Viêm Thanh Khí Phế Quản Cấp: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và có khoảng 75 trường hợp là do virus gây ra. Các dấu hiệu bệnh được chia thành nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng để có phương pháp chữa trị cho phù hợp. Một số ít trẻ cần nhập viện cấp cứu để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm thanh khí phế quản cấp là gì?

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp (Croup) là hiện tượng sưng viêm, phù nề xảy ra ở thanh quản và khí quản. Tình trạng này khiến do đường dẫn khí vùng hạ thanh môn cùng với đường hô hấp dưới bị thu hẹp dẫn đến tắc nghẽn, khó thở kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như thở khò khè, ho ông ổng, viêm họng, chảy nước mũi, khàn tiếng, sốt hoặc không sốt…

Viêm thanh khí phế quản cấp
Viêm thanh khí phế quản cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản cấp nhiều nhất, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 5 tuổi. Điều đáng mừng là hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tương đối nhẹ, số lượng gặp biến chứng hoặc phải nhập viện điều trị khá thấp. Nguy cơ mắc bệnh giảm dần khi trẻ lớn hơn.

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp có thể khởi phát vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào mùa thu hay mùa đông, thời tiết thay đổi thất thường khiến số lượng trẻ mắc bệnh tăng vọt. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm và có thể tái phát nếu bé không được chăm sóc, điều trị đúng cách.

Đọc ngay: Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Tiểu Phế Quản Các Mẹ Nên Biết

Nguyên nhân gây viêm thanh khí phế quản cấp

Nghiên cứu đã phát hiện ra, virus là thủ phạm dẫn đến hầu hết các ca mắc bệnh viêm thanh khí phế quản cấp. Phổ biến nhất là virus cúm parainfluenza thuộc các chủng tuýp 1, 2, 3 với tỷ lệ chiếm đến 75%.

Ngoài ra, các chủng virus cúm A, B, virus RSV hay virus sởi cũng có thể khởi phát các đợt cấp của viêm khí quản nhưng ít phổ biến hơn.

Một số nguyên nhân và yếu tố khác có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thanh khó phế quản cấp:

  • Nhiễm vi khuẩn bạch hầu, vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae.
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như khói thuốc lá.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Trong gia đình, lớp học có người mắc bệnh.
  • Giao mùa, thời tiết trở lạnh khiến sức đề kháng giảm.

Xem thêm: Trẻ Bị Viêm Phế Quản Sốt Nhiều Ngày Và Cách Trị Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm thanh khí phế quản cấp

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp có triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác ở đường hô hấp dưới hoặc bệnh cảm cúm thông thường. Các dấu hiệu bệnh thường xuất hiện đột ngột và tăng nặng vào ban đêm, nhất là trong 24 – 48 giờ kể từ khi xuất hiện.

Các biểu hiện thường gặp:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao lên đến 40 độ
  • Sổ mũi
  • Ho
  • Hắt xì
  • Khó thở, thở rít
  • Phập phồng hai bên cánh mũi khi thở
  • Khàn tiếng sau 1 – 3 ngày
  • Chán ăn.
Dấu hiệu viêm thanh khí phế quản cấp
Viêm thanh khí phế quản cấp có thể khiến trẻ bị ho, khó thở kèm theo nhiều triệu chứng khác

Triệu chứng nặng của bệnh viêm thanh khí phế quản cấp:

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp nếu không được phát hiện và khắc phục từ sớm có thể tăng nặng hơn vào các đêm thứ 2 hoặc 3. Lúc này, bệnh bước vào giai đoạn tiến triển mạnh gây ra các triệu chứng rõ rệt và nghiêm trọng hơn.

Hãy đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay nếu con bạn xuất hiện các dấu hiệu nặng dưới đây:

  • Hơi thở gấp gáp kèm theo co rút lồng ngực
  • Da tím tái
  • Thở nông, suy hô hấp
  • Thở rít mặc dù đang nghỉ ngơi
  • Bé đang ăn uống nhưng phải ngừng lại và gắng sức thở
  • Ngủ li bì
  • Sốt cao không hạ hoặc sốt kéo dài quá 2 ngày.

Tìm hiểu thêm: Bé bị viêm phế quản uống thuốc gì? 8 loại được tin dùng

Viêm thanh khí phế quản cấp có lây không?

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp chủ yếu do virus gây ra. Tác nhân gây bệnh này có thể truyền nhiễm, lây lan dễ dàng từ bệnh sang những người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc gần gũi, qua giọt bắn khi người bệnh hắt hơi.

Ngoài ra, việc dùng chung các đồ vật cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, ly uống nước, thìa, đũa, bát ăn cơm… cũng có thể khiến cho mầm bệnh lây lan. Do đó, nếu trong gia đình bạn có người mắc viêm thanh khí phế quản cấp, cần tạm thời cách ly, hạn chế tiếp xúc gần gũi để tránh lây lan bệnh cho các thành viên còn lại.

Tham khảo thêm: Viêm Phế Quản Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp có nguy hiểm không?

Viêm thanh khí phế quản cấp được đánh giá là một bệnh lành tính. Các triệu chứng ở hầu hết ca bệnh thường nhẹ và ít khi gây biến chứng. Tỷ lệ trẻ bị nặng phải nhập viện điều trị chỉ chiếm dưới 10%.

Một số ít trường hợp bị viêm thanh khí phế quản cấp nhưng không điều trị tốt dẫn đến các biến chứng như:

  • Viêm tiểu phế quản cấp
  • Viêm phổi
  • Viêm amidan
  • Viêm tai giữa cấp tính.

Đừng bỏ qua: Hướng Dẫn phân biệt viêm phế quản và viêm tiểu phế quản như thế nào?

Chẩn đoán viêm thanh khí phế quản cấp

Để chẩn đoán bệnh viêm thanh khí phế quản ở giai đoạn cấp tính, bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật sau:

  • Thăm khám lâm sàng
  • Trao đổi về tiền sử bệnh, khả năng ăn uống cùng các dấu hiệu đang gặp phải. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
  • Kiểm tra dị vật đường thở
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: Xét nghiệm công thức máu, nội soi thanh khí quản, phết tế bào ở cổ họng loại trừ bạch hầu, chụp X-quang phổi và X-quang cổ thẳng.

Chuyên gia tư vấn: Viêm Phế Quản Có Truyền Nước Được Không?

Cách điều trị viêm thanh khí phế quản cấp

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của viêm thanh khí phế quản cấp mà bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội trú hoặc ngoại trú. Trẻ cần được theo dõi sát sao trong suốt quá trình chữa trị để xử lý kịp thời nếu bệnh diễn tiến nặng hơn.

1. Chữa viêm thanh khí phế quản cấp mức độ nhẹ

Dựa vào thang điểm Westley, bệnh viêm thanh khí phế quản cấp độ nhẹ thường có các triệu chứng như tri giác bình thường hoặc giảm nhẹ, không tím tái, đôi khi xuất hiện tiếng ho ông ổng. Lúc nằm yên, bệnh nhân không thở rít, không hoặc có co kéo nhẹ lồng ngực.

Phần lớn các trường hợp bị viêm thanh khí phế quản cấp giai đoạn nhẹ có thể tự phục hồi sau 2 – 4 ngày. Bệnh nhân được điều trị ngoại trú tại nhà và thường không cần dùng đến kháng sinh. Cha mẹ có thể cho bé ăn uống bình thường.

Các thuốc điều trị có thể bao gồm:

  • Dexamethason ( hoặc Prednisolon) dùng theo đường uống
  • Thuốc giảm ho cho đối tượng bị ho khan
  • Thuốc hạ sốt, dùng khi sốt từ 38.5 độ C trở lên.

Phụ huynh sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc, theo dõi và cho trẻ dùng thuốc tại nhà. Trẻ cũng cần được đưa đến bệnh viện tái khám mỗi ngày để theo dõi diễn tiến bệnh.

Trong một số trường hợp, trẻ không đáp ứng với điều trị và xuất hiện các triệu chứng nặng. Phụ huynh cần đưa con đi tái khám ngay nếu bé thở co lõm lồng ngực, phát ra tiếng rít khi nằm yên.

Tìm hiểu thêm: Phác Đồ Điều Trị Viêm Phế Quản Chuẩn Bộ Y Tế

2. Điều trị viêm thanh khí phế quản cấp giai đoạn trung bình

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp mức độ trung bình thường có các triệu chứng như: Ho ông ổng thường xuyên, thở rít ngay cả khi nằm yên và có co kéo lồng ngực nhẹ hoặc vừa mỗi khi hít thở.

Trong trường hợp này, trẻ có thể tiếp tục được điều trị ngoại trú nếu nơi ở gần bệnh viện và có đủ điều kiện để theo sát diễn tiến bệnh của bé. Để yên tâm hơn, bác sĩ thường chỉ định cho con bạn nhập viện theo dõi và chữa trị.

thuốc trị viêm thanh khí phế quản cấp
Thuốc Adrenalin thường được chỉ định để điều trị viêm thanh khí phế quản cấp ở mức độ trung bình

Phương hướng điều trị:

  • Dùng thuốc corticoid theo đường uống hay tiêm
  • Điều trị bằng khí dung Budesonide 1 – 2 mg với liều duy nhất cho các trường hợp trẻ không thể dùng corticoid toàn thân.
  • Phối hợp thêm khí dung Adrenalin nếu cần thiết.
  • Chỉ định kháng sinh cho các trường hợp phát hiện nhiễm khuẩn.

Đối với các bé được điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần đưa con đến bệnh viện tái khám mỗi ngày.

Đọc thêm: Bé Bị Viêm Phế Quản Có Nên Nằm Quạt Hay Máy Lạnh Không?

3. Khắc phục viêm thanh khí phế quản cấp giai đoạn nặng

Ở giai đoạn nặng, bệnh viêm thanh khí phế quản cấp gây ho liên tục, thở rít, tím tái, co rút lồng ngực nặng, khó thở, giảm tri giác hoặc dọa suy hô hấp. Trường hợp này cần được nhập viện cấp cứu ngay để tránh tình trạng suy hô hấp đe dọa đến tính mạng.

Cách khắc phục:

  • Giữ trẻ nằm yên với gối cao đầu cho dễ thở
  • Nếu bé quấy khóc, phụ huynh nên bế trẻ lên và dỗ dành. Tránh để bé khóc nhiều bởi tình trạng này có thể khiến thanh quản bị phù nề nghiêm trọng hơn, đồng thời khiến trẻ càng thêm khó thở.
  • Cho trẻ thở oxy khi SpO2 < 92%.
  • Điều trị bằng phác đồ kháng sinh kết hợp với khí dung adrenalin và thuốc Dexamethasone ( dạng tiêm bắp/tĩnh mạch).
  • Trường hợp không đáp ứng với Adrenalin, Dexamethasone đường tiêm và bé có biểu hiện li bì, mất tri giác, ngưng thở tạm thời, kiệt sức, tím tái, cần tiến hành đặt nội khí quản ngay.

Chăm sóc tại nhà cho người bị viêm thanh khí phế quản cấp

Trường hợp được điều trị ngoại trú, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc tại nhà đúng cách. Điều này vô cùng quan trọng và có thể chi phối đến hiệu quả, thời gian điều trị.

cách chăm sóc khi bị viêm thanh khí phế quản cấp
Phụ huynh nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhiệt độ khi trẻ bị viêm thanh khí phế quản cấp

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị viêm thanh khí phế quản cấp:

  • Để trẻ ngủ cùng với người lớn và theo dõi sát mọi lúc. Nếu thấy bé xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì nên đưa đến bệnh viện tái khám ngay.
  • Giữ cho phòng ngủ luôn thoáng mát, sạch sẽ và sử dụng máy tạo độ ẩm để không khí bớt khô, tránh gây kích ứng cho thanh khí phế quản.
  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy, giảm đau rát cổ họng.
  • Chia 3 bữa ăn chính trong ngày thành 5 – 6 bữa nhỏ và ưu tiên các món ăn lỏng, mềm để trẻ dễ nuốt.
  • Chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt trong nhà và cho trẻ dùng đúng liều lượng khi bị sốt trên 38 độ trở lên, kết hợp lau mát thường xuyên để bệnh nhân nhanh hết sốt.
  • Kê cao đều khi trẻ ngủ để bé dễ thở hơn.
  • Tránh để trẻ quấy khóc, la hét nhiều.
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn hay bất kỳ thứ gì có thể khiến con bạn bị dị ứng.

Lưu ý: Viêm Tiểu Phế Quản Ở Trẻ Em: Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Phòng ngừa viêm thanh khí phế cảm cấp

Để ngăn ngừa viêm thanh khí phế quản cấp cho bé, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Định kỳ đưa trẻ đến các trung tâm tiêm chủng để chích ngừa vắc xin cúm mỗi năm.
  • Hướng dẫn và nhắc nhở bé thường xuyên rửa tay với xà phòng có tác dụng diệt khuẩn. Chú ý rửa kỹ tất cả các khu vực từ móng tay cho đến các kẽ ngón tay và chà xát trong ít nhất 15 – 30 giây mới rửa sạch và lau khô.
  • Hạn chế đưa bé đến những nơi đông người và không để trẻ tiếp xúc gần với những đối tượng đang mắc cảm cúm hoặc viêm thanh khí phế quản.
  • Lau chùi, dọn dẹp nơi ở và phòng ngủ của bé thường xuyên.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những nơi có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, ẩm mốc hoặc có khói thuốc lá…
  • Không để trả la hét lớn liên tục, uống nước đá hoặc ăn đồ lạnh khiến cho niêm mạc thanh khí phế quản bị kích ứng, tổn thương.

Bài viết liên quan