Nội dung chính

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Vì vậy, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể để cân nhắc có nên thực hiện hay không.

Viêm phế quản có truyền nước được không?

Khi mệt mỏi, mất sức, bác sĩ thường chỉ định truyền nước qua đường tĩnh mạch để phục hồi thể trạng. Đối tượng được chỉ định chủ yếu là người bị suy nhược, lao động nặng, người bị viêm nhiễm kèm sốt cao gây rối loạn điện giải.

Viêm phế quản là bệnh hô hấp thường gặp với nguyên nhân đa dạng như nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng, kích ứng với các tác nhân bên ngoài môi trường. Khi ống phế quản bị viêm nhiễm, cơ thể sẽ có phản ứng sốt, mệt mỏi kèm theo các triệu chứng điển hình như ho, thở khò khè, đờm ứ nhiều ở cổ họng, hơi thở nông…

Để cải thiện tình trạng mệt mỏi do mất nước, nhiều người có ý định truyền nước. Tuy nhiên, việc truyền nước không thể thực hiện một cách tùy tiện vì có thể gây ra một số tình huống rủi ro. Do đó, không ít người băn khoăn Bị viêm phế quản có truyền nước được không?

viêm phế quản có truyền nước được không
Bị viêm phế quản có truyền nước được không?

Truyền nước là hình thức bổ sung nước, điện giải và chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Đối với bệnh nhân bị viêm phế quản, truyền dịch sẽ được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Viêm thanh khí phế quản cấp gây sốt cao, mất nước, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy… Trường hợp này sẽ được truyền dịch để bù nước và cân bằng điện giải.
  • Người bị viêm phế quản mãn tính dẫn đến suy nhược cơ thể, người xanh xao, mệt mỏi… cũng có thể được chỉ định truyền dịch.
  • Trường hợp viêm phế quản nặng gây suy hô hấp, bệnh nhân không thể ăn uống sẽ được chỉ định truyền dịch để cung cấp năng lượng, duy trì nồng độ đường huyết.

Mục đích của truyền dịch là bù nước, cân bằng điện giải và đảm bảo thể tích tuần hoàn. Qua đó duy trì đường huyết và huyết áp ở mức ổn định. Vì vậy những người có sức khỏe ổn định sẽ không có chỉ định truyền dịch.

Người bị viêm phế quản dễ bị mất nước do sốt cao, tăng tiết dịch hô hấp nên có thể truyền dịch khi có chỉ định. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng lạm dụng truyền dịch vì có thể gây ra các rủi ro như phù tim, thận, rối loạn chuyển hóa…

Những trường hợp viêm phế quản nhẹ, không có biểu hiện sốt và thể trạng không bị ảnh hưởng nhiều có thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Trường hợp này không nhất thiết phải truyền nước. Thay vì chấp nhận rủi ro khi truyền dịch, bệnh nhân nên cải thiện sức khỏe bằng cách uống đủ nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để nâng đỡ thể trạng.

Đọc thêm: Lá trầu không chữa viêm phế quản có hiểu quả không?

Các loại dịch truyền cho người bị viêm phế quản

Trên thực tế, dịch truyền có khá nhiều loại và mỗi loại sẽ có công dụng khác nhau. Với người bị viêm phế quản, bác sĩ sẽ chỉ định các loại dịch truyền như:

viêm phế quản có truyền nước được không
Người bị viêm phế quản chủ yếu được chỉ định dịch truyền có tác dụng cấp nước, điện giải và chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Nhóm cung cấp nước: Nhóm cung cấp nước thường sẽ chứa nước cùng với các chất điện giải như bicarbonat natri 1.4%, lactate ringer, natri clorua 0,9%…
  • Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng: Bao gồm dung dịch glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% , dung dịch chứa vitamin, đạm, chất béo… Loại này ít được sử dụng hơn và chủ yếu dùng cho bệnh nhân bị suy hô hấp, không thể ăn uống bằng đường miệng.

Về cơ bản, các loại dịch truyền có cơ chế tương tự như thuốc. Khi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ có phản ứng với các thành phần có trong dịch truyền. Do đó, chỉ nên truyền nước khi cần thiết và phải truyền đúng liều lượng theo chỉ định, không nên lạm dụng quá mức.

Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản có ăn trứng gà được không?

Người bị viêm phế quản cần lưu ý gì khi truyền nước?

Truyền nước là cách để cung cấp nước, điện giải và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, truyền dịch cũng sẽ tiềm ẩn một số rủi ro, nguy cơ nếu không lạm dụng và thực hiện sai cách.

viêm phế quản có truyền nước được không
Chỉ nên truyền nước khi có chỉ định của nhân viên y tế, không nên tự ý thực hiện tại nhà

Người bị viêm phế quản có ý định truyền nước nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên truyền dịch ở những cơ sở y tế uy tín, vô khuẩn dụng cụ. Tránh trường hợp lây nhiễm chéo virus, vi khuẩn từ những bệnh nhân khác.
  • Chỉ nên truyền nước khi có chỉ định của bác sĩ. Trước khi truyền, nên thực hiện một vài xét nghiệm để đánh giá sức khỏe. Bước này sẽ giúp bác sĩ xác định liệu cơ thể có cần truyền nước hay không, tốc độ truyền, lượng dịch cần truyền…
  • Nếu có cơ địa mẫn cảm, nên thông báo với nhân viên y tế để chuẩn bị thuốc, dụng cụ giúp xử trí nhanh chóng, kịp thời khi có vấn đề phát sinh.
  • Thông báo với bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường khi truyền dịch như rét run, khó thở, nổi mẩn ngứa, mề đay…
  • Không tự ý truyền dịch tại nhà.
  • Truyền dịch chỉ giúp bù nước và cân bằng điện giải, từ đó duy trì chỉ số huyết áp và đường huyết ở mức ổn định. Cơ thể vì thế sẽ có cảm giác khỏe mạnh và giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, truyền dịch không phải là phương pháp đặc hiệu đối với bệnh viêm phế quản. Bạn vẫn cần thăm khám và điều trị viêm phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ.

Truyền dịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phục hồi sức khỏe và hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, bệnh nhân chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Hy vọng qua những thông tin khoa học, khách quan từ bài viết, bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về vấn đề Viêm phế quản có truyền nước được không?.

Bài viết khác:

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe