Nội dung chính

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao đổi với những bệnh nhân khác thì lại không có triệu chứng này. Liệu viêm tai giữa có bị đau đầu không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc trên.

Viêm tai giữa có bị đau đầu không?

Tai giữa là bộ phận nằm phía sau màng nhĩ. Bộ phận này đảm nhận chức năng quan trọng trong việc truyền tải âm thanh từ tai ngoài vào tai trong. Chính vì vậy mà khi bị viêm tai giữa, khả năng nghe bị giảm đáng kể. Người bệnh có thể bị ù tai, suy giảm thính giác hoặc thậm chí là bị điếc do thủng màng nhĩ, viêm tai giữa ứ dịch hoặc các xương nhỏ trong tai giữa bị tổn thương nghiêm trọng.

Viêm Tai Giữa Có Bị Đau Đầu Không?
Bệnh nhân bị viêm tai giữa mãn tính có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu

Nhiều bệnh nhân còn thường xuyên bị đau đầu trong thời gian bị viêm tai giữa. Cảm giác đau xuất hiện từng cơn, đau âm ỉ, đau nhói, đau dữ dội hoặc kéo dài.

Trên thực tế, tình trạng đau đầu có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau nên nhiều bệnh nhân không thể khẳng định được bản thân bản thân có thực sự bị đau nhức đầu vì viêm tai giữa hay không. Việc không xác định rõ mầm mống của cơn đau có thể dẫn đến phương hướng điều trị sai lầm.

Vậy bệnh nhân viêm tai giữa có bị đau đầu không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng, triệu chứng đau đầu có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm tai giữa nhưng không phải trường hợp nào cũng gặp. Ở giai đoạn cấp tính, hầu hết bệnh nhân đều chỉ có cảm giác đau tai, sốt, nghe kém, ù tai. Tình trạng nhiễm trùng không được kiểm soát tốt có thể gây chảy mủ kéo dài rồi tiến triển thành mãn tính và gây ra những cơn đau đầu khó chịu.

Bệnh nhân bị viêm tai giữa mãn tính thường bị đau đầu âm ỉ hoặc đau nặng đầu. Khu vực đau chủ yếu nằm cùng phía bên tai mắc bệnh. Trong trường hợp có biến chứng ở não (viêm màng não, áp xe não…) hay viêm tai xương chũm, người bệnh còn phải đối mặt với những cơn đau đầu nghiêm trọng và dữ dội hơn.

Bên cạnh triệu chứng đau đầu, người mắc viêm tai giữa mãn tính còn gặp nhiều triệu chứng nặng nề khác như mất thính lực, lú lẫn, mất thăng bằng, chóng mặt,… Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng kết hợp thăm khám, chụp X-quang và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán phân biệt đau đầu do viêm tai giữa với các tình trạng khác nhằm đưa ra phương hướng xử lý thích hợp.

Đọc thêm: Viêm Tai Giữa Thủng Màng Nhĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Cách khắc phục đau đầu do viêm tai giữa

Nhiều giải pháp đang được thực hiện để khắc phục cơn đau đầu do viêm tai giữa, bao gồm các mẹo tự nhiên và điều trị bằng y tế. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

1. Nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng, yên tĩnh

Khi cơn đau đầu xuất hiện, bệnh nhân bị viêm tai giữa nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để thần kinh được thư giãn, bớt căng thẳng, qua đó làm dịu cơn đau. Chú ý lựa chọn những không gian yên tĩnh, thoáng mát để nằm nghỉ.

Người bị đau đầu do viêm tai giữa thường khá nhạy cảm với âm thanh có cường độ mạnh. Việc tiếp xúc với âm thanh quá lớn không chỉ làm tăng nặng cơn đau đầu mà còn khiến tình trạng ù tai, đau tai càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy tránh xa những khu vực ồn ào, đông đúc mỗi khi viêm tai giữa gây đau đầu.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Viêm Tai Giữa Có Lây Không? Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa

2. Chườm lạnh hoặc chườm nóng giảm đau đầu do viêm tai giữa

Chườm lạnh hoặc chườm nóng là những cách chữa viêm tai giữa tại nhà đang được áp dụng phổ biến. Thông qua sự tác động của nhiệt độ, cơn đau tai, đau đầu do viêm tai giữa gây ra sẽ được xoa dịu đáng kể. Mỗi phương pháp hoạt động theo một cơ chế riêng.

+ Chườm lạnh:

Chườm lạnh thích hợp với những người bị đau nửa đầu ở mức độ nhẹ đến vừa do viêm tai giữa. Nhiệt độ thấp có tác dụng ức chế quá trình sưng viêm ở các mô, ổn định tuần hoàn máu và oxy trong các mạch máu bị xung huyết, qua đó cải thiện cơn đau nửa đầu cho bệnh nhân.

Cách thực hiện:

  • Lấy túi đựng nước đá hoặc bọc vài viên đá nhỏ trong một cái khăn sạch
  • Chườm túi nước đá lên vùng trán ở bên nửa đầu bị đau
  • Sau 2 – 3 phút, bạn có thể di chuyển túi chườm xuống vùng tai để giảm đau tai, sưng tai nếu có. Tránh chườm lạnh liên tục ở một chỗ dễ dẫn đến bỏng nhiệt.
  • Xen kẽ chườm lạnh cho vùng tai và trán trong khoảng 15 – 20 phút liên tục.
  • Áp dụng cách này mỗi khi cơn đau đầu tái phát. Trường hợp bị đau kéo dài, mỗi ngày bạn có thể chườm từ 4 – 5 lần.

+ Chườm nóng:

Chườm nóng cũng là một giải pháp giảm đau tự nhiên cho người bị đau đầu do viêm tai giữa. Hơi nóng có tác dụng làm thư giãn thần kinh, mở rộng không gian bên trong các mạch máu, giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Phương pháp này thích hợp cho những người đang bị lo lắng, căng thẳng hoặc xuất hiện cơn đau đầu do ảnh hưởng của bệnh viêm tai giữa.

Cách thực hiện:

  • Bỏ nước nóng vào trong một cái túi chườm chuyên dụng
  • Đặt túi chườm lên vùng đầu bị đau và có thể di chuyển đến vùng cổ và tai sau mỗi vài phút.
  • Trường hợp không mua được túi chườm, bạn có thể thay thế bằng khăn ấm.

Tham khảo thêm: Cách Vệ Sinh Khi Bị Viêm Tai Giữa Và Những Sai Lầm Cần Tránh

3. Massage giảm đau đầu cho người bệnh viêm tai giữa

Massage được xem là một phương pháp giảm đau đầu an toàn cho người bị viêm tai giữa. Chỉ với một vài thao tác xoa bóp đơn giản, các dây thần kinh ở vùng đầu và tai sẽ được thư giãn tối đa.

Thêm vào đó, massage đúng cách còn giúp kích thích sản sinh serotonin. Chất này giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh, cải thiện tâm trạng và giúp bệnh nhân bớt đau đầu.

viêm tai giữa gây đau đầu
Massage bấm huyệt đúng cách có thể giúp xoa dịu cơn đau đầu do viêm tai giữa gây ra

Để giảm đau đầu hiệu quả hơn, trong quá trình massage vùng đầu, bạn có thể kết hợp day ấn vào vị trí các huyệt đạo gồm Thái Dương, Ấn Đường, Kiên Trụ, Thiên Tỉnh, Hợp Cốc, Nghinh Hương, Phong Trì. Hãy nhờ những người có kinh nghiệm, hiểu biết về vị trí các huyệt đạo và biết cách massage day ấn huyệt để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Đọc thêm: TOP 6 Cách Trị Viêm Tai Giữa Bằng Thuốc Nam An Toàn, Hiệu Quả

4. Giảm đau đầu do viêm tai giữa bằng tinh dầu

Nếu không muốn sử dụng các loại thuốc giảm đau ẩn chứa nhiều tác dụng phụ trong Tây y, bạn có thể thử dùng tinh dầu thay thế nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hương thơm thoang thoảng từ tinh dầu có thể mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn, giúp bạn bớt đau đầu, căng thẳng và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Một số loại tinh dầu thậm chí còn chứa chất kháng viêm, diệt khuẩn. Chúng giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương sưng viêm ở tai giữa một cách tự nhiên.

Các loại tinh dầu có ích cho bệnh nhân bị đau đầu do viêm tai giữa bao gồm:

  • Tinh dầu đàn hương
  • Tinh dầu chanh
  • Tinh dầu hoa oải hương
  • Tinh dầu tràm trà
  • Tinh dầu bạc hà
  • Dầu hoa nhài…

Hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu giảm đau cho bệnh nhân viêm tai giữa:

  • Cách 1: Dùng tinh dầu massage đầu
  • Cách 2: Cho vào máy khuếch tán tinh dầu và đặt ở phòng ngủ hay phòng làm việc của bạn.
  • Cách 3: Pha loãng tinh dầu với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 rồi cho vào bình xịt. Phun quanh phòng để hương thơm tinh dầu khuếch tán đến mọi nơi.
  • Cách 4: Thoa một ít tinh dầu lên phía sau tai của bạn. Để không bị kích ứng da, hãy pha loãng với dầu ô liu hoặc dầu dừa theo tỷ lệ bằng nhau trước khi thoa.
  • Cách 5: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong nước tắm
  • Cách 6: Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào trong nước sôi để xông mũi họng.

Tìm hiểu thêm: TOP 7 Bài Thuốc Đông Y Chữa Viêm Tai Giữa Cực Hiệu Nghiệm

5. Cố gắng ngủ đủ giấc

Tình trạng đau đầu do viêm tai giữa có mối liên quan chặt chẽ với chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Những cơn đau đầu, đau tai và cảm giác khó chịu kéo đến vào ban đêm khiến người bệnh không thể trải qua một giấc ngủ trọn vẹn. Trong khi đó, tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc càng khiến cho thần kinh mệt mỏi, căng thẳng và gây đau đầu nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, khi viêm tai giữa gây đau đầu, bạn hãy cố gắng đảm bảo ngủ đủ 7 -8 tiếng mỗi ngày. Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp đầu óc được thư giãn và tái tạo năng lượng, đồng thời giảm nhẹ các cơn đau đầu, giúp cơ thể bớt mệt mỏi, học tập và làm việc thông suốt hơn.

6. Dùng trà thảo mộc

Trà thảo mộc được xem là cứu cánh cho các trường hợp thường xuyên bị đau đầu do viêm tai giữa. Không chỉ xoa dịu thần kinh trung ương, nhiều loại trà còn có đặc tính kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu và tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa.

cách chữa đau đầu do viêm tai giữa
Uống trà thảo mộc giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện triệu chứng đau đầu cho bệnh nhân bị viêm tai giữa
  • Trà xanh: Giàu vitamin B, C và EGCG, trà xanh có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ thần kinh và các mô khỏe mạnh ở tai giữa, chống viêm, giảm đau đầu, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
  • Trà gừng: Giúp chống viêm, giảm đau đầu bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin.
  • Trà bạc hà: Loại trà này chứa nhiều hoạt chất quý, nổi tiếng với tác dụng giảm đau, kháng viêm, khử khuẩn nên rất tốt cho người bị viêm tai giữa, đau đầu.
  • Trà hoa cúc: Hương thơm thoang thoảng cùng các hoạt chất sinh học trong trà hoa cúc chính là một phương thuốc giảm đau đầu tự nhiên, an toàn cho người bị viêm tai giữa.

Với trà thảo mộc, bạn có thể uống 2 – 3 tách mỗi ngày để cải thiện cơn đau đầu và hỗ trợ kiểm soát bệnh viêm tai giữa. Tránh uống các loại trà chứa nhiều caffein khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng.

Đọc thêm: Viêm Tai Giữa Có Bị Đau Đầu Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm

7. Giảm đau đầu do viêm tai giữa bằng thuốc kê đơn và không kê đơn

Các giải pháp giảm đau tự nhiên dù an toàn nhưng cho hiệu quả chậm và chỉ thích hợp với những cơn đau đầu ở mức độ nhẹ đến trung bình. Nếu sau khi áp dụng những cách trên mà tình trạng đau đầu vẫn không thuyên giảm, bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen, Aspirin.

Sử dụng thuốc tân dược có tác dụng giảm đau nhanh nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Bạn chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết. Tránh lạm dụng quá liều gây lờn thuốc và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Ngoài thuốc giảm đau đầu, bạn cũng cần phối hợp sử dụng các thuốc điều trị viêm tai giữa do bác sĩ kê đơn. Cơn đau đầu có thể thuyên giảm và không còn tái phát khi bệnh được kiểm soát tốt.

Đến đây thì thắc mắc “viêm tai giữa có bị đau đầu không?” đã được giải đáp. Những cơn đau đầu chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm tai giữa mãn tính và có thể kiểm soát với thuốc cùng các phương pháp hỗ trợ tự nhiên. Trong trường hợp bị đau đầu liên quan đến tình trạng viêm tai giữa nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe