Đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị là triệu chứng có mức độ nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe như loét dạ dày tá tràng, viêm túi mật cấp, ngộ độc thực phẩm hoặc thậm chí là xuất huyết dạ dày.

đau quặn từng cơn vùng thượng vị
Đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị do đâu? Nguy hiểm không?

Nhận biết đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị

Thượng vị là vùng bụng giữa nằm ở dưới xương ức và trên rốn. Đây là vị trí của dạ dày và một số cơ quan tiêu hóa khác như phần cuối thực quản, đầu ruột non (tá tràng), tuyến tụy, tuyến mật,… Đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị là tình trạng tương đối phổ biến.

Tình trạng này thường biểu hiện qua một số dấu hiệu sau:

  • Đau ở vùng thượng vị, mức độ đau nặng, đau quặn thành từng cơn
  • Cơn đau bùng phát đột ngột, sau đó thuyên giảm và tái phát hoặc cũng có thể đau dai dẳng và kéo dài
  • Đau quặn ở vùng thượng vị thường đi kèm với triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, tiêu chảy,… tùy theo nguyên nhân cụ thể

Đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị là dấu hiệu cho thấy dạ dày và các cơ quan tiêu hóa bị tổn thương nặng. Do đó, bạn đọc cần tìm hiểu nguyên nhân và hướng xử lý tình trạng này đúng cách. Nếu chủ quan, cơn đau có thể tăng dần về mức độ và tần suất theo thời gian.

Xem thêm: Đau Vùng Thượng Vị Buồn Nôn Do Đâu, Phải Điều Trị Thế Nào?

Vùng thượng vị đau quặn từng cơn do đâu?

Thượng vị là vị trí chứa nhiều cơ quan tiêu hóa quan trọng. Vì vậy, tình trạng đau quặn bụng ở vị trí này có thể bắt nguồn từ những bệnh lý sau:

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh tiêu hóa thường gặp. Bệnh lý này đặc trưng bởi một số triệu chứng như đau quặn vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc của dạ dày và phần đầu ruột non (tá tràng) bị viêm, loét do tác động của HCl, pepsin trong dịch vị và các chất kích thích có trong thức ăn và thức uống.

đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị
Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý có thể gây đau quặn bụng từng cơn ở vùng thượng vị

Ban đầu, bệnh chỉ gây đau nhẹ ở vùng thượng vị. Tuy nhiên theo thời gian, vết loét ăn sâu vào niêm mạc khiến người bệnh đau nhiều, mức độ đau dữ dội và đau quặn từng cơn. Đây là dấu hiệu cho thấy, vết loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng đã chuyển biến nặng. Nếu không tiến hành điều trị, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Xuất huyết dạ dày

Đau quặn ở vùng thượng vị cũng có thể là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày – tình trạng máu chảy ra từ niêm mạc dạ dày. Đây là tình trạng cấp cứu cần được xử lý sớm để tránh mất máu quá nhiều, sốc và tử vong. Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là do vết loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng chuyển biến nặng gây vỡ mạch và chảy máu.

đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị
Xuất huyết dạ dày thường gây đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị, cơn đau đột ngột và có mức độ nặng

Xuất huyết dạ dày thường gây đau ở vùng thượng vị, mức độ đau nặng, đột ngột, đau quặn từng cơn và nặng dần theo thời gian. Ở một số trường hợp, cơn đau có thể lan dần ra phía sau lưng, vùng bụng giữa và bụng dưới. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như nôn ra máu, bã nôn có màu đỏ sậm hoặc cà phê, đại tiện ra phân đen, sốt nhẹ,…

Tin liên quan: Xuất Huyết Tiêu Hóa Dưới Là Gì? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

3. Viêm túi mật cấp tính

Viêm túi mật cấp tính là tình trạng túi mật bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là do sỏi gây tắc nghẽn và làm viêm ống dẫn + túi mật. Các triệu chứng của bệnh lý này thường bùng phát đột ngột, mức độ nặng và dễ nhận biết.

Viêm túi mật cấp gây đau quặn ở vùng thượng vị và vùng hạ sườn phải, cơn đau khởi phát đột ngột và mức độ nặng dần theo thời gian. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, ớn lạnh và sốt. Do đó, bạn đọc nên xem xét các biểu hiện đi kèm để có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân gây đau quặn ở vùng thượng vị.

4. Do ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm (trúng thực) thuật ngữ đề cập đến các triệu chứng xảy ra do dùng phải thực phẩm, thức uống chứa độc tố, nấm, virus hoặc ký sinh trùng. Trúng thực có thể có mức độ nhẹ đến nặng và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời.

đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây đau quặn ở vùng thượng vị kèm buồn nôn và nôn mửa

Ngộ độc thực phẩm thường gây tiêu chảy kèm theo buồn nôn, nôn mửa và đau bụng. Bệnh nhân có thể bị đau ở vùng bụng giữa và dưới nhưng cũng có thể đau ở vùng thượng vị. Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, mức độ đau thường dữ dội, đau quặn thành từng cơn kèm theo mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, đau đầu,…

5. Các bệnh lý tiêu hóa khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau quặn ở vùng thượng vị cũng có thể xảy ra do các bệnh tiêu hóa khác như:

  • Loét thực quản do trào ngược dạ dày thực quản.
  • Xuất huyết tiêu hóa trên (có thể xảy ra ở dạ dày, thực quản hoặc tá tràng).
  • Thủng dạ dày.
  • Bệnh Crohn.
  • Hội chứng Mallory Weiss.
  • Các bệnh về gan, tuyến tụy.

Đau từng cơn ở vùng thượng vị có nguy hiểm không?

Đau vùng thượng vị từng cơn là triệu chứng có mức độ nặng cần được lưu tâm. Thực tế, các bệnh lý tiêu hóa có mức độ nhẹ thường chỉ gây ra cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Hơn nữa, đau vùng thượng vị do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học cũng có mức độ vừa phải, ít khi đau quặn thành từng cơn.

Do đó, tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác đang bị tổn thương nặng. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, bạn đọc nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc không kê toa làm che lấp các triệu chứng điển hình của bệnh, dẫn đến tình trạng phát hiện bệnh muộn và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

Bạn cần biết: Biểu hiện của bệnh đau thượng vị dạ dày – Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Khi đau quặn từng cơn vùng thượng vị cần làm gì? Khi nào đi khám?

Khi xuất hiện những cơn đau quặn vùng thượng vị, đầu tiên bạn cần uống một ly nước ấm. Trong trường hợp bị đau bụng, tiêu chảy thì các bạn có thể pha thêm một chút gừng. Việc này sẽ giúp dạ dày giảm co thắt và làm dịu các cơn đau. Bên cạnh đó nên hạn chế vận động, thay vào đó hãy nằm nghỉ và chú ý những triệu chứng xảy ra tiếp theo để chủ động xử lý tốt hơn.

Trường hợp xuất hiện các cơn đau đột ngột, dữ dội trong nhiều giờ có thể là triệu chứng liên quan tới bệnh viêm tụy cấp hay nhồi máu cơ tim nên cần phải đi khám ngay. Nếu các cơn đau không thuyên giảm, ngắt quãng và kéo dài trong vài ngày, kèm theo một số triệu chứng dưới đây thì bạn cũng nên đi khám. Cụ thể:

  • Khó thở.
  • Nôn ra máu.
  • Đau, tức ngực.
  • Đau thượng vị sau đó lan qua những bộ phận khác.
  • Máu trong phân hoặc phân có màu đen hay màu hắc ín. 
Hãy tới cơ sở y tế khám nếu các dấu hiệu trở nên trầm trọng hơn
Hãy tới cơ sở y tế khám nếu các dấu hiệu trở nên trầm trọng hơn

Đau quặn từng cơn vùng thượng vị nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với những người bị đau thượng vị hay đau dạ dày nói chung. Cụ thể những thực phẩm mà người bệnh nên và không nên bổ sung trong trường hợp này gồm có:

Nên:

  • Sử dụng thực phẩm an toàn, sạch sẽ và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Nên sử dụng đồ ăn mềm, dễ nuốt như: Cháo, súp, canh để giảm áp lực cho dạ dày.
  • Nên ăn những loại rau củ có thể nấu cùng gia vị như hành, gừng vì các gia vị này rất tốt cho người bị gặp các vấn đề về tiêu hóa.
  • Ăn uống đúng giờ, đúng bữa nhưng không nên ăn quá nhiều.
  • Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước ép để tăng cường vitamin, sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày như: Khoai tây, bắp cải, bí đao, mộc nhĩ,… Đây đều là những thực phẩm có tác dụng hữu hiệu trong việc cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau quặn thượng vị từng cơn.

Không nên:

  • Hạn chế các loại đồ uống, thức ăn có chất kích thích như thuốc lá, bia rượu.
  • Không nên ăn thực phẩm được chế biến sẵn, đồ đông lạnh, đồ có chứa nhiều chất bảo quản.
  • Thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo cũng nên gạch bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày.
  • Cần hạn chế ăn các món chiên xào có nhiều dầu mỡ. 

Lưu ý: Bị đau thượng vị nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Cách điều trị đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị

Vùng thượng vị đau quặn từng cơn là triệu chứng có mức độ nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cho thấy các cơ quan tiêu hóa đang bị tổn thương nặng cần được thăm khám và xử trí kịp thời. Dù không quá phổ biến nhưng đã có nhiều trường hợp gặp phải các biến chứng nguy hiểm do chủ quan trước những biểu hiện bất thường của cơ thể.

1. Thăm khám và điều trị y tế

Khác với đau thượng vị dạ dày thông thường, đau quặn từng cơn là triệu chứng có mức độ nặng. Vì vậy ngay khi gặp phải tình trạng này, bạn đọc cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị. Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, thực hiện các thủ thuật thông qua nội soi hoặc phẫu thuật.

đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị
Khi nhận thấy đau quặn bụng từng cơn ở vùng thượng vị, cần chủ động tìm gặp bác sĩ

Hầu hết các bệnh lý gây đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị đều có đáp ứng tốt với điều trị và thuyên giảm hoàn toàn sau một thời gian. Ngược lại, tình trạng chủ quan có thể khiến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác bị tổn thương nặng gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe.

2. Áp dụng mẹo giảm đau tạm thời

Nếu chưa thể đến bệnh viện ngay, bạn cũng có thể làm dịu cơn đau bằng một số biện pháp tại nhà như:

  • Chườm ấm chườm lạnh: Chườm ấm/chườm lạnh là biện pháp làm dịu cơn đau ở vùng thượng vị an toàn và dễ thực hiện. Thông thường, nên chườm ấm để thư giãn cơ trơn dạ dày và thực quản, từ đó giúp cải thiện cơn đau do dạ dày co bóp quá mức. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu chảy máu dạ dày, nên chườm lạnh để làm co mạch máu và giảm tốc độ xuất huyết.
  • Uống trà thảo mộc: Uống các loại trà thảo mộc có thể làm loãng axit dạ dày, chống viêm và cải thiện tình trạng dạ dày co bóp quá mức. Ngoài ra, một số loại trà như mật ong, cam thảo, bạc hà, gừng,… còn có tác dụng giảm buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên, cần tránh các loại trà chứa nhiều tannin và caffeine như trà xanh, trà đen,… trong thời gian này.
  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là một trong những cách đơn giản có thể làm dịu cơn đau ở vùng thượng vị. Khi nằm nghỉ, nên nằm nghiêng bên trái để ngăn không cho dịch vị cùng với thức ăn trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm cơn đau bằng cách nằm co người để làm giảm áp lực lên thực quản – dạ dày – tá tràng.
đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị
Dùng trà thảo mộc có thể làm dịu cơn đau ở vùng thượng vị dạ dày

Các mẹo giảm đau trên chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, hoàn toàn không thể khắc phục nguyên nhân gây đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị. Do đó, bạn đọc nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Thay đổi lối sống sinh hoạt

Đau quặn từng cơn vùng thượng vị thường là tình trạng phổ biến của chứng khó tiêu và trào ngược acid. Vậy nên chúng ta có thể cải thiện tình trạng này nếu thực hiện một số nguyên tắc sau: 

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để làm giảm bớt áp lực lên dạ dày.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Không nên ăn quá nhanh.
  • Hạn chế nằm xuống ngay sau khi vừa ăn no.
  • Nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp ngăn chặn tình trạng trào ngược và giảm đầy bụng, chướng hơi hiệu quả.
  • Khi nằm nên gối cao đầu một chút.
  • Không nên khi đang bị đau dạ dày, thay vào đó hãy pha một cốc trà hoa cúc để làm dịu bớt cơn đau. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị là triệu chứng có mức độ nặng, cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe ở dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Do đó khi gặp phải tình trạng này, bạn đọc cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

Triệu chứng liên quan