Viêm VA Độ 3: Biểu Hiện Và Các Phương Pháp Điều Trị

Viêm VA độ 3 là mức độ nặng của bệnh viêm VA. Những trường hợp này có VA phì đại che lắp gần 75% cửa mũi sau, đè lên cửa khẩu cái khiến người bệnh ngạt mũi và khó thở. Việc không sớm xử lý sẽ gây ra nhiều biến chứng.

Viêm VA độ 3 là gì?

Viêm VA độ 3 được đánh giá là giai đoạn nặng của bệnh viêm VA. Trong giai đoạn này, tổ chức VA đã có sự tăng lên đáng kể về kích thước (phì đại). Nó đè lên cửa khẩu cái, che lắp từ 50 – 75% cửa mũi sau. Điều này làm cản trở quá trình di chuyển của không khí, gây thiếu thở mãn tính dẫn đến thiếu oxy, kém tập trung và đãng trí.

Viêm VA độ 3
Viêm VA độ 3 có VA phì đại nhiều, đè lên cửa khẩu cái và che lắp từ 50 – 75% cửa mũi sau

Viêm VA (hay sùi vòm mũi họng) là tình trạng viêm của VA. Đây là một tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng, có chức năng sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.

Tuy nhiên sự phát triển quá mức của virus hoặc vi khuẩn khiến tổ chức này bị viêm. Từ đó hình thành khối sùi vòm họng, đè lên cửa khẩu cái và chặn đường hô hấp. Viêm VA được chia thành 3 cấp độ, bao gồm:

  • Độ I: VA phì đại che lắp < 25% cửa mũi sau
  • Độ II: VA phì đại che lắp < 50% cửa mũi sau
  • Độ III: VA phì đại che lắp < 75% cửa mũi sau
  • Độ IV: VA phì đại che lắp > 75% cửa mũi sau

Những người bị viêm VA độ 3 sẽ có những triệu chứng rõ rệt hơn, thường xuyên ngạt mũi, chảy mũi, khó thở và cần phải thở bằng miệng.

Nguyên nhân gây viêm VA độ 3

Bệnh viêm VA độ 3 tiến triển từ viêm VA độ 1 và 2 không được điều trị. Bệnh lý này thường liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Những tác nhân thường gặp gồm:

  • Liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A
  • Tụ cầu vàng
  • Haemophilus influenzae
  • Myxovirus
  • Rhinovirus
  • Adenovirus…

Những yếu tố làm tăng nguy cơ:

  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Thể trạng yếu hoặc suy dinh dưỡng
  • Trẻ sinh thiếu tháng
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Nhiễm bệnh cúm hoặc sởi
  • Không giữ ấm cơ thể đúng cách khi chuyển mùa
  • Tiếp xúc khói thuốc lá và bụi bẩn.

Triệu chứng của viêm VA độ 3

Viêm VA độ 3 có VA phì đại che lắp 50 – 75% cửa mũi sau. Điều này gây ngạt thở và những triệu chứng khó chịu khác. Những triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh:

  • Sốt cao từ 38 độ C đến 41 độ C, đôi khi co giật và co thắt thanh môn
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Đau nhức cơ
  • Chán ăn và bỏ bú
  • Ngạt mũi tiến triển theo thời gian
  • Tăng tiết dịch mũi, nước mũi có màu vàng xanh hoặc màu xanh đục
  • Chảy nước mũi nhiều
  • Khó thở
  • Gần như thở bằng miệng, thường xuyên há miệng khi thở
  • Nói và khóc giọng mũi
  • Ho nhiều, ho khan từng cơn hoặc ho có đờm vàng
  • Ù tai, nghe kém, trẻ thường xuyên bứt tai do ngứa
  • Đau tai
  • Thở ngáy hoặc ngủ ngáy
  • Thở nhanh, nhịp không đều
  • Thường xuyên quấy khóc hoặc cáu gắt
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu
  • Rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn trớn và tiêu chảy
  • Thường xuyên tỉnh giấc, ngủ không ngon
Viêm VA độ 3 khiến trẻ thường xuyên há miệng khi thở
Viêm VA độ 3 khiến trẻ thường xuyên há miệng khi thở, ngạt mũi, thở ngáy hoặc ngủ ngáy

Khi thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện những dấu hiệu sau:

+ Nội soi mũi và họng

  • Phù nề ở niêm mạc và cuốn mũi dưới
  • Xuất hiện các khe đọng dịch mũi
  • Niêm mạc họng đỏ
  • Khó khám vòm họng qua mũi
  • Hốc mũi nhiều dịch mủ
  • Khi hút hết dịch mũi và dùng thuốc co niêm mạc có thể phát hiện nhiều khối sùi bóng, đỏ
  • Có các khối lympho lớn như hạt đậu xanh ở thành sau họng
  • Có dịch mủ từ mũi chảy xuống họng
  • Mủ nhầy phủ tổ chức VA ở vòm mũi, họng.

+ Nội soi tai

  • Màng nhĩ mất bóng
  • Màng nhĩ bị lõm vào do tắc vòi nhĩ
  • Màng nhĩ chuyển sang màu hồng do sung huyết.

+ Hạch bạch huyết

  • Sưng hạch góc hàm
  • Không bị viêm quanh hạch.

Viêm VA độ 3 có nguy hiểm không?

Viêm VA độ 3 là mức độ nặng của viêm VA. Việc không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ cũng như sức khỏe tổng thể. Những biến chứng thường gặp gồm:

  • Viêm VA mãn tính (do viêm VA cấp tái phát nhiều lần)
  • Kém tập trung và đãng trí do não bộ không được cung cấp đủ oxy và giảm lượng không khí vào phổi
  • Viêm mũi xoang
  • Viêm tai giữa mủ hoặc viêm tai giữa cấp dẫn đến giảm thính lực
  • Viêm xoang
  • Viêm thanh quản
  • Viêm mũi
  • Viêm phế quản
  • Viêm nhiễm khí quản
  • Viêm ổ mắt
  • Viêm cầu thận cấp
  • Viêm đường tiêu hóa
  • Áp xe thành họng
  • Thấp khớp cấp
  • Rối loạn phát triển khối xương mặt
  • Cơ thể bị biến dạng, lưng con hoặc gù, lồng ngực dẹp và hẹp bề ngang, bụng ỏng đít teo, kém thông minh, buồn ngủ và lười biếng.
Bệnh viêm VA độ 3 gây biến chứng viêm tai giữa dẫn đến giảm thính lực
Bệnh viêm VA độ 3 gây biến chứng viêm tai giữa cấp hoặc mủ dẫn đến giảm thính lực

Có thể bạn quan tâm: Viêm Amidan Nên Uống Nước Gì? 8 Loại Tốt Nhất Nên Dùng

Cách chẩn đoán viêm VA độ 3

Bệnh nhân được hỏi về tiền sử bệnh, các triệu chứng lâm sàng kết hợp khám tai, nội soi mũi kiểm tra niêm mạc mũi và họng. Điều này có thể giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng và phì đại của VA. Từ đó xác định cấp độ viêm nhiễm.

Đôi khi bệnh nhân được xét nghiệm công thức máu xác định nhiễm trùng, sinh thiết phân biệt VA phì đại với polyp hoặc khối u cửa mũi sau.

Điều trị viêm VA độ 3 như thế nào?

Điều trị ban đầu cho viêm VA độ 3 là những phương pháp điều trị bảo tồn. Nếu không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành nạo VA.

1. Điều trị bảo tồn

Những phương pháp được chỉ định trong điều trị bảo tồn gồm:

  • Hút mũi và sát trùng nhẹ

Để giúp trẻ dễ thở hơn, bác sĩ sẽ tiến hành hút mũi. Sau đó sử dụng thuốc nhỏ mũi ephedrin 1% và argyron 1% để sát trùng nhẹ. Những thuốc này có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu tình trạng viêm.

  • Kháng sinh tại chỗ

Tiến hành khí dung mũi với thuốc kháng viêm corticoid và kháng sinh. Phương pháp này sử dụng máy khuếch tán thuốc để đưa lượng thuốc thích hợp vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp. Sau vài lần có thể giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm.

  • Kháng sinh toàn thân

Bệnh viêm VA độ 3 và có biến chứng thường được yêu cầu sử dụng kháng sinh toàn thân. Thuốc này giúp loại bỏ nhanh vi khuẩn gây bệnh và điều trị nhiễm trùng ở nhiều vị trí viêm trên cơ thể.

Kháng sinh toàn thân
Kháng sinh toàn thân được chỉ định cho những trường hợp VA bị viêm nặng và có biến chứng
  • Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh điều trị y tế, những trẻ bị viêm VA độ 3 cần được chăm sóc đúng cách. Điều này giúp thúc đẩy quá trình phục hồi và khỏi bệnh.

    • Nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin A, C và những khoáng chất từ các loại rau củ quả, thịt, cá và trứng. Điều này giúp ổn định sức khỏe tổng, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Từ đó góp phần đẩy lùi tình trạng viêm.
    • Luôn cho trẻ nằm nghiêng để phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ.
    • Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để cung cấp độ ẩm cho không khí. Điều này giúp giảm tình trạng ngạt mũi, trẻ dễ thở hơn.
    • Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và súc miệng hàng ngày. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, làm loãng dịch nhầy, vệ sinh sạch sẽ mũi và họng.
    • Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc. Ngoài ra nên giữ ấm vùng tai mũi họng để thúc đẩy quá trình phục hồi.

2. Nạo VA

Người bệnh sẽ được chỉ định nạo VA nếu:

  • Những phương pháp điều trị bảo tồn không mang đến hiệu quả như mong đợi
  • Có viêm VA mãn tính (viêm VA tái phát nhiều lần)
  • Có biến chứng
  • VA phì đại làm bít tắc cửa mũi sau, cản trở đường thở và trẻ ngạt mũi kéo dài.

Quy trình này bao gồm việc gây mê hoặc gây tê cho bệnh nhân, sau đó tiến hành loại bỏ toàn bộ khối VA bị viêm. Nạo VA giúp điều trị dứt điểm tình trạng viêm, ngăn tái phát và những biến chứng của bệnh.

Sau khi nạo VA, trẻ cần được chăm sóc đúng cách để phục hồi nhanh chóng. Cụ thể:

  • Ăn thức ăn mềm, nhạt, nguội hoặc ấm, lỏng và dễ nuốt.
  • Tránh ăn thức ăn có nhiều gia vị, nhiều muối, quá ngọt, nhiều chất béo và thức ăn cay nóng.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn uống, đặc biệt là các loại vitamin.
  • Có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý.
  • Hạn chế nói chuyện.
  • Tránh súc miệng mạnh và quá sâu
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Đọc thêm thông tin: Thực Hiện Cắt Amidan Ở Đâu Tốt Nhất? TOP 10 Bệnh Viện Uy Tín

Phòng ngừa bệnh viêm VA độ 3

Để phòng ngừa viêm VA độ 3 và ngăn tái phát, người bệnh cần được khám và điều trị viêm VA trong giai đoạn sớm. Điều này giúp ngăn VA bị viêm và phì đại nghiêm trọng hơn. Ngoài ra bạn nên thực hiện một số hướng dẫn dưới đây để giảm nguy cơ viêm VA cho trẻ nhỏ. Cụ thể:

  • Khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và thể trạng. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở đường hô hấp, trong đó có viêm VA.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, mỗi ngày đánh răng 2 lần.
  • Thường xuyên súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý (sau khi đánh răng xong). Điều này giúp tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn, dịch nhầy và các chất khác. Từ đó làm sạch đường mũi và họng, giảm nguy cơ bị viêm.
  • Dùng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí khi thời tiết hanh khô. Ngoài ra nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Cung cấp chế độ ăn uống phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu, bú mẹ và ăn dặm đến khi 2 tuổi. Sữa mẹ có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện và chống lại những bệnh viêm nhiễm.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giảm nguy cơ mất nước, hỗ trợ ngăn viêm.
  • Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người hoặc những vùng bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
  • Mang khẩu trang khi ra ngoài để phòng ngừa hít phải bụi bẩn, virus và những tác nhân gây bệnh khác trong môi trường.
  • Không hút thuốc lá và không hít khói thuốc.
  • Giữ ấm cơ thể (đặc biệt là vùng mũi họng), hạn chế cho trẻ hoạt động hoặc di chuyển ngoài trời khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Cần điều trị sớm và tích cực những bệnh lý ở đường hô hấp. Điều này giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm lây lan đến VA.
Vận động và tập thể dục thường xuyên
Vận động và tập thể dục thường xuyên để tăng hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc những bệnh viêm nhiễm

Bệnh viêm VA độ 3 gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và biến chứng nghiêm trọng. Để khắc phục nhanh và giảm rủi ro, người bệnh cần được sớm thăm khám, tiến hành chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: