Viêm Phế Quản Ho Ra Máu Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị

Bệnh viêm phế quản ho ra máu khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Tình trạng này xảy ra do tình trạng nhiễm trùng gây tổn thương cho các mạch máu ở phế quản và khiến tế bào máu thoát ra ngoài. Vậy viêm phế quản ho ra máu có nguy hiểm không? Cách xử lý, chữa trị như thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản có ho ra máu không?

Viêm phế quản là hiện tượng viêm nhiễm, phù nề xảy ra ở lớp niêm mạc bên trong ống phế quản. Bệnh được chia thành hai dạng là viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn tính.

Virus là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản cho hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên bạn cũng có thể mắc căn bệnh này do nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng bệnh thường khởi phát sau khi khi bị nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. Ngoài ra, không khí ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, hóa chất độc hại… cũng là những nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện viêm phế quản.

Viêm Phế Quản Ho Ra Máu
Bệnh nhân bị viêm phế quản có thể ho ra máu ở mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.

Khi bị viêm phế quản, khu vực tổn thương tiết ra nhiều dịch nhầy (đờm) khiến cho đường dẫn khí từ cổ họng vào trong phổi bị thu hẹp, thậm chí là bít tắc. Điều này có thể dẫn đến các cơn ho kèm theo tình trạng khó thở, mệt mỏi. Một số bệnh nhân còn bị đau họng, chảy nước mũi, sốt và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Vậy viêm phế quản có ho ra máu không?

Không ít người tỏ ra hoang mang, lo lắng khi bị ho ra máu. Đây được xem là một triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện trong nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới, bệnh tai mũi họng, bệnh ở răng hàm mặt và đường tiêu hóa.

Trường hợp bị viêm phế quản, bạn cũng có thể bị ho ra máu. Triệu chứng này có thể chỉ xuất hiện một lần hoặc ra máu trong mỗi lần ho. Máu thường lẫn trong đờm nhầy, có màu hồng hoặc màu đỏ.

Khi bị viêm phế quản ho ra máu, bạn không nên chủ quan bởi đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã bước vào giai đoạn nặng hoặc có thể kèm theo biến chứng. Hãy đi khám bác sĩ ngay để được xử lý, điều trị tốt hơn.

Đọc ngay: Viêm Tiểu Phế Quản Bội Nhiễm Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân viêm phế quản ho ra máu

Khi bị virus, vi khuẩn tấn công hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích, phản ứng viêm ở niêm mạc phế quản bùng phát nhưng chưa quá nghiêm trọng. Bệnh nhân bị viêm phế quản nhẹ thường chỉ xuất hiện các cơn ho khan hoặc ho đờm nhưng không lẫn máu.

Tuy nhiên, bệnh viêm phế quản có thể tiến triển nặng hơn nếu không được kiểm soát tốt. Lúc này, nhiễm trùng lan rộng và đi sâu vào trong gây tổn thương đến thành mạch máu, từ đó tạo điều kiện cho các tế bào máu thoát ra ngoài. Số lượng máu thường khá ít và bị trộn lẫn vào trong dịch nhầy tiết ra ở khu vực tổn thương. Khi bệnh nhân bị ho dữ dội, máu sẽ được tống ra ngoài cùng với đờm.

Nhận biết triệu chứng viêm phế quản ho ra máu

Như đã đề cập, ho ra máu là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý như ung thư phổi, lao phổi, áp xe phổi, tắc mạch phổi, chảy máu đường tiêu hóa, viêm họng hay viêm phế quản. Tình trạng vướng dị vật trong đường thở cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này. Cần chẩn đoán phân biệt ho ra máu do viêm phế quản với các nguyên nhân khác để có hướng điều trị đúng đắn.

viêm phế quản có ho ra máu không
Ở bệnh nhân bị viêm phế quản, triệu chứng ho ra máu thường kèm theo cả đờm nhầy bị đẩy ra từ đường hô hấp dưới

Trường hợp viêm phế quản ho ra máu thường có những đặc điểm sau:

  • Ho khạc ra máu từ đường hô hấp dưới, thường chỉ xuất hiện ở những cơn ho mạnh và ho liên tục.
  • Xuất hiện các bọt máu màu hồng hoặc màu đỏ tươi nằm lẫn trong đờm nhầy.
  • Có thể cảm nhận được mùi tanh của máu sau khi ho.
  • Viêm phế quản đờm có máu ở mức độ nặng thường xuất hiện kèm theo cảm giác khó chịu, bứt rứt và nóng ở khu vực phía sau xương ức. Vùng ngực cũng có cảm giác ngột ngạt giống như có vật nặng chèn ép.

Cần biết: Tình trạng viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không? Chi tiết cách phòng tránh

Viêm phế quản ho ra máu có nguy hiểm không?

Ở mức độ nhẹ, triệu chứng ho ra máu trong bệnh viêm phế quản chỉ xuất hiện thoáng qua một vài lần rồi biến mất và lượng máu cũng không nhiều. Trường hợp này thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu bạn bị ho ra máu liên tục, lượng máu nhiều hơn 100ml mỗi ngày thì nên thận trọng tìm gặp bác sĩ ngay. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống các động mạch nhỏ bên trong ống phế quản đã bị vỡ khiến máu chảy không ngừng và khó kiểm soát. Hiện tượng này đôi khi còn kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác như da xanh, mạch đập nhanh, tụt huyết áp, tim đập nhanh, thở gắng sức. Nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời, bệnh có thể gây mất nhiều máu, suy hô hấp và đe dọa đến tính mạng.

Chia sẻ từ chuyên gia: Viêm phế quản uống thuốc gì hiệu quả tốt?

Chẩn đoán viêm phế quản ho ra máu

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, thăm khám lâm sàng và ghi nhận các dấu hiệu người bệnh đang gặp phải. Trong quá trình trao đổi, một số câu hỏi có thể được đưa ra như:

  • Bạn bắt đầu bị ho ra máu từ khi nào?
  • Tình trạng ho ra máu diễn ra bao nhiêu lần trong ngày?
  • Lượng máu có nhiều không? Màu sắc, đặc điểm của máu?
  • Có triệu chứng nào khác kèm theo không?

Ngoài ra, để chẩn đoán phân biệt tình trạng ho ra máu do viêm phế quản với các nguyên nhân khác, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm như nội soi phế quản, chụp X-quang,…

Tham khảo thêm:

Cách điều trị viêm phế quản ho ra máu

Sau khi đã kiểm tra, đánh giá mức độ của viêm phế quản ho ra máu, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp điều trị viêm phế quản phù hợp. Bạn cần nghỉ ngơi nhiều và tích cực phối hợp với bác sĩ để nhanh chóng đẩy lùi được bệnh, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

1. Chữa viêm phế quản ho ra máu nhẹ

Tình trạng ho ra máu trong bệnh viêm phế quản được xem là nhẹ khi lượng máu ho ra trong ngày dưới 50ml. Trường hợp này, máu thường xuất hiện ở dạng các vệt nhỏ lẫn trong đờm.

viêm phế quản ho ra máu có nguy hiểm không
Người bị viêm phế quản ho ra máu nhẹ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối kết hợp dùng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ

Cách xử trí như sau:

  • Dùng thuốc giảm ho và các thuốc trị viêm phế quản do bác sĩ kê đơn. Có thể đề nghị bác sĩ chỉ định thêm thuốc an thần nếu cơn ho xảy ra thường xuyên vào ban đêm khiến bạn mất ngủ.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều ở nơi yên tĩnh, tránh vận động mạnh.
  • Uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm, xoa dịu kích ứng ở niêm mạc họng, qua đó giảm bớt cơn ho.
  • Bổ sung dinh dưỡng thông qua các món ăn lỏng như cháo, súp, sữa,… giúp dễ tiêu hóa và dễ nuốt hơn.
  • Súc miệng và cổ họng thường xuyên với nước muối pha loãng để diệt khuẩn, giảm bớt vị tanh khó chịu và làm dịu cơn đau họng, nhất là sau khi ho.
  • Quay trở lại bệnh viện tái khám nếu tình trạng viêm phế quản ho ra máu tiếp tục tăng nặng hoặc kéo dài quá 2 ngày không chấm dứt.

Nên biết: Viêm Phế Quản Dị Ứng: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

2. Điều trị viêm phế quản ho ra máu mức độ trung bình đến nặng

Nếu lượng máu ho ra trong ngày từ 50ml trở lên, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn nhập viện theo dõi và tiến hành các biện pháp cầm máu. Chẳng hạn như đốt điện đông cao tần hay nhét gạc đã được tẩm thuốc cầm máu vào khu vực ảnh hưởng, đặt nội khí quản…

Trường hợp viêm phế quản ho ra máu nặng, lượng máu mất trên 200ml/ngày, việc truyền máu là điều cần thiết để nhanh chóng bù lại lượng máu đã mất nhằm tránh gây thiếu máu nặng, tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tim.

Để giảm nguy cơ bị viêm phế quản ho ra máu, bạn nên tích cực chữa trị ngay từ giai đoạn ban đầu. Lúc này, tình trạng viêm nhiễm ở ống phế quản còn nhẹ, chưa gây tổn thương sâu và ảnh hưởng đến mạch máu nên sẽ dễ dàng chữa trị hơn.

Có thể bạn quan tâm