Nội dung chính

Viêm tai giữa thanh dịch là tình trạng xuất hiện dịch nhầy vô khuẩn trong hòm tai, khiến màng nhĩ dày dính, gây nặng tai, ù tai, có tiếng vang trong tai. Bệnh thường có liên quan đến các bệnh lý tai mũi họng hoặc do thay đổi áp suất đột ngột gây rối loạn chức năng vòi nhĩ, làm giảm áp lực trong hòm tai. Viêm tai giữa thanh dịch cần được sớm thăm khám và điều trị để ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa thanh dịch là gì?

Viêm tai giữa thanh dịch còn có tên gọi khác là viêm tai màng nhĩ đóng kín. Đây là tình trạng trong hòm tai xuất hiện dịch nhầy vô khuẩn, bệnh kéo dài khiến màng nhĩ dày dính gây cảm giác nặng tai, điếc tai. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính, trong đó thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn.

Viêm tai giữa thanh dịch còn được gọi là viêm tai màng nhĩ đóng kín
Viêm tai giữa thanh dịch còn được gọi là viêm tai màng nhĩ đóng kín

Bệnh xảy ra do các bệnh lý mũi họng gây ra. Các bệnh này kéo dài, gây rối loạn chức năng vòi nhĩ hoặc thậm chí có thể dẫn đến tắc vòi nhĩ. Từ đó làm giảm áp lực trong hòm tai, gây ra hiện tượng phù nề kéo dài, làm thoát dịch hoặc ứ dịch trong hòm tai.

Viêm tai giữa thanh dịch ở người lớn có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tai. Đa phần các trường hợp của bệnh không phải là do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường không có các triệu chứng đặc trưng cụ thể, rất khó nhận biết. Vì vậy, ngay khi có các biểu hiện như ù tai, có tiếng vang trong tai, nghe kém, chảy mũi ngạt mũi, cảm giác đầy nặng tai… người bệnh nên thăm khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được kiểm tra và điều trị.

Đọc thêm: Bà Bầu Bị Viêm Tai Giữa Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây viêm tai giữa thanh dịch chủ yếu là do các bệnh lý mũi họng như viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm mũi xoang. Ngoài ra, có thể xảy ra khi người bệnh bị các khối u lành tính hoặc ác tính trong vòm mũi họng. Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị được nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả hơn. Đồng thời có thể ngăn ngừa được tối đa nguy cơ bệnh tái phát.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa thanh dịch, đa phần các trường hợp bệnh không phải là do vi khuẩn gây ra. Một số nguyên nhân không thường gặp nhưng cũng có thể là yếu tố nguy cơ khiến bệnh phát triển như:

  • Do thay đổi áp lực đột ngột khi lặn sâu hoặc khi đi máy bay.
  • Rối loạn chức năng vòi Eustache gây tắc vòi nhĩ cơ năng
  • Viêm nhiễm làm niêm mạc tai bị phù nề
  • Do dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp trên hay do rối loạn chức năng lông chuyển
  • Do VA phì đại, u nang bẩm sinh… làm chèn ép và tắc vòi nhĩ…

Tìm hiểu khái niệm: Viêm VA Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Triệu chứng thường gặp

Các biểu hiện của viêm tai giữa thanh dịch ít đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về tai khác. Biểu hiện lâm sàng của bệnh vô cùng nghèo nàng. Khi mắc viêm tai giữa thanh dịch, người bệnh có thể cho rằng mình bị cảm thông thường, dẫn đến chủ quan không sớm thăm khám và điều trị.

Cảm giác ù tai, đầy tai, nặng tai là triệu chứng thường gặp của bệnh
Cảm giác ù tai, đầy tai, nặng tai là triệu chứng thường gặp của bệnh

Các dấu hiệu nhận biết bệnh có thể kể đến như:

  • Cảm thấy ù tai, có cảm giác đầy nặng tai
  • Nghe tiếng vang trong đầu, tiếng vang trong tai
  • Chức năng nghe của tai giảm sút, nghe kém
  • Có thể có triệu chứng khác như chảy mũi, hắt hơi, ngạt mũi

Ở trẻ em, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng như chậm phản ứng, nghe không rõ, khi xem tivi phải mở âm lượng lớn. Trẻ cũng có thể bị ù tai, nặng tai, đầy tai, hay kéo vành tai để nghe, kèm theo các triệu chứng như chảy mũi, nghẹt mũi. Trẻ bị viêm tai giữa thanh dịch rất khó nhận biết do không có các triệu chứng đặc trưng cụ thể, nghiêm trọng.

Khi nội soi tai mũi họng sẽ thấy màng nhĩ lành lặn, không thủng. Nón sáng bị thu hẹp hoặc bị mất, màng nhĩ mờ đục, dày hơn bình thường, có thể thay đổi màu sắc, đôi khi có màu ánh kim. Ngoài ra, có thể gặp phải các thay đổi như màng nhĩ phồng to do ứ dịch hoặc lõm vào do xơ dính.

Màng nhĩ có thể bị phồng giai đoạn viêm cấp, sau bị lõm vào trong, lõm thượng nhĩ, mấu búa nhô, sau màng nhĩ có dịch trắng hoặc vàng nhạt. Hoặc khi khám màng nhĩ có bơm hơi, qua quan sát nhận thấy màng nhĩ không di động.

Đo thính lực thấy điếc dẫn truyền mức độ nhẹ. Đo nhĩ lượng đồ:

  • Nhĩ lượng đồ type B, tức là có chứa dịch trong hòm nhĩ
  • Nhĩ lượng đồ type C, tức là áp xuất âm trong hõm nhĩ, giai đoạn sớm của viêm tai giữa tiết dịch.

Đọc thêm: Viêm Tai Xương Chũm Cấp: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Viêm tai giữa thanh dịch có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa thanh dịch ở người lớn có thể điều trị, không gây nguy hiểm nếu được sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan trước các dấu hiệu bất thường, không sớm phát hiện để có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng nghe của tai và sức khỏe.

Viêm tai giữa thanh dịch có thể khiến màng nhĩ bị co lõm, dính tạo thành túi co kéo. Tình trạng này khiến thính lực của người bệnh ngày càng giảm sút, ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành ngôn ngữ ở trẻ em, khiến trẻ chậm nói, kết quả học tập kém. Đặc biệt, túi co kéo màng nhĩ chính là yếu tố thuận lợi gây nên viêm tai giữa, nhất là viêm tai giữa có Cholesteatoma.

Cholesteatoma là khối u biểu bì lạc chỗ, có khả năng ăn mòn xương. Hình thành do quá trình dị nhập của lớp biểu bì ống tai, màng nhĩ vào hòm tai qua túi co kéo hay qua lỗ thủng, hình thành trong quá trình viêm tai. Khi phát triển, khối này vỡ ra gây nhiễm trùng có biểu hiện xuất tiết ra ngoài. Hoặc có thể gây ra các biến chứng nội sọ nguy hiểm như áp xe não, viêm màng não…

Một số biến chứng của viêm tai giữa thanh dịch có thể kể đến như:

  • Nghe kém khoảng 15 – 40 bB, khi xảy ra ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành ngôn ngữ ở trẻ, khiến trẻ chậm nói, phát âm không chính xác, kết quả học tập kém
  • Lõm thượng nhĩ, dính màng nhĩ vào thành sau là giảm thể tích hòm nhĩ, khiến màng nhĩ dính cố định vào xương con và cơ bàn đạp. Dễ gây hình thành cholesteatoma sau co lõm thượng nhĩ.
  • Có thể gây xơ nhĩ, viêm tai giữa tiết dịch, chóng mặt, rối loạn thăng bằng thậm chí điếc (biến chứng hiếm gặp).

Tham khảo thêm: Viêm Tai Giữa Ứ Dịch Là Gì? Cách Chữa Trị Dứt Điểm

Phương pháp điều trị viêm tai giữa thanh dịch

Mục đích của điều trị là tái tạo lại để vòi nhĩ có thể hoạt động bình thường. Đồng thời giảm tình trạng tiết dịch của niêm mạc hòm tai, giảm tình trạng viêm, ngăn ngừa biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát về sau. Thông thường, viêm tai giữa thanh dịch sẽ được điều trị chủ yếu bằng nội khoa, đôi khi phải kết hợp cả nội khoa lẫn ngoại khoa trong điều trị.

Viêm tai giữa thanh dịch thường được điều trị nội khoa
Viêm tai giữa thanh dịch thường được điều trị nội khoa

Các phương pháp điều viêm tai giữa thanh dịch như sau:

  • Điều trị nội khoa: Dùng kháng sinh để chống nhiễm khuẩn mũi họng. Dùng thuốc kháng histamin H1 để giảm triệu chứng tiết dịch nhầy. Đồng thời, tùy vào trường hợp và tình trạng bệnh mà kết hợp thêm thuốc làm tan, loãng dịch nhầy, corticoid…
  • Điều trị ngoại khoa: Khi hòm tai ứ dịch, màng nhĩ căng phồng sẽ tiến hành chích rạch màng nhĩ. Nếu màng nhĩ lõm, dính thì có thể tiến hành đặt ống thông khí hòm nhĩ.

Để việc điều trị hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái phát thì việc tìm và điều trị nguyên nhân gây bệnh là hết sức cần thiết. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được tư vấn điều trị bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây bệnh như cắt amidan viêm, nạo vét VA, phẫu thuật loại bỏ khối u vòm mũi họng hay chỉnh hình vách ngăn và cuốn mũi.

Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là chúng ta cần sớm thăm khám khi cơ thể xuất hiện các vấn đề bất thường. Đồng thời, cần tiến hành điều trị theo phác đồ điều trị viêm tai giữa thanh dịch của bác sĩ. Đặc biệt, việc dùng thuốc, nhất là kháng sinh phải đúng liều lượng, đúng thời gian. Không nên tự ý ngưng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng của thuốc . Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, nghi ngờ là tác dụng phụ, cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Đọc thêm: TOP 6 Cách Trị Viêm Tai Giữa Bằng Thuốc Nam An Toàn, Không Tác Dụng Phụ

Biện pháp phòng ngừa

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, có thể tái phát nhiều lần, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Có thể phòng ngừa viêm tai giữa bằng các biện pháp sau đây:

  • Giữ vệ sinh tai sạch sẽ, khi vệ sinh tai cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh để không làm tổn thương niêm mạc tai
  • Tránh để nước vào tai khi tắm, gội hoặc khi đi bơi. Đặc biệt, sau khi đi bơi cần vệ sinh tai sạch sẽ, đúng cách
  • Vệ sinh tay thường xuyên, tránh đưa tay vào tai hay đưa tay ngoáy mũi để không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe…

Viêm tai giữa là bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề, nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi có các biểu hiện như chảy mũi, hắt hơi, ù tai, ngạt mũi, có tiếng vang trong tai… bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán và điều trị.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp