Bệnh Viêm Khớp Là Gì? Các Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Viêm khớp hay đau khớp gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hiện nay các phương pháp điều trị nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng bệnh và duy trì khả năng vận động cho người bệnh. Vậy những phương pháp đó là gì và làm sao để sớm nhận biết triệu chứng bệnh? Dưới đây là những thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Bệnh viêm khớp là gì, các dạng viêm khớp phổ biến
Bệnh viêm khớp tiếng Anh là Arthritis, chỉ tình trạng tổn thương, nhiễm trùng hoặc bào mòn ở lớp đĩa đệm của sụn và gây ra tình trạng sưng đau, khó cử động ở người bệnh. Bệnh xảy ra chủ yếu ở những người cao tuổi nhưng thời gian gần đây đã có xu hướng trẻ hóa.
Theo thống kê, có đến hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, trong đó có thể là bệnh viêm khớp đơn thuần hoặc viêm khớp ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể:
- Viêm khớp dạng thấp: Bệnh gây ảnh hưởng đến phần màng hoạt dịch và lan dần đến sụn khớp, đầu xương sụn, các mô xung quanh. Bệnh không chỉ gây tổn thương tại khớp mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim, phổi,…
- Viêm khớp tay: Là tình trạng sụn ở giữa khớp cổ tay bị bào mòn, chúng cọ xát với nhau gây đau và sưng viêm.
- Viêm khớp gối: Tình trạng này do các sụn khớp ở gối bị bào mòn và cọ xát vào nhau, gây ra tê nhức ở xung quanh đầu gối.
- Viêm khớp háng: Viêm đau khớp ở háng gây tổn thương một hoặc hai bên khiến người bệnh bị đau, khó chịu. Cơn đau có thể lan đến chân, dùi, hông,…
- Viêm khớp vai: Bệnh do các phần mềm quanh khớp như cơ, dây chằng, gân,… bị tổn thương và khiến khả năng vận động của người bệnh giảm.
Nguyên nhân bệnh viêm khớp phổ biến
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân bị viêm khớp, trong đó có những nguyên nhân người bệnh không thể kiểm soát được, cụ thể như sau:
- Do tuổi tác: Đây là nguyên nhân gây viêm khớp phổ biến nhất. Khi tuổi cao, các tế bào xương sẽ bị lão hóa, các khớp không còn khả năng tiết dịch. Điều này gây ra tình trạng khô khớp, xương giòn và dễ gãy hơn.
- Dây chằng bị tổn thương: Dây chằng có khả năng co giãn và giúp việc vận động, di chuyển dễ dàng hơn. Nếu dây chằng bị kéo căng quá mức độ đàn hồi sẽ không còn và gây đau khớp. Ngoài ra nếu bạn lao động mạnh, dây chằng bị va đập và tổn thương, thậm chí bị đứt và khiến các khớp tay, khớp gối bị đau nhức.
- Khớp bị thoái hóa: Khớp bị thoái hóa khiến độ trơn tru, đàn hồi ở các mô sụn bị suy giảm và gây viêm, sưng đau khớp.
- Ảnh hưởng từ giới tính: Cơ bắp của nam giới vốn có khả năng phản ứng với các dây thần kinh nhanh hơn nhiều lần so với nữ giới. Vậy nên nữ giới sẽ có nguy cơ bị mắc viêm khớp cao hơn so với đàn ông.
- Làm việc không đúng tư thế: Những người thường xuyên mang vác, đứng quá lâu, ngồi quá nhiều sẽ khiến cơ xương bị co cứng, phù nề và theo thời gian sẽ phát triển thành viêm khớp.
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người từng bị viêm đau khớp thì thế hệ sau cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm khớp, đau khớp thường gặp
Bệnh viêm khớp được chia thành 2 cấp độ và mỗi cấp độ sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:
Dấu hiệu viêm khớp cấp tính
Viêm khớp cấp tính chính là giai đoạn đầu của bệnh và có nhiều chuyển biến phức tạp. Biểu hiện viêm khớp ở giai đoạn này gồm:
- Các khớp bị sưng, tấy đỏ.
- Sờ vào các khớp người bệnh thấy nóng và bị đau.
- Một số trường hợp sẽ có mủ ở khớp.
Triệu chứng, biểu hiện của bệnh viêm khớp mãn tính
Nếu giai đoạn cấp tính người bệnh không xử lý sớm, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không khoa học thì sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Biểu hiện viêm khớp mãn tính gồm:
- Cứng khớp vào buổi sáng: Khi ngủ dậy vào buổi sáng, người bệnh sẽ đau, khớp cứng và khó cử động.
- Đau khớp: Một số chỉ bị đau nhẹ nhưng cũng có nhiều bệnh nhân đau kèm nóng đỏ ở các khớp. Triệu chứng này có thể xuất hiện vài ngày và tự mất đi nhưng nó sẽ thường xuyên tái phát, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
- Khớp bị viêm và sưng tấy: Đây là dấu hiệu bệnh viêm khớp điển hình và xảy ra nhiều vào ban đêm hoặc khi người bệnh hoạt động mạnh.
- Khớp bị biến dạng: Các khớp khó giữ được hình dáng ban đầu, đặc biệt là khi khớp bị bào mòn và sập xuống khiến chúng bị lệch, biến dạng.
- Khó vận động: Khi lớp sụn bị bào mòn, các xương, cơ sẽ va chạm với nhau và khiến việc vận động của người bệnh khó khăn. Một số trường hợp có thể sẽ không có khả năng vận động.
- Cơ bắp yếu dần: Bệnh viêm khớp khiến cơ bắp của người bệnh yếu hơn, đặc biệt là các cơ ở gần đầu gối.
Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân viêm khớp còn có thể bị sốt toàn thân, mệt mỏi, kém tập trung, mất ngủ kéo dài,…
Bệnh viêm khớp có nguy hiểm không và có gây biến chứng không?
Với thắc mắc viêm khớp có nguy hiểm không, các chuyên gia khẳng định đây là bệnh xương khớp phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh có thể gây tàn phế và một số biến chứng như:
- Biến dạng khớp, dính khớp: Các khớp gối, khớp háng, ngón tay, chân,… bị tổn thương, khó phục hồi và gây sưng, phù nề, khó cử động. Viêm khớp cũng gây tràn dịch ổ khớp, dính khớp và khiến người bệnh mất khả năng hoạt động.
- Teo cơ: Teo cơ khiến khả năng di chuyển, đứng vững gặp khó khăn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng.
- Tàn phế: Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không điều trị, sau 8 – 10 năm có khoảng 60% bệnh nhân viêm khớp bị mất khả năng vận động, biến dạng khớp và bị tàn phế.
- Mắc bệnh tim mạch: Bệnh nhân bị viêm khớp có nguy cơ bị bệnh tim mạch và bệnh đột quỵ cao gấp 2 – 4 lần so với người bình thường. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ khiến người bệnh có nguy cơ tử vong.
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đau khớp như thế nào?
Hiện nay, để chẩn đoán bệnh viêm khớp, đau khớp, các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp như:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về những triệu chứng gặp phải sau đó quan sát và đánh giá chức năng vận động của người bệnh.
- Xét nghiệm máu: Nếu bệnh viêm khớp là do nhiễm trùng thì số lượng bạch cầu trong máu bệnh nhân sẽ tăng cao.
- Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ sẽ chụp X quang, chụp CT, siêu âm khớp hoặc chụp MRI để đánh giá được cấu trúc, mức độ tổn thương của khớp bị viêm.
Sau khi đã biết được chính xác bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh áp dụng những phương pháp chữa bệnh phù hợp. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến trong chữa đau khớp có thể kể đến như:
Chữa bệnh bằng Y học hiện đại
Y học hiện đại có 2 cách chữa bệnh đó là điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa. Điều trị nội khoa giúp giảm đau, giảm triệu chứng bệnh, trong đó điều trị ngoại khoa được chỉ định nếu dùng thuốc không mang lại hiệu quả.
Điều trị nội khoa
Các thuốc giúp điều trị tình đau khớp được chỉ định bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Thuốc giúp giảm đau nhức tại các khớp nhưng không làm giảm phản ứng viêm. Thuốc được dùng nhiều nhất là paracetamol, hydrocodone,…
- Thuốc NSAIDs: Thuốc không chỉ giúp giảm đau mà còn kiểm soát phản ứng viêm. Người bệnh có thể dùng ibuprofen, salicylates,…
- Thuốc Corticosteroid: Nhóm thuốc này giúp giảm phản ứng viêm và ức chế hệ miễn dịch bằng cách tiêm hoặc uống trực tiếp. Các thuốc phổ biến là cortisone, prednisone,…
Can thiệp ngoại khoa
Nếu dùng thuốc không mang đến hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật để giúp loại bỏ triệu chứng bệnh cũng như khôi phục khả năng vận động.
- Sửa chữa khớp: Bác sĩ sẽ sửa chữa khớp để làm mịn cũng như sắp xếp lại các khớp. Điều này giúp giảm đau, cải thiện chức năng khớp và được thực hiện bằng việc nội soi qua những vết mổ nhỏ.
- Thay khớp: Phương pháp này giúp loại bỏ những khớp bị tổn thương và thay bằng khớp nhân tạo. Kỹ thuật này được dùng nhiều ở bệnh nhân bị viêm khớp gối, khớp háng.
- Hợp nhất khớp: Phương pháp dùng nhiều cho bệnh nhân viêm khớp ở cổ tay, ngón tay, cổ chân. Bác sĩ loại bỏ các đầu của 2 xương trong khớp và các đầu xương được khóa lại với nhau cho đến khi chúng lành lại thành 1 khớp chắc chắn.
Dùng Đông y chữa bệnh
Đông y quan niệm bệnh đau khớp thuộc chứng Tý, do các nguyên nhân sau:
- Các yếu tố phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể và gây ứ đọng tại các khớp và khiến khí huyết không thể lưu thông.
- Do nguyên nhân di truyền, yếu tố bẩm sinh tạo nên.
Chữa bệnh bằng Đông y chủ yếu tác động vào sâu bên trong, điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh kết hợp với việc loại bỏ triệu chứng bệnh và nâng cao sức khỏe. Các bài thuốc được áp dụng phổ biến là:
- Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh: Gồm bồ công anh, nhân trần, đỗ trọng, tơ hồng xanh, kim ngân cành, diệp hạ châu, ngư tất, vương cốt đằng,… Bài thuốc giúp khu phong, trừ thấp, mạnh gân, bổ thận, mạnh gân cốt, giảm đau nhức xương khớp và nâng cao sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể.
- Bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang: Gồm dây đau xương, hy thiêm, quế chi, ngưu tất, đỗ trọng, bạch truật, đương quy,… Công dụng bài thuốc là giúp loại bỏ triệu chứng của bệnh, giảm sưng đỏ, nóng khớp. Ngoài ra thuốc cũng giúp điều trị tận gốc bệnh, ngăn bệnh tái phát với cơ chế bồi bổ sức khỏe, nâng cao chính khí.
- Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang: Dùng hầu vĩ tóc, xuyên khung, đẳng sâm, hồng hoa, đơn đỏ, vỏ gạo, hồng xanh, kim ngân cành,… Bài thuốc giúp thông huyết mạch, tiêu viêm, giải độc, thanh lọc cơ thể và kiện tỳ, mạnh gân cốt, giảm phù nề, nâng cao sức khỏe và giảm các triệu chứng bệnh.
Chữa bệnh tại nhà
Các bài thuốc dân gian chỉ dùng khi bệnh ở giai đoạn nhẹ và chưa có nhiều ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Một số bài thuốc dân gian dùng để chữa bệnh có thể kể đến như:
- Ngải cứu kết hợp giấm: Ngải cứu chứa hàm lượng tinh dầu lớn như một chất gây tê tự nhiên và có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể giã nát ngải cứu rồi trộn với giấm. Làm nóng hỗn hợp này rồi cho vào khăn hoặc túi để chườm lên vùng khớp bị đau (thực hiện ngày 2 – 3 lần).
- Dùng lá chè xanh: Uống nước từ lá chè có thể giúp giảm những cơn đau khớp khá hiệu quả. Bên cạnh đó, lá trà xanh cũng chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa loãng xương. Bạn dùng lá trà xanh đun cùng 1 bình nước lớn đến khi sôi thì bỏ nước đi và thêm nước khác vào hãm 20 phút dùng uống mỗi ngày.
- Muối và gừng: Gừng có chứa zingibain giúp làm giảm triệu chứng của bệnh đau khớp và khi kết hợp với muối sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ. Người bệnh có thể dùng gừng sao cùng muối hạt, sau đó đổ vào túi vải sạch để chườm lên vùng bị đau nhức.
Bác sĩ chữa bệnh viêm khớp giỏi nhất hiện nay
Người bệnh đang bị sưng đau khớp có thể tham khảo top 5 bác sĩ chuyên khoa xương khớp hàng đầu hiện như:
- Giáo sư Trần Ngọc Ân
Giáo sư là chuyên gia đầu ngành cơ xương khớp của cả nước và có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh thấp khớp, viêm khớp,… Bác sĩ cũng từng là giảng viên cao cấp của Đại học Y Hà Nội và được nhiều đồng nghiệp yêu quý, đánh giá cao. Bệnh nhân có thể đến Bệnh viện Trí Đức Hà Nội để khám cùng bác sĩ.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Lan nguyên là Trưởng khoa khám bệnh của bệnh viện YHCT Trung Ương với 40 năm kinh nghiệm trong nghề. Với chuyên môn sâu rộng cùng sự tận tâm, nhiệt tình trong khám chữa, bác sĩ được nhiều bệnh nhân yêu mến. Người bệnh có thể đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc ở Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội để khám chữa.
- Lương y Đỗ Minh Tuấn
Bác sĩ Tuấn là truyền nhân đời thứ 5 của nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường. Sinh ra trong gia đình có truyền thống chữa bệnh cùng với sự tìm tòi học hỏi và trau dồi, đến nay lương y Tuấn đã giúp hàng nghìn bệnh nhân bị các bệnh xương khớp khỏi dứt điểm bệnh. Bên cạnh đó, lương y Tuấn cũng luôn tận tình, hết lòng vì bệnh nhân nên được người dân cả nước tin tưởng và yêu quý. Người bệnh có thể đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường trên đường Văn Cao, Hà Nội để khám và lấy thuốc.
- Bác sĩ Võ Văn Thành
Bác sĩ từng có thời gian công tác tạo Pháp và được tiếp cận với nhiều phương pháp điều trị tiên tiến ở nước ngoài. Bác sĩ cũng được khá nhiều bệnh nhân là các vận động viên thể thao bị chấn thương đến khám và điều trị. Người bệnh có thể đến địa chỉ số 11AF cư xá Thành Đô Quận 3, TPHCM để khám chữa cùng bác sĩ.
- TTUT Bác sĩ Lê Phương
Bác sĩ Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền và được các chuyên gia, đồng nghiệp đánh giá cao. Không chỉ có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh, bác sĩ cũng là tác giả của nhiều bài thuốc, công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao. Người bệnh có thể đến Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc.
Chế độ dinh dưỡng hợp ý cho bệnh nhân viêm khớp
Khi đang gặp các vấn đề về xương khớp, người bệnh nên chú ý đến những thực phẩm ăn uống hàng ngày. Một số thực phẩm được các chuyên gia đánh giá là tốt cho bệnh nhân viêm khớp gồm:
- Ăn nhiều đồ chứa omega 3 như đậu nành, hạt óc chó, cá béo, dầu hạt cải, hạt lanh.
- Ăn nhiều rau xanh,trái cây để bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Bổ sung thực phẩm chứa axit folic như: Ngũ cốc, thịt gà, thịt ngan, vịt,…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe và nhanh chóng tái tạo những tổn thương tại các khớp.
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày để giúp khớp luôn vận hành trơn tru.
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho bệnh nhân xương khớp kể trên, bạn chú ý tránh xa những thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán và đồ nhiều dầu mỡ.
- Bánh ngọt, nước ngọt và đồ nhiều muối.
- Cà muối chua.
- Thịt mỡ.
- Các đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, nước có gas,…
Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả ngay tại nhà
Bệnh viêm khớp có thể phòng tránh được nếu người bệnh chú ý hơn trong sinh hoạt cũng như cách làm việc mỗi ngày. Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng tránh bệnh viêm khớp bạn đọc có thể tham khảo:
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu, hãy đứng dậy đi lại, vươn vai, đổi tư thế ngồi để thoải mái hơn.
- Hạn chế mang vác, làm nhiều việc nặng trong thời gian dài vì sẽ khiến khớp bị đau.
- Luyện tập thể dục mỗi ngày bằng cách đi bộ, đạp xe, bơi lội,… giúp các khớp dẻo dai hơn.
- Chú ý đến cân nặng, tránh bị béo phì vì có thể khiến bạn dễ bị viêm khớp hơn.
- Có thể bổ sung các thực phẩm chức năng để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa thoái hóa khớp, viêm khớp,…
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm nhận biết các vấn đề của cơ thể và có phương pháp điều trị phù hợp.
Viêm khớp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, vậy nên người bệnh cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó bạn cũng nên có lối sống lành mạnh, khoa học để nâng cao sức khỏe cũng như phòng tránh bệnh, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!