Nội dung chính

Viêm xoang cấp xảy ra khi các xoang bị viêm và sưng lên trong thời gian ngắn. Tình trạng này thường đột ngột, các triệu chứng nặng nề nhưng giảm nhanh khi dùng thuốc. Viêm cấp cần được điều trị sớm để tránh chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Viêm xoang cấp là gì?

Viêm xoang cấp là tình trạng viêm xoang xảy ra trong thời gian ngắn, thường trong 10 ngày hoặc dưới 4 tuần. Tình trạng này có thể bao gồm nhiễm trùng xoang. Trong đó xoang bị viêm và sưng lên. Điều này gây ra tình trạng ứ đọng chất nhầy do không thể thoát nước.

Viêm xoang cấp
Viêm xoang cấp xảy ra khi xoang bị viêm và sưng lên trong thời gian ngắn, thường do virus

Xoang là những khoảng trống (khoang) bên trong mũi. Chúng được kết nói bởi những kênh hẹp, có chức năng tạo chất nhầy loãng (lượng thích hợp) chảy ra khỏi lỗ mũi để làm sạch mũi.

Tuy nhiên nhiễm trùng có thể khiến các xoang bị kích thích và sưng lên. Điều này khiến chất nhầy loãng không thể chảy ra khỏi mũi mà tích tụ bên trong. Từ đó gây ra tình trạng tắc nghẽn.

Những người bị viêm xoang cấp sẽ có dấu hiệu khó thở bằng mũi kèm theo đau nhói khó chịu, sưng tấy khu vực xung quanh mắt và mặt.

Tìm hiểu thêm: Viêm Xoang Gây Sưng Mặt Do Đâu? Cách Xử Lý Tình Trạng Bệnh

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh viêm xoang cấp chủ yếu xảy ra do cảm lạnh thông thường và dị ứng. Tuy nhiên bệnh cũng có thể phát triển do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm làm kích ứng, sưng và khiến các xoang bị tắc.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Bất thường đường mũi, chẳng hạn như khối u hoặc polyp mũi, lệch vách ngăn mũi
  • Cảm lạnh thông thường (nhiễm virus)
  • Một số tình trạng dị ứng làm ảnh hưởng đến xoang, chẳng hạn như sốt cỏ khô
  • Một số tình trạng sức khỏe như rối loạn hệ thống miễn dịch (HIV/AIDS), xơ nang…
  • Sinh hoạt ở những nơi có nhiều khả năng lây nhiễm như nhà trẻ
  • Dị ứng mũi
  • Thường xuyên có những hoạt động dẫn đến thay đổi áp suất. Chẳng hạn như lặn biển hoặc bay.

Triệu chứng của viêm xoang cấp

Bệnh viêm xoang cấp thường có những triệu chứng đột ngột và nghiêm trọng, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Bao gồm:

  • Đau hoặc cảm thấy có áp lực ở mặt và đầu
  • Nghẹt mũi dẫn đến khó thở bằng mũi
  • Chảy nước mũi đặc, có màu vàng hoặc xanh
  • Thường xuyên có chất nhầy đặc chảy xuống phía sau cổ họng
  • Mất mùi và vị
  • Hôi miệng
  • Ho, thường nặng hơn vào ban đêm
  • Đau, nhức, sưng và tăng áp lực quanh mắt, mũi, trán hoặc/ và má. Triệu chứng này thường trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian
  • Sốt
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Nhức răng
  • Đau đầu
  • Đau hoặc tăng áp lực tai
  • Đau họng.
Chảy nước mũi đặc có màu vàng hoặc xanh
Viêm xoang cấp gây đau đầu, đau mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi đặc có màu vàng hoặc xanh

Viêm xoang cấp có nguy hiểm không?

Nếu được chăm sóc và điều trị tốt, hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Nhiều trường hợp nặng hơn có thể có các triệu chứng kéo dài từ 3 đến 4 tuần.

Bệnh viêm xoang cấp ít khi gây biến chứng hoặc có những biến chứng nghiêm trọng. Nhưng nếu việc chăm sóc và điều trị không diễn ra, người bệnh có thể gặp một số biến chứng dưới đây:

  • Viêm xoang mãn tính (viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần)
  • Viêm màng não
  • Nhiễm trùng lây lan dẫn đến viêm mô tế bào hoặc viêm tủy xương (hiếm gặp)
  • Giảm thị lực hoặc mù lòa vĩnh viễn nếu nhiễm trùng lan đến hốc mắt.

Có thể bạn quan tâm: Bị Viêm Xoang Nặng Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Chẩn đoán viêm xoang cấp như thế nào?

Bệnh viêm xoang cấp được chẩn đoán bằng cách kiểm tra các triệu chứng và tiền sử bệnh. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét mũi, tai và cổ họng để kiểm tra tình trạng sung huyết, sưng tấy, tiết dịch và tắc nghẽn bên trong.

Để xác định viêm xoang và tìm kiếm nguyên nhân, người bệnh được thực hiện những xét nghiệm sau:

  • Nội soi mũi: Một ống nội soi mỏng và linh hoạt được đưa vào mũi để kiểm tra trực quan bên trong xoang. Điều này giúp xác định chính xác tình trạng.
  • Chụp CT: Nếu có nghi ngờ bất thường hoặc biến chứng, chụp CT có thể được chỉ định để kiểm tra kỹ lưỡng vùng mũi và xoang. Từ đó xác định các vấn đề và tìm hướng điều trị tốt nhất.
  • Xét nghiệm mẫu mô từ mũi hoặc xoang: Xét nghiệm này thường không cần thiết. Tuy nhiên nếu viêm xoang cấp không đáp ứng với điều trị hoặc ngày càng nghiêm trọng, người bệnh sẽ được kiểm tra những mẫu mô (nuôi cấy) từ xoang hoặc từ vùng mũi. Xét nghiệm này cho phép tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng.
  • Thử nghiệm dị ứng: Nếu nghi ngờ viêm xoang liên quan đến dị ứng, thử nghiệm dị ứng sẽ được thực hiện. Xét nghiệm này có khả năng xác định chính xác chất gây dị ứng.

Điều trị viêm xoang cấp

Hầu hết bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều trị và không tái phát. Hiếm khi phẫu thuật được thực hiện. Dưới đây là những phương pháp được chỉ định trong điều trị viêm xoang cấp:

1. Thuốc

Bệnh viêm xoang cấp chủ yếu được điều trị bằng thuốc. Những loại thuốc thường được chỉ định gồm:

  • Corticosteroid mũi: Bệnh nhân được chỉ định thuốc xịt mũi Corticosteroid để điều trị viêm xoang cấp. Thuốc giúp điều trị viêm bên trong xoang và giảm đau hiệu quả. Những loại thường được sử dụng gồm Fluticasone, Beclomethasone, Budesonide…
  • Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có thể được dùng ở dạng thuốc xịt mũi hoặc thuốc uống. Thuốc này có tác dụng phòng ngừa và điều trị tắc nghẽn. Tuy nhiên thuốc thông mũi chỉ nên được sử dụng trong vài ngày để tránh tắc nghẽn hồi phục (tắc nghẽn nghiêm trọng hơn).
  • Thuốc dị ứng: Thuốc này được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm xoang do dị ứng. Thuốc có tác dụng điều trị dị ứng và giảm những triệu chứng liên quan.
  • Thuốc kháng sinh: Hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp do virus, có thể khỏi và không cần điều trị. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng xoang do vi khuẩn, kháng sinh sẽ được dùng để loại bỏ nguyên nhân. Thuốc này cần được dùng đúng liệu trình để ngăn vi khuẩn kháng thuốc.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau cần được sử dụng để làm dịu những cơn đau do viêm xoang cấp gây ra. Trong đó Acetaminophen và Ibuprofen là những loại được dùng phổ biến. Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Ibuprofen thường mang đến hiệu quả cao hơn nhưng cần thận trọng để tránh gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.

XEM NGAY: TOP 15 Thuốc Trị Viêm Xoang Chất Lượng Nhất Cho Bạn

2. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch có thể được chỉ định cho những trường hợp bị viêm xoang cấp do dị ứng và đáp ứng kém với thuốc thông thường. Liệu pháp này bao gồm việc tiêm phòng dị ứng để cơ thể có cơ hội thích nghi, giảm phản ứng đối với những chất gây dị ứng cụ thể. Từ đó giảm nhanh các triệu chứng và phòng ngừa tái phát.

3. Chăm sóc tại nhà

  • Làm ẩm hốc xoang: Chuẩn bị một bát nước nóng, trùm một chiếc khăn lên đầu, giữ hơi nước hướng về phía khuôn mặt và tiến hành hít sâu. Biện pháp này giúp làm ẩm các hốc xoang, tạo điều kiện cho dịch nhầy thoát ra và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra người bệnh có thể hít hơi nước trong khi tắm nước ấm. Biện pháp này cũng giúp làm ẩm hốc xoang, giảm đau và làm sạch dịch nhầy hiệu quả.
  • Nước muối xịt mũi: Cần thường xuyên rửa và làm sạch đường mũi bằng dung dịch muối. Dung dịch này giúp giảm viêm, làm loãng và loại bỏ chất dịch ứ đọng trong xoang. Từ đó giúp thông mũi và hỗ trợ điều trị. Ngoài ra dung dịch muối còn có tác dụng làm sạch bụi bẩn và chống khuẩn.
  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi đầy đủ để làm dịu triệu chứng và giúp cơ thể có thời gian phục hồi.
  • Chườm ấm: Dùng một chiếc khăn ấm và ẩm đặt trên xoang từ 10 – 15 phút. Biện pháp này có thể giúp thư giãn và giảm đau cho bạn.
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm giúp cung cấp độ ẩm cho không khí. Điều này giúp làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, đau nhức khó chịu và các triệu chứng khác cho người bị viêm xoang.
  • Nâng cao đầu khi ngủ: Khi bị viêm xoang cấp hoặc mãn tính, hãy nâng cao đầu khi ngủ. Điều này giúp xoang của bạn thoát nước một cách dễ dàng hơn.
  • Uống thêm chất lỏng: Bệnh nhân bị viêm xoang cấp cần uống nhiều nước mỗi ngày. Điều này có thể khiến dịch nhầy loãng ra, giảm tiết dịch và ứ đọng mủ tại xoang. Từ đó giúp mũi thông thoáng hơn và mang đến cảm giác dễ chịu cho bạn.
Thường xuyên xông mũi để làm ẩm hốc xoang
Thường xuyên xông mũi để làm ẩm hốc xoang, giảm đau và giúp dịch nhầy thoát ra ngoài

Chia sẻ cho bạn: Tìm Hiểu 3 Mẹo Chữa Viêm Xoang Bằng Lá Lốt Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả

4. Phẫu thuật

Hiếm khi phẫu thuật được thực hiện cho trường hợp viêm xoang cấp. Tuy nhiên nếu viêm tái phát nhiều lần và liên quan đến cấu trúc mũi, bác sĩ có thể phẫu thuật để khắc phục.

Phẫu thuật có thể bao gồm:

  • Sửa chữa vách ngăn mũi bị lệch
  • Loại bỏ polyp mũi hoặc khối u
  • Làm sạch và dẫn lưu xoang.

Phòng ngừa bệnh viêm xoang cấp

  • Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi ăn xong, sau khi đi vệ sinh.
  • Mang khẩu trang khi ra ngoài và tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm cúm. Điều này có thể giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên dẫn đến viêm xoang.
  • Kiểm soát tốt dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống và sinh sống ở những nơi có không khí trong lành.
  • Tránh không khí ô nhiễm và khói thuốc lá.
  • Ăn uống đều độ, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ nước mỗi ngày. Điều này giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh và nâng cao hệ thống miễn dịch của bạn. Từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp, bao gồm cả viêm xoang cấp tính.
  • Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý nếu tiếp xúc nhiều với bụi bẩn hoặc đang bị nhiễm trùng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết hanh khô. Thiết bị này có chức năng cung cấp độ ẩm cho không khí, giảm nguy cơ viêm xoang. Nên thường xuyên vệ sinh thiết bị kỹ lưỡng, đảm bảo máy tạo độ ẩm không khí luôn sạch, không bị bám bụi và không có nấm móc.
Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng
Phòng ngừa viêm xoang cấp bằng cách rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng diệt khuẩn

Bệnh viêm xoang cấp thường có đáp ứng tốt với thuốc và các biện pháp chăm sóc tại nhà. Bệnh có thể khỏi trong vòng 10 ngày hoặc lâu hơn. Tuy nhiên việc điều trị sớm và tích cực là điều cần thiết để tránh phát triển những biến chứng nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Nâng mũi là phương pháp định hình lại khung sụn, giúp thay đổi hình dạng và tăng tính thẩm mỹ cho mũi. Tuy nhiên những người bị viêm xoang có nâng mũi được không? Bài...

Xem chi tiết

Viêm xoang là bệnh thường gặp, không chỉ gây các triệu chứng tại xoang mà còn gây sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau nhức đầu, ngứa mắt, đau cổ họng... Có rất nhiều biện pháp...

Xem chi tiết

Khi nào nên mổ viêm xoang mũi, các phương pháp và chi phí mổ viêm xoang mũi có đắt không là thắc mắc chung của những bệnh nhân đang mắc căn bệnh này. Được biết,...

Xem chi tiết

Người bệnh cần nắm rõ viêm xoang có gây sốt không và những phương pháp điều trị để có những hướng xử lý thích hợp. Viêm xoang do nhiễm trùng thường gây sốt nhẹ. Một...

Xem chi tiết

Viêm xoang là bệnh thường gặp, xảy ra khi niêm mạc xoang bị sưng viêm gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, nhức mũi, chảy dịch mũi, đau đầu... Bị viêm xoang có phải...

Xem chi tiết

Viêm xoang sàng sau có mổ được không là thắc mắc chung của người bệnh. Phương pháp này phù hợp với những người không đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn, có biến chứng...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp