Nội dung chính

Sữa cung cấp nhiều năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng thức uống này có thể làm tăng độ đặc của dịch tiết hô hấp. Trước nhận định này, không ít người băn khoăn Liệu bị viêm phế quản uống sữa được hay không?

Người bị viêm phế quản uống sữa được không?

Tương tự như các bệnh hô hấp khác, người bị viêm phế quản cần phải kiêng cữ một số thức uống và thực phẩm để hỗ trợ cho quá trình phục hồi. Thành phần trong một số món ăn có thể tăng độ nhầy, đặc của đờm, kích thích phản ứng ho.

Đây cũng là lý do rất nhiều người quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Trước băn khoăn “Người bị viêm phế quản uống sữa được không?” của đông đảo bạn đọc, Thạc sĩ Cù Tuấn Anh – Chuyên khoa Tai mũi họng của Phòng khám Favina đã có những giải đáp như sau.

viêm phế quản uống sữa được không
Người bị viêm phế quản uống sữa được không?

Nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Đại học Maryland cho thấy, hàm lượng chất béo trong sữa có thể kích thích sản sinh dịch nhầy gây ứ đờm, thở khò khè, khó thở và ho dai dẳng. Vì vậy khi bị viêm phế quản hoặc các bệnh hô hấp gây ho nhiều, nên hạn chế dùng sữa chứa hàm lượng chất béo cao.

Nếu có thể ăn uống như bình thường, tốt nhất nên bổ sung dinh dưỡng thông qua thịt, cá, trứng và các loại rau củ. Trường hợp mệt mỏi, biếng ăn, người bị viêm phế quản vẫn có thể bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa để bổ sung năng lượng. Sữa có dạng chất lỏng nên sẽ dễ nuốt và ít gây ra cảm giác buồn nôn, vướng cổ họng như các loại thực phẩm khác.

Tuy nhiên, do protein và chất béo trong sữa có thể làm tăng lượng chất nhầy trong ống phế quản nên khi bổ sung cần phải lưu ý một số vấn đề. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất để đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng.

Tham khảo thêm: Viêm Phế Quản Ho Ra Máu Liệu Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị

Các loại sữa tốt cho người bị viêm phế quản

Chất béo bão hòa trong sữa là nguyên nhân trực tiếp làm tăng chất nhầy bên trong đường hô hấp. Chính vì vậy, khi bổ sung thực phẩm này trong giai đoạn bị viêm phế quản, nên ưu tiên những loại sữa ít đường và ít chất béo.

Các loại sữa phù hợp với người bị viêm phế quản:

1. Sữa tách béo

Sữa tách béo (sữa gầy) là loại sữa đã được tách phần kem sữa bằng công nghệ phân tách ly tâm. Những loại sữa này không chứa nhiều chất béo nên rất phù hợp với những người cần giảm cân và người mắc các bệnh hô hấp như viêm phế quản.

Sữa tách béo vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như canxi, vitamin D, vitamin E, kẽm, magie… Tuy nhiên, do đã tách phần kem sữa nên lượng calo sẽ giảm đi đáng kể. Để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, nên bổ sung thêm các loại thực phẩm khác.

2. Sữa chua

Sữa chua ăn/ uống đều rất tốt cho người bị viêm phế quản. Sữa chua là sữa tươi đã qua quá trình lên men nên không chứa quá nhiều chất béo và protein cũng được phân giải thành các axit amin giúp cơ thể hấp thu một cách dễ dàng.

viêm phế quản uống sữa được không
Sữa chua chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng dễ tiêu hóa hơn so với các loại sữa thông thường

Kết cấu của sữa chua khá mềm nên rất thích hợp với những người bị đau họng, viêm amidan, ho dai dẳng… Tuy nhiên, sữa chua có chứa axit lactic nên sẽ gây khó chịu ở vùng thượng vị nếu ăn khi đói. Khi bổ sung thực phẩm này, có thể ăn kèm với các loại trái cây tươi, ngũ cốc sấy… để cung cấp đầy đủ năng lượng và vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Một số loại sữa hạt

Sữa hạt chứa ít chất béo hơn so với sữa có nguồn gốc từ động vật. Khi bị viêm phế quản, bạn có thể bổ sung các loại sữa hạt như sữa bắp, sữa đậu nành, sữa gạo… Hạn chế các loại sữa hạt chứa hàm lượng chất béo cao như sữa macca, hạnh nhân, sữa óc chó.

Cần biết: Mách Bạn 5 Món Ăn Trị Viêm Phế Quản Hiệu Quả Và Dễ Nấu

Lưu ý khi bổ sung sữa cho người bị viêm phế quản

Sữa là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, khi đang bị viêm phế quản, cần phải bổ sung thực phẩm này đúng cách để tránh các tác dụng phụ.

1. Không uống quá nhiều sữa

Uống quá nhiều sữa dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Hơn nữa, lactose trong sữa còn làm rối loạn nhu động ruột và gây tiêu chảy ở một số người. Mỗi ngày bạn chỉ nên khoảng 1 – 2 ly sữa (mỗi ly khoảng 150 – 200ml) để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng.

viêm phế quản uống sữa được không
Uống sữa với liều lượng phù hợp, tránh bổ sung quá nhiều gây rối loạn tiêu hóa

Trường hợp bị viêm phế quản cấp gây sốt, mệt mỏi, đau họng và ho nhiều, có thể bổ sung sữa và các món ăn mềm như súp bí đỏ, sinh tố… Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sữa để tránh ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

2. Không uống sữa lạnh

Hạn chế uống sữa lạnh khi bị ho, đau họng do viêm phế quản và các bệnh hô hấp khác. Thay vào đó, nên uống sữa ấm hoặc sữa ở nhiệt độ thường. Trước khi ngủ, bạn nên uống một ly sữa ấm. Tryptophan trong thực phẩm này sẽ làm gia tăng hormone melatonin giúp ngủ ngon, sâu giấc, hạn chế tình trạng ho dai dẳng vào ban đêm.

Chia sẻ thêm: 6 Địa Chỉ Khám Chữa Viêm Phế Quản Ở Hà Nội Tốt Hàng Đầu

3. Một số lưu ý khác

Khi bổ sung sữa trong thời gian bị viêm phế quản, bạn cũng cần lưu ý thêm những vấn đề sau:

  • Không uống sữa trước và sau 1 giờ kể từ thời điểm uống thuốc. Khi vào bên trong dạ dày, sữa có thể tạo màng mỏng làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và hiệu quả của thuốc.
  • Không uống sữa cùng với các loại trái cây hoặc nước trái cây chứa axit như cam, quýt, bưởi…
  • Hạn chế cho quá nhiều đường vào sữa. Ngoài chất béo, đường cũng là nguyên nhân khiến cho niêm mạc hô hấp tăng tiết dịch nhầy và gia tăng độ đặc của đờm.
  • Nên đa dạng thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe. Tập trung vào các nhóm thực phẩm lành mạnh như cá, thịt, trứng, rau xanh, các loại củ…

Viêm phế quản là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chủ quan khi các dấu hiệu bất thường xuất hiện. Ngoài việc điều trị, cần chăm sóc đúng cách để triệu chứng được đẩy lùi nhanh chóng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp băn khoăn Bị viêm phế quản uống sữa được không? và chủ động hơn khi xây dựng chế độ dinh dưỡng.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe