm phân, nước tiểu và nước bọt để tìm kháng nguyên HP. Nhờ đó có thể xác định có hay không nhiễm trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP, đồng thời theo dõi kết quả điều trị diệt HP. 
  • Mô bệnh học: Bác sĩ có thể sử dụng cách bấm mẫu mô dạ dày trong quá trình nội soi, rồi sau đó đem nhuộm soi để tìm ra vi khuẩn HP dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống HP thường chỉ dùng trong nghiên cứu dịch tễ. Cho nên, biện pháp này sẽ không có giá trị trong chẩn đoán tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em. Quý phụ huynh nên tránh sử dụng xét nghiệm này cho con.
  • Xét nghiệm phân và hơi thở: Biện pháp xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé bằng cách kiểm tra phân và hơi thở cũng được áp dụng nhiều trong các bệnh viện uy tín. Tuy đây là xét nghiệm khá đơn giản, nhưng lại mang đến kết quả chính xác và hỗ trợ tốt cho việc chẩn đoán bệnh ở trẻ em hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Cách xét nghiệm vi khuẩn HP? Những ai nên thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP?

Xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé ở đâu?

Khám bệnh và làm xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé ở đâu chuẩn xác, đơn giản và thuận tiện luôn là điều trăn trở của rất nhiều phụ huynh có con em bị nhiễm bệnh. Trước vô vàn cơ sở và bệnh viện, các bậc phụ huynh cần cẩn trọng trong việc tìm hiểu và chọn lựa cho con mình một địa chỉ xét nghiệm uy tín. Yếu tố tay nghề của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại cũng là tiêu chí hàng đầu khi đưa ra lựa chọn.Dưới đây là các cơ sở y tế uy tín mà bạn có thể lựa chọn để làm xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé nói riêng và điều trị chứng bệnh về dạ dày nói chung:

  • Tại Hà Nội: Bạn có thể chọn lựa đến Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Bệnh viện Quân y 103; Bệnh viện Vinmec, Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện E; Bệnh viện Đa khoa Medlatec;…
  • Tại Tp Hồ Chí Minh: Trẻ em bị bệnh có thể đến thăm khám và làm xét nghiệm tại Khoa Nội tiêu hóa của Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM,…

Xem thêm: Giá xét nghiệm hp qua hơi thở? Test ở đâu uy tín Hà Nội và TP.HCM

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP đúng cách

Trong quá trình xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé và sử dụng các loại thuốc chống khuẩn có thể khiến cơ thể trẻ gặp phải một số phản ứng xấu, điển hình như triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu,… Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, phụ huynh cũng nên chủ động xây dựng một chế độ chăm sóc phù hợp để giúp giảm tác dụng phụ của thuốc, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch, tránh để bệnh tái phát ở trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn HP đúng cách cha mẹ cần biết
Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn HP đúng cách cha mẹ cần biết

Cách chăm sóc để hỗ trợ điều trị sau xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé bao gồm:

  • Cho trẻ uống thuốc trị vi khuẩn Hp đều đặn và đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời chủ động tham gia đầy đủ các buổi tái khám hoặc lập tức đến bệnh viện khi phát hiện có triệu chứng bất thường.
  • Chủ động tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin để giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng lợi khuẩn cho đường ruột. Đồng thời, các thành phần này còn giúp điều hòa lại các hoạt động bài tiết acid và co bóp của niêm mạc, dạ dày. 
  • Chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn và nước uống đã được nấu chín, tốt nhất nên dùng thức ăn mềm, dễ nuốt.
  • Không nên để bé ăn quá nhiều trong một lần, mà nên chia nhỏ khẩu phần trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột.
  • Chỉ dùng các loại thực phẩm tươi, sạch sẽ và được ngâm rửa kỹ trước khi chế biến để tránh các vi khuẩn có hại xâm nhập.
  • Hướng dẫn bé có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP, phụ huynh nên để trẻ ăn uống riêng. 

Do yếu tố cơ địa còn chưa phát triển hoàn chỉnh, việc xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé cần được cân nhắc kỹ và chỉ nên thực hiện trong những trường hợp cần thiết. Tốt nhất quý phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị vi khuẩn HP phù hợp. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho gia đình  và con em mình.

Thông tin bổ sung

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.