Nội dung chính

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ có thể xuất hiện ở bệnh viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính. Bệnh gây ra các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, buồn nôn, giảm thính lực… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. 

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ là gì?

Màng nhĩ là một lớp mô mỏng, có cấu tạo tương tư mô da của cơ thể, thường có màu xám, hình bầu dục, hơi lõm ở giữa. Có nhiệm vụ cảm nhận các rung động của sóng âm, chuyển đổi chúng thành các xung thần kinh rồi truyền đến não bộ, giúp chúng ta có thể nghe và nhận biết được âm thanh.

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ
Viêm tai giữa là nguyên nhân gây thủng màng nhĩ thường gặp

Thủng màng nhĩ là tình trạng lớp mô ngăn cách ống tai ngoài với tai giữa có vết rách hoặc lỗ hỏng, gây nguy cơ mất thính lực cao. Thủng màng nhĩ là biến chứng thường gặp ở bệnh viêm tai giữa, có thể xảy ra ở viêm tai giữa cấp tính hoặc viêm tai giữa mãn tính.

Viêm tai giữa cấp tính nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra nguy cơ bị thủng màng nhĩ. Đặc biệt, tình trạng viêm tai giữa thủng màng nhĩ xuất hiện rất phổ biến ở bệnh viêm tai giữa mãn tính. Có đặc trưng là thủng màng nhĩ kéo dài trên 12 tuần, nếu chỉ rách đơn thuần thì có thể gây điếc nhẹ, giảm khả năng nghe. Nếu màng nhĩ tổn thương nghiêm trọng sẽ gây điếc nặng. Có kèm theo các triệu chứng như chảy dịch tai, ù tai, đôi khi gây viêm tai xương chũm.

Xem thêm định nghĩa: Viêm Tai Xương Chũm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm tai giữa là bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính, trong đó thường gặp nhất là ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Trẻ ở độ tuổi này có cấu trúc vòi nhĩ chưa hoàn thiện, khả năng dẫn lưu dịch kém, nên vòi nhĩ dễ bị tắc, khiến dịch ứ đọng trong tai gây viêm tai giữa. Đặc biệt, bệnh hay gặp ở trẻ hệ miễn dịch yếu, bị viêm xoang, viêm họng, cảm lạnh, nhiễm trùng tai tái phát, trẻ bú bình, sử dụng ti giả…

Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp có thể kể đến như:

  • Viêm tai giữa cấp tính không được điều trị dẫn đến tái phát nhiều lần
  • Chấn thương gây thủng màng nhĩ
  • Rối loạn chức năng hoặc tổn thương vòi nhĩ
  • Điều trị viêm tai giữa không đúng cách (nhất là khi đặt ống thông khí)
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Bất thường về xương sọ như hở hàm ếch, hội chứng Down, hội chứng Mèo kêu…
  • Viêm tai giữa kéo dài…

Tìm hiểu khái niệm: Viêm Xoang Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Triệu chứng viêm tai giữa thủng màng nhĩ

Viêm tai giữa được phân thành 2 loại là viêm tai giữa cấp tính (kéo dài dưới 1 tháng) và viêm tai giữa mãn tính (kéo dài trên 3 tháng). Khi bị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp tính, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng như đau tai, chảy mủ tai, nghe kém, sốt đột ngột. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các triệu như tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói.

Viêm tai giữa mãn tính có nhiều thể lâm sàng, thường gồm thể thủng nhĩ và tiết dịch. Viêm tai giữa tiết dịch không có nhiều triệu chứng rõ rệt, ngoại trừ nghe kém. Viêm tai giữa mãn tính thủng màng nhĩ thường gây ra các triệu chứng như:

  • Chảy mủ tai, đau tai
  • Nghe kém, suy giảm chức năng tai
  • Soi tai thấy màng nhĩ thủng
  • Màng nhĩ bị thủng kéo dài trên 12 tuần
  • Ù tai, niêm mạc tai giữa phù nề, thoái hóa
  • Hòm nhĩ có thể ứ dịch hoặc sạch
  • Có mô hạt viêm, polyp hòm nhĩ

Thủng màng nhĩ có thể xuất hiện khi người bệnh bị viêm tai giữa cấp tính hoặc mãn tính. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là viêm tai giữa mạn tính. Các triệu chứng đau ở bệnh thường không phổ biến. Ở trẻ em, các triệu chứng trên có thể khiến trẻ kém phản ứng với âm thanh do nghe kém và khả năng thăng bằng kém.

Có thể bạn quan tâm: Viêm Tai Giữa Có Mủ: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân gây thủng màng nhĩ phổ biến nhất, tình trạng này thường gặp ở trẻ em. Sự tích tụ của các chất lỏng sau màng nhĩ do nhiễm trùng tạo nên áp lực lên màng nhĩ và gây ra hiện tượng thủng màng nhĩ. Đa phần các trường hợp thủng màng nhĩ có thể tự khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị.

Người bệnh có thể bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ đơn thuần hoặc tổn thương thủng màng nhĩ và xương con

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân bị thủng màng nhĩ nghiêm trọng bắt buộc phải vá màng nhĩ hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa mất thính lực. Nếu để lâu, không xử lý, tình trạng viêm tai giữa thủng màng nhĩ có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Suy giảm thính lực: Người bị thủng màng nhĩ nghiêm trọng nếu không điều trị sẽ bị nghe kém, thậm chí điếc tai dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, tạo ra chướng ngại tâm lý, khiến người bệnh tự ti, mặc cảm.
  • Cholesteatoma: Là một khối u biểu bì lạc chỗ, có thể ăn mòn xương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Có rất nhiều trường hợp viêm tai giữa mạn tính có sự xuất hiện của Cholesteatoma.
  • Các biến chứng khác: Có thể gây viêm tai xương chũm, làm giảm khả năng nghe và các biến chứng như viêm màng não, áp xe não, liệt mặt, viêm xoang tĩnh mạch…

Có thể bạn quan tâm: Viêm Tai Giữa Thanh Dịch: Cách Nhận Biết Và Giải Pháp Điều Trị

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, để chẩn đoán viêm tai giữa thủng màng nhĩ, cần dựa trên đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng và các chẩn đoán phân biệt. Tùy vào tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán

Khi nghi ngờ bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán và điều trị. Các chẩn đoán đối với tình trạng này thường là:

Chẩn đoán cận lâm sàng

Các phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán viêm tai giữa thủng màng nhĩ như sau:

  • Nội soi tai: Thấy mủ tai đặc, thối, chảy mủ tai nhiều với lượng mủ lớn, mủ có màu xanh hoặc trắng. Màng nhĩ bị thủng, mô hạt bị viêm, có polyp hòm nhĩ, hòm nhĩ ứ dịch…
  • Đo thính lực: Được áp dụng để đánh giá sức nghe của bệnh nhân, khi bị thủng màng nhĩ, bệnh nhân nghe kém
  • Chụp CT-scan, MRI tai thái dương: Giúp xác định tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm ở tai giữa và phát hiện các vấn đề như biến chứng về xương con, xương thái dương, biến chứng nội sọ…
  • Cấy dịch tai: Giúp xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh để làm kháng sinh đồ, tăng hiệu quả điều trị.

Đọc thêm: Khi Nào Nên Mổ Viêm Tai Giữa? Chi Phí Có Đắt Không? Một Số Lưu Ý

Chẩn đoán phân biệt

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ không gây ra nhiều triệu chứng đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Các chẩn đoán phân biệt bệnh như sau:

  • Viêm tấy hạch hoặc tổ chức liên kết sau tai: Ở bệnh này, sức nghe của bệnh nhân bình thường, không có tiền sử chảy mủ
  • Nhọt hay viêm ống tai ngoài: Nội soi thấy viêm ở phần ống tai ngoài, kéo vành tai và ấn vào bình tai thấy đau.
  • Viêm tai giữa sau lao phổi: Xuất hiện sau bệnh lao phổi, cần khai thác tiền sử bệnh, có thể chụp X-quang phổi…

Phương pháp điều trị viêm tai giữa thủng màng nhĩ

Người bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ cần được sớm thăm khám và điều trị. Thông thường, với các trường hợp nhẹ, không quá nghiêm trọng, bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh đường uống, thuốc nhỏ tai kết hợp với cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa phù hợp để khống chế mô hạt viêm.

Trường hợp người bệnh bị viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ thì cần có sự kết hợp giữa điều trị ngoại khoa và điều trị nội khoa để phục hồi chức năng nghe cho bệnh nhân. Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật vá màng nhĩ qua nội soi hoặc phẫu thuật đường sau tai kết hợp mở sào bào thượng nhĩ. Trong trường hợp có cholesteatoma thì cần phẫu thuật tiệt căn xương chũm để điều trị.

ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 9 Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Tốt Nhất Trên Thị Trường

Biện pháp phòng ngừa

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là những trẻ trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi. Lý do là cấu trúc vòi nhĩ của trẻ chưa hoàn thiện, còn ngắn, hẹp và nằm ngang hơn so với người lớn. Nếu viêm tai giữa ở trẻ không được điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần thì khi lớn lên trẻ sẽ dễ gặp các vấn đề về tai.

Có thể phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ bằng các biện pháp sau:

  • Bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây hại từ môi trường như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, các tác nhân gây dị ứng..
  • Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng bằng cách cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời, có thể cho bé đến 24 tháng tuổi.
  • Tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ đề phòng bệnh, đặc biệt là nên tiêm ngừa cúm và phế cầu để phòng các bệnh về đường hô hấp
  • Thường xuyên cho con đeo khẩu trang khi ra ngoài, dạy bé cách rửa tay bằng xà phòng, không cho tay lên mũi, mắt, miệng, tai
  • Thường xuyên cho trẻ thăm khám sức khỏe để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý ở trẻ em.

Viêm tai giữa thủng màng nhĩ là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc viêm tai giữa, cách tốt nhất là chúng ta cần sớm thăm khám các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán và điều trị.

Bài viết liên quan

Câu hỏi liên quan

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp