Nội dung chính

Viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tái phát là thắc mắc chung của nhiều người. Có nhiều loại thực phẩm người bị viêm tai giữa cần hạn chế sử dụng để rút ngắn thời gian điều trị và cải thiện sức khỏe. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên kiêng và nên ăn mà bạn có thể tham khảo. 

Bị viêm tai giữa cần kiêng ăn gì?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm trong khoang tai giữa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là do virus, vi khuẩn hoặc đồng nhiễm. Bệnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cần can thiệp điều trị để ngừa biến chứng và phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Viêm tai giữa kiêng ăn gì
Viêm tai giữa kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Khi bị viêm tai giữa, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng đa dạng, dễ tiêu hóa để tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, cần kiêng, hạn chế sử dụng các thực phẩm sau nhằm giúp bệnh nhanh khỏi hơn:

1. Các thực phẩm chứa nhiều đường

Với thắc mắc viêm tai giữa cần kiêng gì, nhóm thực phẩm trước tiên cần hạn chế là thực phẩm chứa nhiều đường. Dung nạp và tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch. Có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh phát triển, khiến tình trạng viêm tai giữa của trẻ kéo dài, lâu khỏi hơn.

Ngoài ra, nếu người bệnh dung nạp một lượng đường lớn trong cơ thể, sẽ làm kích thích giải phóng insulin quá mức. Làm gia tăng các triệu chứng như ù tai, đau nhức tai, có cảm giác đầy, nặng, áp lực trong tai ở người bị viêm tai giữa.

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm như:

  • Bánh kẹo ngọt
  • Nước ngọt có gas
  • Các thực phẩm nhiều đường…

Tham khảo thêm: Trẻ Bị Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì? Chuyên Gia Giải Đáp

2.Viêm tai giữa kiêng ăn gì? – Thực phẩm khô, cứng, dai

Người bị viêm tai giữa nên sử dụng các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Các thực phẩm dai, khô, cứng khiến chúng ta phải dùng lực mạnh để nghiền nát thức ăn, trong khi đó, hành động nhai liên tục lại có ảnh hưởng nhất định đến tai. Việc ăn nhiều thực phẩm khô cứng ít nhiều sẽ gây tác động xấu đến quá trình hồi phục của người bệnh viêm tai giữa.

Do đó, với thắc mắc viêm tai giữa kiêng ăn gì thì đó là các thực phẩm như:

  • Bánh kẹo cứng, kẹo cao su
  • Thịt gà, thịt bò, gân bò, sụn
  • Các loại hoa quả sấy
  • Các loại hạt cứng như hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng (lạc)…

3. Các thực phẩm dễ gây dị ứng

Với những trẻ có cơ địa dị ứng, trẻ hay bị chàm sữa, chàm khô, viêm da cơ địa thì cần thận trọng khi sử dụng các thực phẩm dễ dị ứng. Theo các nghiên cứu, người bị dị ứng thực phẩm có nguy cơ bị viêm tai giữa cao hơn những đối tượng khác.

Viêm tai giữa cần kiêng ăn gì
Người thuộc cơ địa dị ứng nên tránh các thực phẩm này để bệnh viêm tai giữa nhanh lành

Nếu là người thuộc cơ địa dị ứng, bạn tốt nhất không nên ăn các thực phẩm này khi bị viêm tai giữa. Nếu cơ thể bình thường, không bị dị ứng thì không nhất thiết phải kiêng. Những thực phẩm dễ gây dị ứng thường là hải sản, trứng, sữa, lúa mì, đậu nành và chế phẩm từ đậu nành…

Tìm hiểu khái niệm: Viêm Da Cơ Địa Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

4. Viêm tai giữa kiêng ăn gì? – Thực phẩm chứa chất gây viêm

Người bệnh nên tránh xa những thực phẩm có chứa chất gây viêm. Chúng làm kích thích sản sinh tế bào gây viêm, dẫn gia tăng các triệu chứng như đau nhức, ngứa tai, nặng tai, làm tăng lượng mủ tích tụ trong tai.

Các thực phẩm có thể làm tăng phản ứng viêm thường là:

  • Đồ nếp (xôi, chè, bánh chưng, bánh ít, bánh tét…)
  • Thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt chó…)
  • Hải sản
  • Tôm
  • Cua…

5. Một số thực phẩm khác

Với thắc mắc viêm tai giữa kiêng ăn gì, bên cạnh những thực phẩm đã đề cập, người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng các thực phẩm dưới đây:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Chúng làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe, khiến các triệu chứng của bệnh kéo dài lâu khỏi và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Các thực phẩm này thường là gà rán, khoai lang chiên, khoai tây chiên, đồ ăn chiên rán ngập dầu…
  • Thực phẩm cay nóng: Các thực phẩm có tính nóng trong các đồ ăn kích thích làm ảnh hưởng đến thính lực, gây ù tai, giảm chức năng nghe của tai. Khi bị viêm tai giữa, nên hạn chế các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, sa tế, mù tạt…
  • Các loại trái cây sấy khô: Trái cây sấy khô làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong mạng lưới tuần hoàn vi mạch của loa tai, có thể gây ù tai, chóng mặt ở trẻ. Một số loại trái cây sấy khô thường gặp là nho khô, chuối, mít, chà là khô…
  • Chất kích thích, đồ uống có cồn: Người bị viêm tai giữa cũng tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê để tránh khiến bệnh kéo dài, lâu hồi phục, có nguy cơ tái phát cao.

Có thể bạn quan tâm: Mổ Viêm Tai Giữa Là Gì? Chi Phí Có Đắt Không? Một Số Lưu Ý

Viêm tai giữa nên ăn gì?

Bên cạnh thắc mắc viêm tai giữa kiêng ăn gì, nhiều người cũng băn khoăn không biết khi mắc bệnh thì nên tăng cường sử dụng các thực phẩm nào để giúp bệnh nhanh hồi phục. Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế, có rất nhiều loại thực phẩm, thức ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe mà người bệnh có thể sử dụng.

1. Thực phẩm giàu Omega 3

Các thực phẩm giàu omega-3 được chứng minh là có đặc tính chống viêm và chống lão hóa. Không chỉ vậy, một nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng, loại chất béo này còn giúp làm giảm nguy cơ mất thính giác do tuổi tác, giúp quá trình gửi tín hiệu giữa não và tai được tốt hơn.

Viêm tai giữa nên ăn gì tốt cho sức khỏe
Thực phẩm giàu Omega-3 rất tốt cho sức khỏe, nhất là người bị viêm tai giữa

Một số thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho sức khỏe mà người bị viêm tai giữa có thể kể đến như: Cá hồi, cá ngừ, cá trích, dầu hạt lanh, dầu óc chó, dầu oliu, hạt chia, sữa, rau chân vịt, cải thìa…

2. Thực phẩm giàu folate

Các thực phẩm giàu folate giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Tuần hoàn máu đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giữ cho các tế bào lông trong tai được khỏe mạnh, từ đó thúc đẩy bệnh nhanh lành hơn. Không chỉ giúp cải thiện tình trạng viêm tai giữa mà việc cung cấp đủ lượng folate cần thiết trong chế độ ăn uống còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mất thính giác đáng kể.

Các thực phẩm giàu folate nên sử dụng cho người bị viêm tai giữa có thể kể đến như: Bắp cải, rau chân vịt, đậu gà, đậu tây, đậu Hà Lan, bông cải xanh, cải xoăn, gan, chuối, chanh, trứng, hạt hướng dương, ngũ cốc…

Tìm hiểu thêm: TOP 7 Cách Chữa Viêm Tai Giữa Bằng Đông Y Cực Hiệu Nghiệm

3. Thực phẩm giàu magie

Thực phẩm giàu magie giúp duy trì chức năng thần kinh, bảo vệ các tế bào lông ở tai. Do đó, việc tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu magie có thể thúc đẩy làm lành các tổn thương ở tai, ngăn ngừa tình trạng mất thính giác.

Những thực phẩm giàu magie giúp đôi tai khỏe mạnh, ngừa viêm tai giữa tốt có thể kể đến như: Cá hồi, cải xoăn, rau chân vịt, quả bơ, chuối, hạt lanh, hạt bí ngô, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…

4. Thực phẩm giàu kẽm

Thực phẩm giàu kẽm giúp tăng trưởng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Chúng giúp phòng và cải thiện tình trạng viêm, nhiễm trùng trong tai, làm giảm chứng ù tai cho người bệnh.

Các thực phẩm giàu kẽm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy bệnh viêm tai giữa nhanh lành nên bổ sung vào chế độ ăn như: Sữa chua, đậu lăng, thịt lợn, thịt gà, nấm, bột yến mạch, tỏi, rau chân vịt, cải bí ngô, cải xoăn…

Xem chi tiết: TOP 8 Cách Chữa Viêm Tai Giữa Cho Bé Tại Nhà Giúp Bệnh Nhanh Khỏi

5. Thực phẩm giàu Kali

Các thực phẩm giàu kali có thể giúp điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể, đồng thời cải thiện tình trạng suy giảm thính lực. Nhiều nghiên cứu cho rằng, người viêm tai giữa nên bổ sung các thực phẩm giàu kali để bệnh nhanh lành hơn.

Viêm tai giữa nên ăn gì
Thực phẩm giàu Kali giúp đôi tai khỏe mạnh, ngăn ngừa suy giảm thính giác

Những thực phẩm giàu kali tốt cho sức khỏe nên thêm vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày gồm: Nấm, dưa chuột, chuối, cam, bơ, dưa hấu, khoai lang, khoai tây, đậu Hà Lan, đậu đỏ, dừa, rau chân vịt…

6. Thực phẩm giàu vitamin

Rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu vitamin rất tốt cho sức khỏe của người bị viêm tai giữa. Trong danh sách viêm tai giữa kiêng ăn gì, hoàn toàn không có bất kỳ loại rau xanh, trái cây tươi nào. Vì vậy, bạn có thể ăn bất cứ loại rau xanh, trái cây nào cũng được.

Đặc biệt, nên tăng cường các loại vitamin dưới đây:

  • Vitamin A: Giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm tình trạng viêm tai. Có thể kể đến như cà chua, cà rốt, khoai lang…
  • Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ bạch cầu tiêu diệt mầm bệnh. Có thể kể đến như các loại rau lá xanh, quả mọng như dâu tây, việt quất, kiwi…

Sự kết hợp giữa các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm, omega-3, kali, folate, magie sẽ giúp tăng cường thính lực, bảo vệ lớp niêm mạc lót, hạn chế các triệu chứng như ù tai, đau nhức tai gây khó chịu cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm: TOP 6 Cách Trị Viêm Tai Giữa Bằng Thuốc Nam An Toàn, Hiệu Quả

Lời khuyên khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Môi trường sống, dị ứng, bất thường sọ mặt, cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, nhiễm khuẩn hô hấp… là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ mắc và tái phát viêm tai giữa. Khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Khi tai trẻ chảy dịch mủ, nên làm sạch dịch mủ bằng 2 chiếc khăn mềm sạch. Trước khi lau tai cho trẻ thì cần rửa sạch tay với xà bông. Sau đó, nhúng khăn vào chậu nước, vắt khô, lau nhẹ vành tai và hõm tai, rồi dùng chiếc khăn còn lại thấm khô nước.
  • Tuyệt đối không đưa khăn vào sâu trong ống tai, không dùng tay, tăm bông hoặc vật dụng khác để ngoáy tai cho trẻ.
  • Không nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai trẻ. Chỉ dùng nước muối sinh lý ấm, rửa mũi cho trẻ bị viêm tai giữa 1 – 2 lần/ngày.
  • Đối với trẻ bú mẹ, nên tăng cường số lần cho trẻ bú. Với trẻ đã ăn được, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, chia thành nhiều bữa. Cho trẻ uống nước ấm, các loại nước hoa quả để bổ sung lượng nước cần thiết cho trẻ.
  • Cần cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi tốt, khi con sốt trên 38.5 độ C có thể cho con uống thuốc giảm đau, hạ sốt.

Đặc biệt, đối với trẻ bị viêm tai giữa, nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng ngay khi trẻ bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc nhiều, đau tai tăng lên, sốt cao dùng thuốc không thấy hạ, nôn nhiều hoặc đi ngoài nhiều lần.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe