Xét Nghiệm Trào Ngược Dạ Dày: Chi Phí, Địa Chỉ Khám Bệnh Và Lưu Ý

Xét nghiệm trào ngược dạ dày gồm một số phương pháp như nội soi đường tiêu hóa, chụp X quang, đo độ pH thực quản,…Kết quả thu được giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng của người bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán trào ngược dạ dày
Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán trào ngược dạ dày

Xét nghiệm trào ngược dạ dày là gì? Khi nào cần thực hiện?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày cùng với một lượng thức ăn không được tiêu hóa trào ngược lên thực quản. Một số trường hợp, tình trạng này còn xảy ra tại khu vực thanh quản hay khoang miệng, phổi của người bệnh.

Đây là một trong những bệnh lý về hệ tiêu hóa phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em đến người lớn tuổi. Hầu hết những trường hợp trào ngược dạ dày nhẹ có thể khắc phục sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, trường hợp trào ngược axit dạ dày diễn ra trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích người dân nên đến thăm khám nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu trào ngược thường xuyên.

Đến thăm khám tại cơ sở y tế, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm trào ngược dạ dày để tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc tây y khi chưa được chỉ định có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Xét nghiệm trào ngược dạ dày là gì? Khi nào cần thực hiện?
Người bệnh nên chủ động đến bệnh viện thăm khám khi có các triệu chứng bất thường

Do đó, người bệnh chỉ nên điều trị sau khi đã chẩn đoán và được hướng dẫn từ bác sĩ. Những trường hợp sau đây nên đến bệnh viện thăm khám sớm để hạn chế các biến chứng không mong muốn của bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

  • Bụng chướng, căng cứng và xuất hiện những cơn đau bất thường.
  • Tiêu hóa khó trong khi không ăn uống nhiều, ợ hơi, ợ chua thường xuyên khiến cổ họng nóng rát.
  • Cơ thể không còn muốn ăn uống, ăn không ngon miệng, đắng miệng vào những lúc vừa ngủ dậy, nhất là sáng sớm.
  • Mệt mỏi, sút chân không rõ nguyên nhân, tình trạng diễn ra trong thời gian dài không có dấu hiệu cải thiện.

Những biểu hiện trên đây thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh thông thường khác. Do đó, nhiều người chủ quan không thăm khám và tự ý điều trị tại nhà. Điều này khiến cho nguy cơ trào ngược dạ dày lâu ngày gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống tiêu hóa.

Vì thế, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và thực hiện các xét nghiệm trào ngược dạ dày để có biện pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm: TOP 9 Cách Trị Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả

Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán trào ngược dạ dày

Trường hợp trào ngược dạ dày cấp tính thường không cần xét nghiệm quá chuyên sâu. Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán thông qua việc ghi nhận các triệu chứng, tiểu sử bệnh lý của bệnh nhân. Người bệnh cần cung cấp cả về chế độ ăn uống và thuốc điều trị đang sử dụng (nếu có) để bác sĩ củng cố kết quả chẩn đoán.

Trường hợp chưa thể xác định được nguyên nhân và mức độ trào ngược ảnh hưởng đến cơ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu. Dưới đây là các xét nghiệm trào ngược dạ dày thường được thực hiện:

Kiểm tra thể chất các vấn đề thể chất

Trước hết, để kiểm tra mức độ trào ngược dạ dày của bạn, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng và thể chất của người bệnh thông qua một số câu hỏi về sức khỏe. Đặc biệt, bạn cần cung cấp cho bác sĩ một bản danh sách bao gồm các loại thực phẩm mà bạn thường xuyên sử dụng (cả đồ ăn và nước uống), các loại thuốc bạn đang sử dụng cùng với chế độ sinh hoạt, làm việc thường ngày. Bởi thói quen ăn uống sinh hoạt chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất? Chuyên Gia Giải Đáp

Nội soi đường tiêu hóa

Thông thường, những đối tượng bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, ợ hơi, ợ chua thường xuyên sẽ phải thực hiện nội soi đường tiêu hóa bên cạnh các kiểm tra lâm sàng. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định tình trạng trào ngược dạ dày chính xác hơn.

Cách phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán trào ngược dạ dày
Nội soi đường tiêu hóa xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương bên trong thực quản, dạ dày

Người thực hiện sẽ đưa một ống nội soi mỏng và dẻo di chuyển dễ dàng bên trong đường tiêu hóa. Đầu ống có gắn camera và đèn. Hình ảnh thực quản đến đường ruột được hiển thị trên màn hình máy tính để bác sĩ dễ dàng quan sát, xác định các tổn thương.

Nội soi đường tiêu hóa có thể thực hiện theo hai phương pháp là gây mê hoặc không gây mê. Cụ thể như sau:

  • Nội soi dạ dày có gây mê: Người bệnh được tiêm một liều gây mê ngắn, trong thời gian nội soi người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu.
  • Nội soi dạ dày không gây mê: Phương pháp này khiến nhiều người khi thực hiện cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Do đó, hầu như rất ít người bệnh lựa chọn nội soi không gây mê.

Thông qua nội soi đường tiêu hóa, bác sĩ có thể nhận định các triệu chứng của người bệnh có phải bệnh trào ngược dạ dày hay do nguyên nhân nào khác gây ra. Nhờ vào hình ảnh thu phóng trên màn hình, bác sĩ còn quan sát được các tổn thương, vị trí viêm loét hay khối u tồn tại bên trong dạ dày.

Trường hợp nhận thấy có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ các bệnh lý nặng nề hơn, mẫu mô tế bào dạ dày sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm sau khi nội soi. Mẫu bệnh phẩm sẽ được làm sinh thiết để xác định các vấn đề hoặc biến chứng có thể xảy ra do trào ngược dạ dày.

Cách phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán trào ngược dạ dày
Người bệnh nên phối hợp với bác sĩ, tuân thủ theo hướng dẫn để kết quả nội soi chính xác nhất

Nội soi đường tiêu hóa là một trong số các xét nghiệm trào ngược dạ dày được thực hiện phổ biến do độ chính xác cao. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến kết quả nội soi, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo đó, bạn có thể phải nhịn ăn trong vài giờ trước khi nội soi để làm sạch đường ruột giúp xét nghiệm chuẩn xác hơn.

Chụp X quang đường tiêu hóa

Thủ thuật này được chỉ định đối với trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện như sút cân không nguyên nhân, tiêu hóa không ổn định, thường xuyên buồn nôn, nôn và các vấn đề bất thường khác ở đại tràng. Có hai cách chụp cơ bản như:

  • Nội soi huỳnh quang: Bác sĩ sử dụng tia X nội soi bên trong đường tiêu hóa nhằm tìm ra các vấn đề bất thường. Phương pháp này có thể cho bác sĩ quan sát toàn bộ cơ quan tiêu hóa từ dạ dày, thực quản đến ruột già, ruột non hay đại trực tràng. Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp bác sĩ kiểm tra hoạt động của đường ruột để đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh, tình trạng tổn thương dạ dày.
  • Barium thực quản: Đây là cách chụp thường được sử dụng do có thể xác định được chứng trào ngược dạ dày thực quản với độ chính xác cao. Trước khi tiến hành phương pháp này, người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn trong vài giờ và uống một loại dung dịch có chứa bari. Sau khi chất này đi vào đường ruột, bác sĩ sử dụng máy chụp X quang để quan sát và ghi nhận tình trạng bệnh lý. Quá trình thực hiện nhanh chóng, thường chỉ mất khoảng 10 phút.
Cách phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán trào ngược dạ dày
Chụp X quang là một trong những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay

Chụp X quang là phương pháp chẩn đoán phổ biến cho nhiều bệnh lý khác nhau không riêng bệnh trào ngược dạ dày. Xét nghiệm thu được hình ảnh đường tiêu hóa nhờ vào hoạt động của máy chụp X quang chứa chất cản quang.

XEM NGAY: Thực Hư Hiệu Quả Bài Thuốc Đỗ Minh Đường Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày

Đo pH thực quản 24 giờ

Đo pH thực quản là một trong các xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến. Bác sĩ sẽ cho một ống nhỏ dài, mỏng, dẻo và linh hoạt vào bên trong mũi của người bệnh đến thực quản, cách 5cm với cơ thắt thực quản dưới. Trên đầu ống có gắn một thiết bị cảm nhận axit.

Đầu còn lại của ống được kết nối với máy ghi âm cầm tay. Máy được đeo qua vai hoặc thắt lưng của người bệnh. Trên thiết bị có một nút ấn giúp người bệnh ghi nhận lại các sự kiện nhất định. Thông thường, việc kiểm tra nồng độ pH thực quản sẽ được tiến hành trong 24 – 48 giờ. Thời gian phụ thuộc vào tình trạng cũng như chỉ định của bác sĩ.

Để đạt được hiệu quả tối ưu, trước khi thực hiện kiểm tra người bệnh nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:

  • Trong khoảng 7 ngày trước khi đo pH thực quản người bệnh không nên sử dụng một số loại thuốc có tác dụng ức chế bơm proton. Có thể kể đến như prilosec, prevacid, aciphex,…
  • Trong khoảng 2 ngày trước khi thực hiện, người bệnh được khuyến cáo ngừng sử dụng thuốc chẹn H2 hoặc thuốc vận động để đảm bảo việc kiểm tra độ pH mang lại kết quả chính xác nhất.
  • Bên cạnh đó, 6 giờ trước khi tiến hành đo, người bệnh không nên sử dụng thuốc kháng axit nhằm tránh nhiễu loạn kết quả xét nghiệm. Đồng thời, người bệnh cần nhịn ăn và uống hoàn toàn trong khoảng 4 – 6 giờ trước khi thực hiện kiểm tra nồng độ pH thực quản.
Cách phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán trào ngược dạ dày
Kiểm tra nồng độ pH thực quản thường được tiến hành trong khoảng 24 – 48 giờ đồng hồ

Một số lưu ý khác:

  • Tránh làm ướt, hỏng thiết bị theo dõi nồng độ axit, không tắm dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm.
  • Ăn uống bình thường, tránh trường hợp bỏ bữa khiến dạ dày không sản xuất axit. Điều này khiến cho kết quả đo dễ bị sai lệch.
  • Ngồi và đứng thẳng xuyên suốt trong quá trình thực hiện, người bệnh có thể nằm khi đi ngủ.
  • Tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ, theo dõi và ghi nhận lại những triệu chứng thông qua thiết bị ghi âm đeo ở vai hoặc thắt lưng.
  • Sau 24 – 38 giờ, người bệnh quay lại phòng khám để bác sĩ lấy thông tin và chẩn đoán bệnh.

Nhân trắc học thực quản

Nhân trắc học thực quản là xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày thông qua thử nghiệm nuốt. Nhờ vào phương pháp này, bác sĩ có thể xác định được hoạt động di chuyển thức ăn từ thực quản đến dạ dày có diễn ra bình thường hay không.

Thông thường, người bệnh thực hiện xét nghiệm nhân trắc học thực quản khi có các triệu chứng như khó nuốt, đau khi nuốt thức ăn, uống nước, thường xuyên ợ nóng, nôn mửa và đau ngực.

Ngoài tên gọi nhân trắc học thực quản, chuyên gia còn gọi phương pháp này là xét nghiệm trào ngược dạ dày ngoại trú. Thực hiện bằng cách đưa một ống y khoa mỏng trên đầu có gắn cảm biến từ thực quản đến dạ dày để theo dõi độ co giãn của cơ thực quản và hiện tượng trào ngược dạ dày.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Đo áp lực thực quản

Người bệnh được bác sĩ bôi một chất gây tê vào trong mũi trước khi tiến hành đo áp lực thực quản. Một ống hẹp và linh hoạt sẽ được đưa vào từ đường mũi đến thực quản và dạ dày. Người bệnh sẽ được yêu cầu nằm nghiêng sang bên trái khi ống đã vào đúng vị trí.

Cách phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán trào ngược dạ dày
Kiểm tra áp lực thực quản và tình trạng trào ngược dạ dày

Lúc này, cảm biến sẽ hoạt động và tiến hành đo áp lực trong khu vực thực quản, dạ dày. Để góp phần tăng hiệu quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh uống một vài ngụm nước. Cảm biến khi đó sẽ ghi nhận lại những cơn co thắt và áp lực khi người bệnh nuốt. Quá trình thực hiện đo áp lực thực quản thường diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút.

Kiểm tra chính xác nồng độ axit trong dạ dày

Việc xét nghiệm kiểm tra nồng độ axit dạ dày sẽ được thực hiện qua đầu dò Axit Ambulatory. Thiết bị này sẽ giúp đo được chính xác chỉ số axit trong dạ dày của bạn trong vòng 24 giờ vừa qua, đồng thời biết được hàm lượng axit bị trào ngược là bao nhiêu. Căn cứ vào những chỉ số này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

Để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ sử dụng một ống dây dài, nhỏ và mỏng để luồn vào bên trong thực quản theo đường mũi, miệng. Lúc này người bệnh sẽ được đeo thêm một chiếc túi nhỏ để thiết bị có thể theo dõi một cách chính xác lượng axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản và cổ họng.

Kèm theo đó, bác sĩ sẽ dùng một thiết bị nhỏ có hình viên nang để gắn vào thực quản của người bệnh. Nó có tác dụng đo lượng axit trong thực quản và phản hồi kết quả ra các thiết bị bên ngoài. Viên nang này sau đó sẽ được đào thải ra ngoài qua đường đại tiện sau 2 ngày.

Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Dứt Điểm

Xét nghiệm trào ngược dạ dày bằng ghi điện trở kháng trong lòng thực quản

Phương pháp ghi điện trở kháng trong lòng thực quản là phương pháp cho phép bác sĩ dễ dàng phát hiện luồng hơi trào ngược do axit và không do axit gây ra. Thiết bị này có thể đo được tất cả các trào ngược ở trong thực quản.

Thường thì bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp ghi điện trở đa kênh trong lòng thực quản với phương pháp đo độ pH thực quản trong vòng 24 giờ. Cách làm này sẽ giúp bác sĩ và bệnh nhân có được kết quả xét nghiệm chính xác và đầy đủ nhất.

Xét nghiệm dạ dày thông qua hình học thực quản

Xét nghiệm này cũng thực hiện tương tự như một số phương pháp ở trên. Theo đó, các bác sĩ sẽ luồn một ống dây dài và nhỏ vào trong thực quản. Ống này có nhiệm vụ kiểm tra xem thực quản của bạn hoạt động như thế nào. Từ đó giúp bác sĩ xác định thực quản có bị vấn đề gì hay không.

Xét nghiệm thông qua hình học thực quản là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày chính xác
Xét nghiệm thông qua hình học thực quản là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày chính xác

Trước khi tiến hành làm xét nghiệm, người bệnh sẽ được tiêm một mũi gây tê để làm giảm cảm giác khó chịu, đau đớn khi ông dây được luồn qua mũi vào thực quản. Sau đó, khi ống dò đã vào bên trong thì người bệnh sẽ phải nằm nghiêng sang bên trái để ống có thể đo được áp lực tác động lên các vị trí khác nhau của thực quản. Kết quả xét nghiệm sẽ được hiển thị ra bên ngoài thông qua những thiết bị đã được kết nối sẵn. Sau khi xét nghiệm xong, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhẹ ở vùng ngực và cổ họng.

Trên đây là các xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày được thực hiện phổ biến hiện nay. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường về tiêu hóa, nhất là khi chúng xảy ra thường xuyên, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám sớm. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân, xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Xét nghiệm trào ngược dạ dày là việc làm quan trọng có ý nghĩa lớn trong quá trình chẩn đoán bệnh. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra được chính xác phác đồ trị bệnh phù hợp cho từng bệnh nhân. Ngoài ra, với kết quả xét nghiệm này sẽ giúp tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bệnh nhân sẽ có được những lời khuyên hợp lý từ bác sĩ để hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tham khảo thêm: TOP 12 Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Cho Bà Bầu Hiệu Quả Nhất

Xét nghiệm trào ngược dạ dày ở đâu? Giá bao nhiêu?

Khi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh lý về dạ dày, người bệnh nên đi khám và làm xét nghiệm tại các chuyên khoa tiêu hóa. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đều có thể làm các xét nghiệm trào ngược dạ dày. Tuy nhiên bạn vẫn nên đến các bệnh viện lớn, uy tín để được thăm khám và điều trị. Bởi những cơ sở này không những được trang bị nhiều máy móc hiện đại mà còn có đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.

Dưới đây là một số bệnh viện uy tín bạn có thể đến để thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản:

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến đầu của miền Bắc trong việc khám chữa các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày. Người bệnh có thể yên tâm khi tới đây khám và điều trị bởi bệnh viện hội tụ rất nhiều bác sĩ giỏi, cùng hoàng loạt máy móc thiết bị y tế hiện đại. Tuy nhiên bệnh viện Bạch Mai thường rất đông, sẽ mất nhiều thời gian để chờ đợi. Do đó bạn nên đến từ sớm để được lấy số thứ tự.

Bệnh viện Bạch Mai có nhiều thiết bị y tế hiện đại giúp việc xét nghiệm trào ngược dạ dày được chính xác
Bệnh viện Bạch Mai có nhiều thiết bị y tế hiện đại giúp việc xét nghiệm trào ngược dạ dày được chính xác

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 78 thuộc đường Giải Phóng, phường Phương Đình, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: 0869 587 728.
  • Website: http://bachmai.gov.vn/.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trung tâm Y khoa số 1 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có nhiều phòng khám chuyên khoa. Trong đó có phòng khám tiêu hóa hàng ngày đều rất đông người bệnh tới khám. Các bác sĩ tại đây đều là những Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y,.. trực tiếp đến thăm khám và điều trị.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1 thuộc đường Tôn Thất Tùng, phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: 1900 6422.
  • Website: https://dangky.benhviendaihocyhanoi.com/.

Đọc thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu? Review 18 Địa Chỉ Uy Tín Bạn Nên Đến

Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108

Bệnh viện 108 là bệnh viện uy tín và luôn đảm bảo về chất lượng khám chữa bệnh. Các dịch vụ của bệnh viện cũng được người bệnh đánh giá cao. Đến đây, bạn sẽ được tư vấn chăm sóc chu đáo và nhiệt tình như đi khám tại các bệnh viện theo tiêu chuẩn Quốc tế. Người bệnh khi đi làm xét nghiệm dạ dày có thể đăng ký khám tại Khoa khám bệnh đa khoa hoặc khoa khám bệnh theo yêu cầu, các nhân viên y tế tại đây sẽ hướng dẫn bạn vào phòng khám phù hợp.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1B đường Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: 096 775 16 16.
  • Website: https://www.benhvien108.vn/home.htm

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một cơ sở khám chữa bệnh trào ngược dạ dày uy tín và chất lượng tại Sài Gòn và khu vực miền Nam, với đội ngũ y bác sĩ ưu tú cùng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Tại bệnh viện có nhiều khoa khám chữa bệnh liên quan đến dạ dày như: Khoa nội soi, khoa gan mật tụy, khoa nội tiêu hóa,… Quá trình chẩn đoán và khám chữa bệnh áp dụng nhiều thiết bị tiên tiến giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Xét nghiệm trào ngược dạ dày tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Xét nghiệm trào ngược dạ dày tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 215 thuộc đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 3855 4269.
  • Website: http://www.bvdaihoc.com.vn/.

Xem chi tiết: Top 6+ Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Bác Sĩ Khuyên Dùng

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đứng đầu cả nước về nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế hiện đại. Bệnh viện có quy mô lớn, phục vụ cho toàn bộ người dân khu vực miền Nam đến khám chữa các bệnh lý về đường tiêu hóa, dạ dày. Quá trình thăm khám và điều trị bệnh được áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại như nội soi, cộng hưởng từ MRI, CT scan,… Do đó người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi tới đây làm xét nghiệm trào ngược dạ dày.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 201B trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 3855 4137.
  • Website: http://choray.vn/.

Bệnh viện Trung ương Huế

Bệnh viện Trung ương Huế là một trong 3 bệnh viện trung ương lớn nhất của cả nước, đây cũng là bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam. Trong đó, Khoa nội tiêu hóa của bệnh viện được trang bị các thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, sẽ giúp bạn tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, đồng thời giúp quá trình thăm khám và điều trị bệnh được chính xác và hiệu quả hơn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 16 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
  • Điện thoại: 0234 3822 325.
  • Website: https://bvtwhue.com.vn/.

Chi phí cho việc xét nghiệm trào ngược dạ dày ở mỗi bệnh viện sẽ có sự khác nhau, tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định cho bạn. Tuy nhiên giá sẽ giao động từ 600.000 VNĐ đến 1.500.000 VNĐ/lần. Để biết được mức giá chính xác cho từng xét nghiệm, bạn có thể tham khảo tại website chính thức của mỗi bệnh viện.

Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Bạn Xoa Bóp Bấm Huyệt Trị Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà

Lưu ý trước khi xét nghiệm trào ngược dạ dày

Các xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản giúp bác sĩ nhận diện vấn đề và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cần thiết.

Lưu ý trước khi xét nghiệm trào ngược dạ dày
Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về các vấn đề đang gặp phải để được tư vấn hướng giải quyết phù hợp

Bên cạnh đó, người bệnh nên hợp tác với bác sĩ, tuân thủ hướng dẫn để có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Những lưu ý dành cho bạn đọc trước khi thực hiện xét nghiệm như sau:

  • Nhằm không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, người bệnh nên nhịn ăn vài tiếng và ngưng dùng thuốc tây theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Người bệnh cần cung cấp trung thực các thông tin liên quan khác bên cạnh thực hiện xét nghiệm như triệu chứng đang gặp, tiểu sử bệnh lý của bản thân và người thân trong gia đình, thuốc đang sử dụng,…Thông qua đó sẽ góp phần giúp bác sĩ củng cố kết quả chẩn đoán tốt hơn.
  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đáng tin cậy để thực hiện kiểm tra, chẩn đoán bệnh dạ dày. Tránh các cơ sở không đảm bảo để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm dạ dày do kỹ thuật, trang thiết bị không đạt chuẩn, không hợp vệ sinh.
  • Chuẩn bị tinh thần và chi phí trước khi đến xét nghiệm tại bệnh viện. Trường hợp phát hiện các bệnh lý khác, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, nếu có thắc mắc nên tham vấn với bác sĩ chuyên khoa, tránh việc tự ý điều trị bệnh tại nhà.

Qua bài viết, hy vọng cung cấp đến bạn đọc thông tin cần thiết về các xét nghiệm và chẩn đoán trào ngược dạ dày hiện nay. Để điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường. Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc tây để tránh tác dụng phụ và hạn chế nguy cơ biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm