Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Ra Sao?

Ngày nay, môi trường sống ô nhiễm cộng với thời tiết thay đổi liên tục khiến bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em dần trở nên phổ biến. Mặc dù đây là bệnh không quá nguy hiểm nhưng thường khó chữa trị. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc mũi quá nhạy cảm với một yếu tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Đây là một dạng bệnh tự phát và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin, gây sưng, ngứa và tích tụ chất lỏng ở bên trong hốc mũi.

Có 2 dạng viêm mũi dị ứng ở trẻ:

  • Dạng viêm mũi dị ứng theo mùa: Thông thường viêm mũi dị ứng ở trẻ sẽ xuất hiện quanh năm và thường xuyên hơn vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng.
  • Dạng viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ: Đây là dạng bệnh do các tác nhân môi trường gây nên. Khi trong không khí có quá nhiều bụi, ẩm mốc, lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc lá… sẽ gây nên tình trạng hắt hơi, chảy mũi liên tục ở trẻ.

Ban đầu bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng nếu không phát hiện và có cách chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em đúng đắn, bệnh sẽ rất dễ biến chứng thành viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa,… gây khó khăn trong điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Khi mắc viêm mũi dị ứng, trẻ thường có các biểu hiện như:

  • Nghẹt mũi dẫn đến tình trạng thở khò khè, thậm chí với những trường hợp nặng trẻ còn bị khó thở, ngừng thở.
  • Hắt hơi liên tục thành những tràng dài, đặc biệt là vào buổi sáng mới thức dậy
  • Trẻ thường xuyên bị ngứa mũi, chảy nước mũi trong thành từng dòng.
  • Trẻ thường mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, hoặc quấy khóc.
  • Một số ít trường hợp còn xuất hiện triệu chứng chảy máu cam, đau đầu.

Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần rồi tự khỏi hoặc nếu nặng hơn phải sau thời gian dùng thuốc mới khỏi được.

Tìm hiểu định nghĩa: Viêm Mũi Dị Ứng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng

Khi có một tác nhân nào đó kích thích vào tế bào niêm mạc, hoặc tác nhân dị ứng kích thích vào tế bào miễn dịch, các tế bào này sẽ sản sinh ra các chất làm cho mạch máu trong niêm mạc mũi dãn ra, từ đó làm niêm mạc mũi sưng lên, gây nghẹt mũi ở trẻ.

Đồng thời các chất đó cũng làm cho tế bào niêm mạc tiết ra rất nhiều chất nhầy và trong, gây ra tình trạng sổ mũi ở trẻ và có cảm giác ngứa mũi nên phải hắt hơi nhiều lần.

Nói tóm lại, thời tiết thay đổi và các dị nguyên như bụi mịn, nấm mốc, lông chó mèo,…là nguyên nhân chính gây nên viêm mũi dị ứng ở trẻ em.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng phải làm sao?

Có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng phổ biến hiện nay như sử dụng thuốc nhỏ mũi chống dị ứng, sử dụng các mẹo dân gian hoặc điều trị bằng phương pháp Đông y. 

Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó tìm ra phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em phù hợp và an toàn nhất.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì?

Mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em là làm sao giảm được các triệu chứng xuống mức tối thiểu và lựa chọn ra được loại thuốc vừa hiệu quả vừa ít có tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe của trẻ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo một số loại phổ biến dưới đây:

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em và các cách điều trị hiệu quả
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em và các cách điều trị hiệu quả
  • Điều trị viêm mũi dị ứng trẻ em bằng thuốc kháng sinh: Cha mẹ sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em bằng kháng sinh trong trường hợp bệnh mức độ nặng hoặc có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng và được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Các loại thuốc kháng sinh có thể sử dụng như: Amoxicillin hoặc Cefuroxim,…
  • Chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ bằng thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong việc điều trị dị ứng và làm dịu các phản ứng viêm do viêm mũi dị ứng gây ra. Hai loại thuốc kháng histamin được sử dụng nhiều nhất là Clorpheniramin và Fexofenadine.
  • Thuốc xịt viêm mũi dị ứng cho trẻ em: Đây là loại thuốc giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi bằng cách xịt thẳng vào trong hốc mũi, giúp thuốc tác động trực tiếp tại chỗ. Chỉ sử dụng thuốc này khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng thuốc chống viêm để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ sơ sinh: Một số loại thuốc chống viêm thông dụng nhất thường được các bác sĩ  chỉ định cho trẻ là Rhinocort, Flixonase hoặc  Pivalone,….Nó có tác dụng chính là kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và làm giảm nhanh các phản ứng viêm ở niêm mạc mũi.

Xem thêm: Các Loại Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Của Mỹ Tốt Nhất Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

Cách trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà bằng mẹo dân gian

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian là giải pháp đơn giản và tiết kiệm nhất. Các nguyên liệu dùng để chữa bệnh có thể dễ dàng tìm thấy xung quanh nhà. Mời bạn đọc cùng theo dõi một số mẹo dân gian dưới đây:

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng mẹo dân gian
Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc: Chuẩn bị khoảng 30 hạt gấc già, nướng trên bếp than cho đến khi cháy sém phần bỏ đen bên ngoài. Giã nát hạt gấc rồi bỏ vào hũ thủy tinh, đổ ngập rượu vào ngâm 2 ngày. 

Mỗi khi bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ tái phát, các mẹ hãy lấy 1 ít bông gòn nhúng vào rượu ngâm hạt gấc, thoa bên ngoài sống mũi cho trẻ, mát xa nhẹ nhàng sống mũi khoảng 5 phút để rượu nhanh thấm vào bên trong có tác dụng làm loãng dịch nhầy, làm thông thoáng mũi, giảm nghẹt mũi cho trẻ. Thực hiện ngày 2 lần sáng và tối cho trẻ. Lưu ý không dùng rượu ngâm hạt gấc để uống.

Cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh bằng tỏi:

Lấy một ít tỏi tươi sau khi lột vỏ rửa sạch đem ra giã nát lấy nước cốt rồi trộn nước ép tỏi chung với dầu vừng theo tỷ lệ 1: 1. Khi sử dụng, bạn lấy nước muối sinh lý vệ sinh mũi sạch sẽ  cho trẻ rồi lấy bông gòn thấm hỗn hợp trên nhét vào trong lỗ mũi. Thực hiện như vậy mỗi ngày 2 lần, mỗi lần để khoảng 10 phút.

Hoặc các mẹ có thể áp dụng một cách khác là lấy tỏi giã nhuyễn, chưng với ít nước sôi, rồi để nguội, cho trẻ uống hằng ngày vào buổi sáng hoặc tối. Việc uống nước ép tỏi sẽ giúp cơ thể trẻ ấm lên, đề phòng nhiễm lạnh và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em hiệu quả.

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng cây giao: 

Chuẩn bị khoảng 15 đốt cành giao. Rửa sạch và cắt ngắn. Lưu ý khi cắt cành giao bạn nên mang kính bởi nếu để nhựa bắn vào mắt sẽ rất nguy hiểm. Đun sôi 1 ấm nước rồi bỏ cành giao vào nấu liên tục trong 10 phút. Lấy nước đó đem xông mũi cho trẻ mỗi ngày, mỗi lần thực hiện 10 phút và liên tục trong 3-5 ngày để thấy kết quả.

Lưu ý khi sử dụng phương pháp này, trong mủ cây giao thường có độc, nên các bạn tuyệt đối không được sử dụng nước cây giao dùng theo đường uống. hoặc sử dụng ấm đun nước xông cây giao để nấu nước uống.

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng cây giao
Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng cây giao

Cách chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em bằng lá lốt:

Sử dụng một nắm lá lốt, rửa thật sạch với nước. Sau đó bỏ lá lốt vào nồi đổ ngập nước vào nấu. Đun sôi trong vòng 5 phút rồi lấy nước đó xông mũi cho trẻ. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần như vậy sẽ thấy mũi thông thoáng và dễ chịu hơn.

Tìm hiểu thêm: Mách Bạn 13 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Cây Tốt Nhất Hiện Nay

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng thuốc nam

Theo quan niệm của YHCT, muốn chữa khỏi bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ, chúng ta phải chữa từ tận gốc căn nguyên gây nên bệnh. Nhờ đó bệnh mới được chữa trị chuyên sâu, hạn chế khả năng tái phát.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả điều trị bệnh tốt
  • Ít gặp phải trường hợp nhờn thuốc, ít gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.
  • Mang lại hiệu quả lâu dài, đa số các bệnh nhân khi chữa trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp này thường có tỷ lệ tái phát rất thấp.
  • Thuốc nam hoàn toàn lành tính, không gây tác động xấu tới sức khỏe người dùng.

Nhược điểm:

  • Thời gian thuốc tác động chậm, phải kiên trì sử dụng lâu dài mới đạt được kết quả mong muốn.
  • Đun sắc thuốc mất nhiều thời gian và công đoạn.

Dưới đây là một số bài thuốc Nam hay, điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo:

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng thuốc đông y lành tính, hiệu quả
Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng thuốc đông y lành tính, hiệu quả

Bài thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng cho trẻ thông khiếu, tán hàn:

Đây là bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng đơn giản bởi các nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm. Sử dụng bài thuốc này giúp làm ấm cơ thể của trẻ, từ đó giảm thiểu các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Nguyên liệu:

  • Kinh giới 10gam
  • Quế chi 6gam
  • Bạch chỉ 8gam
  • Thông bạch 6gam
  • Ké đầu ngựa 12gam
  • Hành trắng 6gam
  • Mã đề 8gam
  • Gừng tươi 4gam
  • Đại táo 3 quả

Cách thực hiện:

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc với 600ml nước sạch, đun đến khi thấy nước thuốc còn ½ thì chắt ra bát để nguội và chia làm 2 phần uống trong ngày. Nên sử dụng khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc phong hàn phạm thế điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ:

Bài thuốc này giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong hiệu quả. 

Nguyên liệu:

  • Kinh giới 10gam
  • Thương nhĩ tử 12gam
  • Bạch chỉ 10gam
  • Thông bạch 8gam
  • Gừng tươi 6gam
  • Bèo cái 12gam
  • Mã đề 10gam
  • Quế chi 6gam
  • Đại táo 3 quả

Cách thực hiện:

Cho tất cả nguyên liệu vào đun sắc với 500ml nước sạch, đun đến khi lượng nước thuốc còn 1/2, rồi chia thành 2 phần uống hết trong ngày trước khi ăn.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em cần được điều trị kịp thời và đúng cách
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em cần được điều trị kịp thời và đúng cách

Đừng bỏ lỡ: TOP 8 Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Mũi Dị Ứng An Toàn, Khỏi Dứt Điểm

Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống trong cuộc sống hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiến triển của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ. Ba mẹ nên chọn các loại thực phẩm bổ dưỡng và nhiều vitamin để giúp trẻ khắc phục được tốt hơn căn bệnh này. Sau đây là một số thực phẩm nên sử dụng khi trẻ mắc viêm mũi dị ứng:

  • Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả và trái cây tươi. Trong rau củ quả chứa nhiều vitamin C giúp củng cố hệ miễn dịch hiệu quả. Ngoài ra chất chống oxy hóa có trong rau củ trái cây cũng giúp chống lại bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ hiệu quả.
  • Nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều Omega 3 như dầu cá, cá nục, cá hồi,…Bởi vì những thực phẩm giàu chất béo Omega-3 có tác dụng ngăn ngừa những phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp. Từ đó, ngăn ngừa các triệu chứng rất tốt cho trẻ viêm mũi dị ứng.
  • Nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm có tính ấm như gừng, hành, sả, tỏi để làm ấm cơ thể, phòng ngừa viêm xoang viêm mũi dị ứng hiệu quả.
  • Nên sử dụng các cây gia vị có tinh dầu như bạc hà, rau mùi, rau ngổ,… bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ để mang lại tác dụng rất tốt đối với trẻ mắc viêm mũi dị ứng.

Một số thực phẩm khi trẻ mắc viêm mũi dị ứng cần kiêng ăn có thể kể đến như:

  • Các loại hải sản có tính lạnh và tanh ốc, cua mực, hoặc các loại thịt gà bởi các thực phẩm này có tính hàn sẽ khiến triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên cho trẻ uống nước đá lạnh, ăn kem,..vì chúng sẽ kích thích các cơn hắt xì liên tục, các cơn co thắt phế quản, gây ho và tăng tiết chất nhầy đường hô hấp ở trẻ.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa cũng có thể làm tăng chất nhầy trong mũi, gây hiện tượng tắc mũi, cản trở lưu thông khí trong các rãnh xoang, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, làm viêm mũi dị ứng ở trẻ trở nên nặng hơn.

Bài viết trên đây phần nào đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Ngay khi phát hiện trẻ mắc viêm mũi dị ứng, ba mẹ hãy đưa trẻ đến ngay đến phòng khám chuyên khoa để thăm khám kịp thời và biết rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa viêm mũi dị ứng cho bé hợp lý. Chúc các em bé của bạn luôn nhiều sức khỏe.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.