Viêm Mũi Dị Ứng Chảy Máu Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp, xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một dị nguyên nào đó. Đặc trưng bởi các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mũi hắt hơi, sổ mũi, ngứa quanh mắt, ngứa họng, ho… Viêm mũi dị ứng chảy máu là triệu chứng không thường gặp của căn bệnh này. 

Viêm mũi dị ứng có gây chảy máu cam không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một số dị nguyên. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất một loại kháng thể gọi là IgE. Khi IgE gắn kết với một số tế bào đặc biệt ở niêm mạc mũi và dị nguyên sẽ khiến các tế bào này phóng thích chất hóa học trung gian vào niêm mạc mũi, dẫn đến sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh.

Người bị viêm mũi dị ứng có thể gặp phải tình trạng chảy máu mũi
Người bị viêm mũi dị ứng có thể gặp phải tình trạng chảy máu mũi

Các dị nguyên gây dị ứng là phấn hoa, cây cỏ, bụi bặm, nấm mốc, khói thuốc lá, chất tiết của côn trùng, một số loại hóa chất mỹ phẩm. Cũng có thể là các loại thực phẩm như tôm, cua, trứng gà, sữa hay các loại virus, vi khuẩn hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột. Rất khó để có thể xác định được đâu là dị nguyên gây viêm mũi dị ứng ở một người.

Bệnh thường gây ra các triệu chứng đặc trưng như nhảy mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa trong họng, chảy nước mắt, đầy tai, khàn tiếng… Viêm mũi dị ứng chảy máu cam ít gặp hơn các triệu chứng kể trên nhưng cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Người bị viêm mũi dị ứng có thể bị chảy máu cam do khô bên trong mũi, xì mũi quá mạnh và thường xuyên khiến lớp nhất nhầy bảo vệ niêm mạc mũi bị tổn thương. Hoặc do thường xuyên ngoáy mũi, do lạm dụng thuốc thông mũi, thuốc kháng histamine hoặc các chất kích thích khác gây ra.

Có thể bạn quan tâm: Gợi Ý Cho Bạn 10 Mẹo Trị Ngứa Mũi Tại Nhà Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng chảy máu

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng chảy máu. Có thể là do ảnh hưởng của bệnh, các tác nhân bên trọng hoặc các tác động trực tiếp từ người bệnh. Để có biện pháp cải thiện được tình trạng chảy máu khi bị viêm mũi dị ứng, trước hết, chúng ta phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

Do khô mũi

Đối với người bị viêm mũi dị ứng, tình trạng chảy mũi khiến bạn phải liên tục xì mũi. Hơn nữa, chảy nước mũi nhiều dẫn đến mất nước do dị ứng, kết hợp với các yếu tố độ ẩm không khí thấp, thời tiết lạnh, nếu không được cấp ẩm, dưỡng ẩm sẽ khiến mũi của bạn bị khô nghiêm trọng.

Tình trạng khô mũi kéo dài làm các mạch máu trong mũi bị tổn thương. Đây là lý do mà đôi khi người bị viêm mũi dị ứng khi xì mũi sẽ thấy máu hoặc bị chảy máu cam sau khi hắt hơi liên tục. Ngoài ra, nếu nhỏ thuốc kháng histamin không đúng cách cũng có thể làm khô đường mũi và gây chảy máu cam.

Do kích ứng mũi

Kích ứng mũi xảy ra khi chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên. Điều này làm bạn phải thường xuyên xì mũi, ngoáy mũi hay hắt hơi, khiến niêm mạc mũi bị kích ứng, chấn thương nhẹ. Bên cạnh đó thì một số chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chảy máu.

Thói quen xì mũi mạnh và hắt xì mạnh cần thay đổi với người viêm mũi dị ứng. Khi có dịch nhầy trong mũi, nhiều người thường có thói quen xì mạnh để đẩy dịch nhầy ra ngoài. Tình trạng này diễn ra thường xuyên làm tổn thương niêm mạc mũi, dẫn để chảy mũi ở lần hắt xì sau.

Đọc thêm: Bị Viêm Mũi Dị Ứng Có Gây Ho Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Do vệ sinh mũi sai cách

Không chỉ hắt xì hay xì mũi mạnh mà chảy máu khi bị viêm mũi dị ứng còn có thể xảy ra khi người bệnh vệ sinh mũi sai cách. Việc dùng các thuốc xịt mũi, thuốc kháng histamin, thuốc vệ sinh mũi thường xuyên, không đúng cách làm niêm mạc mũi bị xung huyết, từ đó gây chảy máu mũi khi hắt hơi.

Do nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể là yếu tố dẫn đến viêm mũi dị ứng chảy máu là:

  • Yếu tố thời tiết: Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, niêm mạc mũi khô tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập, làm các triệu chứng viêm mũi dị ứng nặng hơn. Niêm mạc mũi cũng vì vậy mà bị tổn thương, gây ra chảy máu khi hắt xì.
  • Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng: Các thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin nếu lạm dụng sẽ khiến dịch tiết mũi bị khô, gây chảy máu cam ở mũi người bệnh.

Viêm mũi dị ứng chảy máu có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm mũi dị ứng chảy máu không thường gặp, điều này khiến rất nhiều người lo ngại không biết viêm mũi dị ứng chảy máu có nguy hiểm không. Thực tế, có thể nói, chảy máu mũi không phải là triệu chứng đặc trưng của viêm mũi dị ứng. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với các dị nguyên quá thường xuyên, chăm sóc mũi không đúng cách hay do niêm mạc mũi bị tổn thương.

Mức độ nguy hiểm của viêm mũi dị ứng chảy máu tùy thuộc vào mức độ chảy máu và các triệu chứng kèm theo mà
Mức độ nguy hiểm của viêm mũi dị ứng chảy máu tùy thuộc vào mức độ chảy máu và các triệu chứng kèm theo mà

Nhìn chung, với thắc mắc viêm mũi dị ứng chảy máu có nguy hiểm không thì câu trả lời chính là không nguy hiểm. Đối với trường hợp bạn thường xuyên ngoáy mũi, mũi khô quá mức, xì mũi mạnh, vệ sinh mũi không đúng cách làm tổn thương niêm mạc mũi và gây chảy máu cam. Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện một vài lần, trong 2 – 3 ngày và biến mất thì bạn không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu bị chảy máu mũi nhiều hoặc thường xuyên thấy có máu mũi hay tình trạng này kéo dài thì tốt nhất bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Không nên chủ quan nếu chảy máu nhiều, kéo dài nhiều ngày.

Tình trạng viêm mũi chảy máu có thể gây mất máu, thiếu máu và nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến mắt, mũi, tai, xương, não… Bạn có thể gặp nguy cơ vỡ mạch máu niêm mạc mũi, nhiễm trùng mắt, tai. Hoặc có thể cơ thể của bạn đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng, cần được quan tâm đúng mức.

Chảy máu mũi sẽ đặc biệt nguy hiểm khi máu mũi chảy nhiều không cầm được sau 10 – 20 phút. Đặc biệt là khi kèm theo các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, khó thở, nôn khan hoặc nôn mửa do máu chảy xuống họng. Chảy máu mũi thường xuyên, xuất hiện nhiều lần dù không có các tác động gây tổn thương niêm mạc mũi.

Tìm hiểu thêm: Tổng Hợp Các Mẹo Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Hạt Gấc Hiệu Quả Cho Người Bệnh

Cách khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng chảy máu

Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng chảy máu cam là do niêm mạc mũi bị tổn thương, có liên quan đến các yếu tố như hắt hơi, xì mũi mạnh, khô mũi, vệ sinh mũi sai cách… Cách xử lý đầu tiên là chúng ta phải cầm máu tại chỗ, sau đó thăm khám bác sĩ để điều trị và ngăn ngừa tình trạng này tái phát. Cụ thể như sau:

1. Cách khắc phục tại chỗ

Tùy vào tình trạng chảy máu mũi mà chúng ta có biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu xì mũi có ít máu thì chỉ cần dùng khăn sạch hoặc bông gòn lau sạch vùng mũi là được. Bạn cũng có thể chườm lạnh lên sống mũi để giúp làm co mạch máu và cầm máu.

Trường hợp viêm mũi dị ứng gây chảy máu với người lớn, chúng ta chỉ cần ngồi xuống, hơi nghiêng đầu về phía trước. Tiếp đó, bóp nhẹ hai bên cánh mũi trong 10 – 15 phút, khi bóp nhẹ bằng mũi thì có thể thở bằng miệng.

Kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa, nếu chưa thì lặp lại động tác trên trong khoảng 10 phút. Khi máu đã ngừng chảy, bạn không được tiếp tục xì mũi. Đồng thời, cũng cần tránh sử dụng các loại thuốc xịt mũi nào trong vài ngày để tránh tổn thương niêm mạc mũi.

Đối với trẻ em, nếu trẻ bị chảy máu cam, bạn cần kiểm tra xem mũi bé có dị vật gì không. Khi đã đảm bảo không có dị vật gì trong mũi thì bóp nhẹ phần cứng của mũi, tức là hai bên cánh mũi trong 10 – 15 phút. Dùng áp lực bóp hai bên cánh mũi để cầm máu, không nên nhét khăn giấy hay các vật khác vào mũi.

2. Thăm khám bác sĩ

Nếu tình trạng hắt hơi, chảy mũi có máu mũi thường xuyên xuất hiện. Hoặc máu chảy ra với lượng lớn, không thể cầm máu được bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Tình trạng viêm mũi chảy máu cần được nhanh chóng cải thiện để tránh các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, việc thăm khám sẽ giúp chúng ta chắc chắn bản thân không gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Khám bác sĩ sẽ giúp xác định được tình trạng bệnh và có cách điều trị phù hợp.

Bạn nên thăm khám bác sĩ khi bị viêm mũi dị ứng chảy máu cam
Bạn nên thăm khám bác sĩ khi bị viêm mũi dị ứng chảy máu cam

Viêm mũi dị ứng thường được điều trị bằng các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng như kháng sinh, steroid, thuốc co mạch, thuốc kháng histamin, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng thụ thể leukotriene… Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc.

Đọc thêm: Ngứa Mũi Hắt Xì Liên Tục Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Điều Trị

3. Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Nếu bị viêm mũi dị ứng, bạn không thể tiếp tục sử dụng các loại thuốc xịt mũi. Thay vào đó, chúng ta có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh bằng các biện pháp tại nhà. Ưu điểm của các phương pháp này là tính an toàn cao, đơn giản, dễ thực hiện.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi sẽ giúp làm sạch các dị nguyên và các vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời cũng giúp sát khuẩn, kháng viêm, làm thông thoáng đường thở, làm dịu niêm mạc mũi. Biện pháp này chỉ áp dụng 1 – 2 lần/ngày, không nên lạm dụng.

Cách thực hiện:

  • Cho nước muối sinh lý 0.9% vào bình rửa mũi chuyên dụng
  • Nghiêng đầu về phía chậu, đưa vòi xịt vào mũi, xịt từ từ để nước mũi chảy từ mũi này sang bên mũi kia rồi chảy xuống chậu
  • Xì nhẹ mũi và dùng khăn ẩm, ấm lau sạch vùng mũi, miệng.

Xông mũi giảm viêm mũi dị ứng

Xông hơi sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi và kích ứng ứng. Tuy nhiên, cách làm này không được áp dụng ngay sau khi bạn bị chảy máu mũi. Hơi ấm sẽ làm thư giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến vùng mũi, khiến tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng cách làm này từ 1 – 2 ngày.

Xông mũi bằng cây hoa cứt lợn

  • Nguyên liệu: 100g cây hoa cứt lợn tươi, 10g lá chanh tươi
  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, cho vào nồi, đun sôi với nước
  • Tắt bếp, đổ nước xông ra chậu nhỏ, xông mũi 5 – 10 phút
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày để thấy hiệu quả

Xông mũi bằng gừng

  • Nguyên liệu: 200g gừng tươi, 1 lít nước
  • Gừng tươi để vỏ, rửa sạch, đập dập
  • Cho gừng vào nồi, đun sôi, đổ nước ra chậu để xông hơi
  • Xông 1 – 2 lần/ngày bằng nước gừng để thấy hiệu quả.

Sử dụng trà thảo dược

Các loại trà thảo dược như gừng, bạc hà, trà mật ong, trà xanh, tía tô… cũng có thể hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng. Các loại thảo dược này có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang đáng kể.

 Sử dụng trà gừng mật ong

  • Nguyên liệu: 1 – 2 thìa mật ong, 1 nhánh gừng tươi
  • Gừng tươi rửa sạch, thái lát, cho vào cốc hãm với nước sôi trong 5 phút
  • Cho mật ong vào cốc nước gừng, khuấy đều
  • Uống khi còn ấm, dùng 1 – 2 cốc trà gừng mật ong mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Trà bạc hà chữa viêm mũi dị ứng

  • Nguyên liệu: Lá bạc hà tươi, nước ấm
  • Lá bạc hà rửa sạch, cho vào cốc hãm với nước sôi
  • Có thể cho thêm 1 – 2 thìa mật ong, khuấy đều
  • Uống khi còn ấm, dùng 1 cốc nước lá bạc hà mỗi ngày để giảm dị ứng.

Xem thêm: Mách Bạn 4 Mẹo Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Lốt Cực Hay Không Nên Bỏ Lỡ

4. Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình điều trị viêm mũi dị ứng. Nguyên tắc của việc điều trị viêm mũi dị ứng là tránh tiếp xúc với dị nguyên và nâng cao sức khỏe. Chúng ta có thể:

  • Vệ sinh sạch sẽ không gian sống, thường xuyên quét dọn nhà cửa, giặt chăn mền. Tránh tình trạng không gian thiếu sáng, ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đa dạng các nhóm chất và tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây. Bạn có thể tham khảo các món ăn chữa viêm mũi dị ứng đơn giản, dễ nấu tại nhà để hỗ trợ điều trị.
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng. Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, mạt bụi, phấn hoa, lông chó mèo…
  • Khi thời tiết lạnh, bạn nên giữ ấm cơ thể, xông mũi hoặc dùng máy tạo độ ẩm để cấp ẩm cho mũi, tránh tình trạng niêm mạc mũi khô quá mức.

Đọc ngay:  TOP 8 Bài Thuốc Đông Y Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng An Toàn, Khỏi Dứt Điểm

Không gian sống gọn gàng, sạch sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ viêm mũi dị ứng tái phát
Không gian sống gọn gàng, sạch sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ viêm mũi dị ứng tái phát

Lưu ý khi bị viêm mũi dị ứng chảy máu

Để ngăn ngừa tình trạng viêm mũi dị ứng chảy máu, bạn cần xác định nguyên nhân khiến mũi bị chảy máu để có cách phòng ngừa, khắc phục phù hợp. Ngoài ra, cũng cần lưu ý một vấn đề sau:

  • Nếu mũi bị khô do độ ẩm thấp, không khí khô, bạn nên đặt máy tạo độ ẩm ở trong phòng. Thỉnh thoảng có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu để hỗ trợ cải thiện tình trạng dị ứng.
  • Việc sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc kháng histamin cũng như các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cũng cần đặc biệt thận trọng. Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng.
  • Cần hạn chế xì hoặc ngoáy mũi để không làm tổn thương niêm mạc mũi và các mạch máu mũi.
  • Bạn có thể hỉ nhẹ mũi để loại bỏ cục máu đông trong lỗ mũi. Tuyệt đối không ngửa mặt lên để máu chảy ngược lại vào mũi, như vậy sẽ rất nguy hiểm.
  • Trường hợp tình trạng chảy máu cam của bạn xảy ra thường xuyên hoặc khó cầm máu thì tốt nhất nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

Có thể thấy, viêm mũi dị ứng chảy máu là tình trạng xảy ra khi niêm mạc mũi bị khô quá mức do không khí khô, mất nước, xì mũi quá mạnh, lạm dụng thuốc xịt mũi, ngoáy mũi hay chấn thương nhẹ ở mũi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và nắm được cách xử lý khi bị chảy mũi do viêm mũi dị ứng.

Tham khảo thêm: