Cảnh Giác Với Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Gây Ngứa Mắt Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt là một trong những triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra, ngoài những khó chịu khi mắc phải bệnh này, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy đâu là cách điều trị bệnh tốt nhất và phòng tránh bệnh sao cho hiệu quả ? Bài biết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng làm ngứa mắt là vấn đề về mũi xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với các tác nhân gây kích thích và xuất hiện các triệu chứng như ngứa mắt, ngứa mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, đỏ mắt, sưng quanh mắt. Bệnh viêm mũi dị ứng thường chia thành 2 dạng phổ biến:

  • Viêm mũi dị ứng dẫn đến ngứa mắt theo mùa: Là tình trạng bệnh bùng phát vào một thời điểm nhất định trong năm. Thông thường mùa xuân là thời điểm dễ tái phát bệnh bởi vì mùa này có khí hậu nóng ẩm kèm theo nhiều phấn hoa.
  • Viêm mũi dị ứng dẫn đến ngứa mắt quanh năm: Đây là tình trạng bệnh do cơ thể dị ứng với các tác nhân có trong môi trường như khói bụi, vi khuẩn, khói thuốc lá, nấm mốc,… và dạng bệnh này xuất hiện tại bất thời điểm nào trong năm.
Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh
Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh

Các triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng dạng nhẹ gây ra thường không nguy hiểm đến tính mạng và chỉ xuất hiện một thời gian rồi tự hết hoặc có thể kéo dài và biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm nếu không được trị bệnh đúng cách, một vài biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Viêm xoang hoặc nhiễm trùng: Những người bị ngứa mũi do viêm mũi dị ứng kéo dài có thể biến chứng sang viêm xoang hoặc nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng mũi,… 
  • Viêm phế quản: Nếu để viêm mũi dị ứng biến chứng nặng sẽ ảnh hưởng đến phổi gây khò khè, khó thở,..
  • Hen suyễn: Khi bị viêm mũi dị ứng lâu năm, nhiều khả năng bạn cũng có thể mắc hen suyễn do hệ miễn dịch gây ảnh hưởng đến cả đường thở và hơi thở. 
  • Sốc phản vệ: Một số trường hợp viêm mũi dị ứng nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ cực kỳ nguy hiểm.

Xem thêm định nghĩa: Viêm Xoang Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Phương Pháp Điều Trị

Tại sao viêm mũi dị ứng lại ngứa mắt?

Hiện tượng mũi bị dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên từ môi trường có thể gây hại cho cơ thể. Dẫn đến tạo ra các kháng thể để chống lại chất dị ứng đó, trong đó có histamine. Đây là hoạt chất gây ra triệu chứng ngứa mắt của bệnh viêm mũi dị ứng cùng hàng loạt các triệu chứng khó chịu khác.

Nếu không chữa trị đúng cách viêm mũi dị ứng dễ gây nhiều biến chứng
Nếu không chữa trị đúng cách viêm mũi dị ứng dễ gây nhiều biến chứng

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ngứa mắt

Có nhiều tác nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng ngứa mắt, có những tác nhân đến từ môi trường cũng có những nguyên nhân từ chính cơ địa của người bệnh. Cụ thể:

  • Khi mũi tiếp xúc với các dị nguyên có trong không khí như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi, nấm mốc, hóa chất, bông vải sợi, khói thuốc, khói công nghiệp,…
  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ chênh lệch sẽ dễ khiến bệnh viêm mũi dị ứng phát triển tăng cao.
  • Do yếu tố di truyền: Trong gia đình khi cha mẹ từng mắc bệnh viêm mũi dị ứng thì xác suất con cái cũng có thể mắc viêm mũi dị ứng cũng khá cao.
  • Do cấu trúc bất thường của mũi như lệch vách ngăn mũi, mũi sau phẫu thuật cũng làm gia tăng sự nhạy cảm của niêm mạc mũi.

Điều trị viêm mũi dị ứng ngứa mắt

Để khắc phục được các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng ngứa mắt gây ra và tránh các biến chứng nặng hơn, việc đầu tiên người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng để biết được chính xác tình trạng bệnh của mình và được các bác sĩ chỉ định tiến trình điều trị phù hợp. 

Thông thường, việc điều trị viêm mũi dị ứng ngứa mắt chủ yếu thông qua các biện pháp điều trị tích cực triệu chứng của bệnh. Vì chỉ cần đẩy lùi phản ứng dị ứng ở mũi, bệnh cũng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Dưới đây là một số biện pháp chữa viêm mũi dị ứng làm ngứa mắt phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo:

Chữa viêm mũi dị ứng ngứa mắt bằng thuốc Tây

Thuốc Tây thường được nhiều người bệnh lựa chọn trong viêm mũi dị ứng ngứa mắt bởi vì nó tiện lợi khi sử dụng và cắt đứt nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này người bệnh cần hết sức lưu ý tìm hiểu về loại thuốc mình muốn dùng thật kỹ và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước dùng để tránh gặp trường hợp sử dụng sai thuốc, từ đó gây khó khăn trong điều trị bệnh về sau.

Thuốc Fexofenadin điều trị viêm mũi dị ứng ngứa mắt

Fexofenadin là một trong những loại thuốc đường uống chữa viêm mũi dị ứng làm ngứa mắt hiệu quả. Đây là loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ mới và được dùng để điều trị các biểu hiện của viêm mũi dị ứng như: Ngứa mắt, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi, chảy nước mắt.

Điều trị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt bằng thuốc Fexofenadine
Điều trị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt bằng thuốc Fexofenadine

Liều lượng tham khảo: Uống Fexofenadine 60mg 2 viên/ngày hoặc Fexofenadine 180mg 1 viên/ngày. Nếu ngại dạng uống bạn có thể chuyển sang dạng siro hoặc viên ngậm để dễ sử dụng hơn.

Chống chỉ định: Những bệnh nhân quá mẫn cảm với Fexofenadine hydrochloride có trong thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc Fexofenadine người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, đau bụng, ho, sốt. 

Giá bán: Fexofenadine 180mg có giá bán tham khảo khoảng 55.000 đồng (tùy vào từng nhà thuốc).

Nên đọc: Tham Khảo 13 Loại Thuốc Viêm Mũi Dị Ứng Của Nhật Tốt Nhất Trên Thị Trường

Thuốc xịt Budesonide trị viêm mũi dị ứng kèm ngứa mắt:

Budesonide là một loại thuốc dạng xịt có công dụng giảm sưng, tiêu viêm ở mũi dựa trên cơ chế làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Thuốc thường được sử dụng để điều trị một số triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra như ngứa mắt, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, họng, hắt hơi,…

Liều lượng tham khảo: 

  • Người lớn: Liều dùng tối đa không được vượt quá 4 lần xịt, tức là không được quá 256 mcg/ngày
  • Trẻ em trên 6 tuổi: 64 mcg (32 mcg cho mỗi bên mũi)/ hằng ngày. Không sử dụng thuốc liên tục quá 14 ngày.

Chống chỉ định: Budesonide không được phép sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Các bệnh nhân mẫn cảm với Budesonid hoặc với bất kỳ thành phần nào khác của thuốc cũng không được sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc xịt Budesonid người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: Đau họng, phát ban, ho, khó thở, xuất hiện các vết loét hoặc mảng trắng bên trong niêm mạc mũi, hoặc một số ít tác dụng phụ hiếm gặp như: thở khò khè, đau nhức cơ chảy máu cam,…

Giá tham khảo: Trên thị trường thuốc xịt Budesonid được bán với giá dao động từ 110.000 đến 130.000 đồng/ hộp.

Thuốc kháng Histamin Desloratadine chữa viêm mũi dị ứng làm ngứa mắt

Desloratadine là một loại thuốc chống dị ứng và không gây buồn ngủ. Tác dụng chính của Desloratadine sẽ giúp kiểm soát các phản ứng dị ứng và các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng bao gồm ngứa mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa vòm họng, chảy nước mắt.

Desloratadine cũng là một loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt hiệu quả
Desloratadine cũng là một loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt hiệu quả

Liều lượng tham khảo : 

  • Người lớn và trẻ em >12 tuổi: Uống 1 viên Desloratadine 5mg/ lần/ngày.
  • Trẻ em từ 6-11 tuổi: Uống Desloratadine với liều 2,5mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ em dưới 4 tuổi: Không nên sử dụng thuốc này.

Chống chỉ định: 

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Không sử dụng thuốc Desloratadine cho những trường hợp bị dị ứng với Desloratadine hoặc với các thành phần khác của thuốc.
  • Nếu bạn bị suy giảm chức năng tim, gan, mạch, thận cũng không được sử dụng loại thuốc này.

Tác dụng phụ: 

  • Giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc chống dị ứng Desloratadine có thể gây ra một số tác dụng phụ thường thấy như: đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, khô miệng, khó ngủ.
  • Một số tác dụng phụ nặng hơn như: Khó thở, sưng mặt, môi, ngứa, phát ban, co giật.
  • Suy giảm chức năng gan (buồn nôn, ngứa, sốt, vàng da và mắt, đi cầu phân màu lạ, nước tiểu sẫm màu)
  • Rối loạn nhịp tim  làm cho người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào trên đây, bạn hãy ngưng dùng thuốc và liên hệ đến  bác sĩ để có cách xử lý phù hợp.

Giá bán: Thuốc Desloratadine có giá bán tham khảo trên thị trường khoảng 55.000đồng/ hộp 3 vỉ x10 viên.

Đừng bỏ lỡ: TOP 6 Siro Trị Viêm Mũi Dị Ứng Cho Trẻ Em Tốt Nhất Các Mẹ Tin Dùng

Sử dụng mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng bị ngứa mắt

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các mẹo dân gian để khắc phục nhanh tình trạng bệnh. Các phương pháp dân gian này thường có nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản, ai cũng có thể làm được. Một số mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng kèm ngứa mắt phổ biến như:

Dùng lá ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt

Ngải cứu thường được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng làm ngứa mắt là bởi vì trong ngải cứu chứa nhiều dược chất có tác dụng đào thải toàn bộ độc tố ra khỏi cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 100 gr ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, sau đó giã nát rồi lọc bỏ bã để lấy phần nước cốt.
  • Pha loãng nước cốt trên với nước sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1. Sử dụng nước này để uống trực tiếp hoặc có thể thêm một ít đường, mật ong cho dễ uống.
  • Người bệnh nên sử dụng 1 đến 2 cốc nước ngải cứu hằng ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng,

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng nước ép ngải cứu cho phụ nữ đang có thai dưới 3 tháng vì có thể dẫn đến tình trạng thai sảy thai ngoài ý muốn.

Lá ngải cứu giúp giảm tình trạng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt
Lá ngải cứu giúp giảm tình trạng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt

Sử dụng lá bạc hà để xông mũi

Trong thành phần tinh dầu của lá bạc hà chứa nhiều hoạt chất cho khả năng chữa bệnh cực kỳ cao như: Methyl acetat, myrcen, menthol,..các hoạt chất này có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: Bacillus subtilus, Staphilococcus aureus,…Chính vì thế, lá bạc hà thường được nhiều người sử dụng chữa viêm mũi dị ứng để làm sạch mũi và thông đường thở.

Nguyên liệu: 1 ít lá bạc hà tươi, hoặc tinh dầu bạc hà nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Nếu dùng lá bạc hà thì đem rửa sạch lá rồi để ráo nước.
  • Chuẩn bị 1 tô nước sôi, cho lá bạc hà vào hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà rồi ghé mặt vào tô nước.
  • Dùng khăn mặt trùm lên đầu để giữ hơi nước lại bốc vào mũi. Không để quá sát mũi với tô nước sôi đề phòng bị bỏng.
  • Khi nước đã nguội đi thì lấy khăn sạch lau lại mặt và mũi. Sử dụng thường xuyên phương pháp này để có được hiệu quả tốt.

Điều trị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt bằng thuốc Đông y

Sử dụng thuốc kháng sinh hay các mẹo dân gian chỉ có thể làm giảm các triệu chứng bệnh ở mức độ tương đối. Nếu lạm dụng thuốc kháng sinh còn có thể khiến để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, nhiều người bệnh tìm đến các bài thuốc Đông y với mong muốn chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh viêm mũi dị ứng làm ngứa mắt mà không gây hại đến sức khỏe của người bệnh.

Bài thuốc số 1:

Bài thuốc vừa làm giảm các triệu chứng bệnh vừa loại bỏ tận gốc căn bệnh viêm mũi dị ứng khó chịu:

Nguyên liệu: Bồ công anh 12g, lá dâu tằm 10g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo nam 10g, cúc tần 10g, kinh giới 10g, kim ngân hoa 16g, rau diếp cá 12g, mã đề 10g, bạc hà 8g.

Cách thực hiện: Đun tất cả nguyên liệu trên cùng với 600ml nước lọc. Đến khi thấy thuốc sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi thấy nước cạn còn chừng 300ml thì tắt bếp và đổ ra bát. Chia làm 2 phần rồi để nguội, uống hết trong ngày.

Điều trị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt bằng Đông y cho hiệu quả vượt trội
Điều trị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt bằng Đông y cho hiệu quả vượt trội

Bài thuốc số 2: 

Đây là một dạng bài thuốc dùng để xông mũi hằng ngày. Tác dụng chính của bài thuốc này là làm giảm đi các triệu chứng ngứa mũi, ngứa mắt, hắt hơi, chảy nước mũi nhờ vào công dụng làm thông thoáng đường mũi, đào thải dịch nhầy.

Nguyên liệu: Hoắc hương 15g, phòng phong 10g, ma hoàng 15g, thương nhĩ tử 10g, bạc hà 10g, phục linh 10g, xuyên khung 20g, hoa tân di 10g, bạch chỉ 30g.

Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đun cùng 1 lít nước. Đến khi nước sôi thì tắt bếp, lấy 1 khăn trùm đầu và ghé mặt vào nồi nước để hơi nước bốc lên mũi. Lưu ý, giữ khoảng cách mặt và nồi nước phù hợp để tránh bị phỏng. Đến khi thấy nước nguội, thì sử dụng khăn sạch để lau mặt.

Tìm hiểu thêm: TOP 8 Bài Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Đông Y Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng bị ngứa mắt

Để nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng ngứa mắt do viêm mũi dị ứng gây ra người bệnh cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hợp lý để giảm thiểu khả năng mắc bệnh như: 

  • Giữ ấm cơ thể và đề phòng khi thời tiết thay đổi, nhất là vùng tai, mũi, họng để phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, nếu bắt buộc tiếp xúc hãy che chắn cẩn thận bằng cách sử dụng đồ bảo hộ, đặc biệt là khẩu trang và kính mát để hạn chế ảnh hưởng đến vùng mũi nhất có thể.
  • Uống nhiều nước để làm tan dịch nhầy và giảm cảm giác khó chịu do ngứa mắt. Tránh thức uống có cồn như bia rượu vì càng làm tăng mức độ dị ứng.
  • Chú ý vệ sinh mắt, mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại rau xanh và trái cây để làm giảm tình trạng ngứa mắt.

Để bệnh mau chóng phục hồi, người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả để bệnh không tái phát nhiều lần. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã tìm ra cho mình một phương pháp phù hợp để chữa thành công căn bệnh viêm mũi dị ứng dẫn đến ngứa mắt. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.