Viêm Họng, Viêm Amidan Ở Trẻ Do Giao Mùa, Trời Trở Lạnh Phải Làm Sao?

Con ho, sốt, quấy khóc ngày đêm vì viêm họng, viêm amidan khi giao mùa, khí lạnh tràn về. Đâu là cách chữa, phòng ngừa hiệu quả? Những chia sẻ từ chị Đỗ Thúy Hà về kinh nghiêm chữa viêm họng, viêm amidan cho con sẽ giúp cha mẹ giải đáp những thắc mắc này.

Con bị viêm họng, viêm amidan do giao mùa, mẹ phải làm sao?

Nghe dự báo thời tiết bảo có đợt không khí lạnh yếu tràn xuống nước ta, chị Hà không khỏi lo lắng. Bởi lẽ, con gái đầu lòng của chị rất nhạy cảm, mỗi lần tới mùa đông, bé hay bị ho, viêm họng, có đợt còn viêm phế quản, phải nhập viện. 

Tình trạng viêm họng, viêm amidan khởi phát mạnh vào thười điểm giao mùa, trời trở lạnh
Tình trạng viêm họng, viêm amidan khởi phát mạnh vào thười điểm giao mùa, trời trở lạnh

Nghe dự báo có không khí lạnh, chị Hà liền chuẩn bị kỹ càng quần áo ấm, mũ, khăn quàng cổ cho con. Thế nhưng, chỉ sau 2 ngày mưa, nhiệt độ giảm hẳn, con gái chị là bé Bảo Anh (3 tuổi rưỡi) bắt đầu có triệu chứng húng hắng ho. 

Chị cho con uống siro ho, nước chanh đường nhưng tình trạng không cải thiện. Qua ngày thứ 2, con bắt đầu ho nhiều hơn. Cơn ho dày, liên tục, ho muốn xé lồng ngực. Nhìn thân hình bé nhỏ của con quặn lại vì cơn ho, lòng chị như có ai cào xé, ai xát muối.

Bảo Anh vừa ăn được mấy miếng cháo cơn ho lại kéo đến. Con bị sặc, rồi nôn sạch. Chị Hà quan sát vùng họng của con, nhận thấy niêm mạc họng đỏ, 2 bên amidan sưng to, người hâm hấp sốt. Con kêu đau họng, cứ khó chịu quấy khóc ngày đêm. Vợ chồng chị phải xin nghỉ làm, thay phiên nhau chăm sóc con, cả nhà đều mệt mỏi.

Viêm họng, viêm amidan khiến trẻ ho nhiều, đau rát cổ họng
Viêm họng, viêm amidan khiến trẻ ho nhiều, đau rát cổ họng (Ảnh minh họa)

Chị Hà vô cùng lo lắng, không biết con bị như vậy phải làm sao.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng, viêm amidan ở trẻ vào thời điểm giao mùa

Theo lý giải của Y học hiện đại, vào thời điểm giao mùa, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn… có nhiều biến động. Cơ thể trẻ còn khá non nớt, hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện, không thích ứng kịp, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp.

Thêm vào đó, mưa nhiều, độ ẩm lớn có thể là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi nấm phát triển. Vi khuẩn trong không khí, thức ăn, đồ uống… gia tăng về lượng. Chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường hô hấp. Từ đó, gây nên tình trạng viêm họng, viêm amidan. 

Tình trạng viêm họng, viêm amidan của trẻ hình thành do tác nhân có hại từ môi trường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp
Tình trạng viêm họng, viêm amidan của trẻ hình thành do tác nhân có hại từ môi trường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp

Theo YHCT, viêm họng, viêm amidan thuộc phạm trù chứng hầu tý. Bệnh hình thành do vệ khí hư hao, phong nhiệt tà xâm nhập qua miệng, mũi đi xuống vùng hầu họng. Phế vị tích nhiệt hoặc phong hàn hầu tý đều gây nên tổn thương vùng hầu họng, tạo thành các ổ viêm.

Có thể thấy, cả 2 hướng lý giải đều đi đến thống nhất chung: Tình trạng viêm họng, viêm amidan ở trẻ hình thành do sự cộng hưởng của yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể:

  • Bên trong, cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, chức năng tỳ, phế, thận yếu, vệ khí hư hao.
  • Bên ngoài, các yếu tố thời tiết thay đổi liên tục, cơ thể không kịp thích nghi, nhiệt độ, độ ẩm… quá thấp hoặc quá cao đều có thể gây tổn thương cho cơ thể. Vi khuẩn, virus, vi nấm phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa có thể xâm nhập qua đường hô hấp. 

Dấu hiệu viêm họng, viêm amidan

Lương y Đỗ Minh Tuấn cũng cho biết thêm: Amidan và họng có vị trí rất gần nhau. Tình trạng viêm có thể diễn ra đơn lẻ tại vùng họng hoặc amidan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng sẽ đi kèm với nhau.

Viêm họng, viêm amidan có các biểu hiện đặc trưng như đau rát, khô nóng trong họng, khó khăn khi nuốt, ho… Quan sát vùng niêm mạc họng hoặc amidan sẽ thấy sưng, tấy đỏ. Một số trường hợp, bệnh có thể đi kèm các triệu chứng như sốt cao, đau lan lên tai, tịt mũi, chảy nước mũi, khàn tiếng, sưng hạch ở cổ…

Viêm họng, viêm amidan ở trẻ có nguy hiểm không?

Cũng theo lương y Tuấn, viêm họng, viêm amidan hình thành do thay đổi thời tiết thường ở dạng cấp tính. Thông thường, bệnh sẽ tự cải thiện và khỏi hẳn sau 5-10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt, tình trạng viêm rất dễ lan sang các cơ quan khác của đường hô hấp như xoang, mũi, thanh quản, phế quản, tai giữa…

Trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết… Lúc này, ngoài các triệu chứng đặc trưng của viêm họng, viêm amidan, trẻ sẽ có các triệu chứng như đau đầu, sốt cao, nôn mửa, nổi hạch…

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi, điều trị sớm cho con, tránh nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa viêm họng, viêm amidan cho trẻ do thay đổi thời tiết

Một số phương pháp chữa viêm họng, viêm amidan cho trẻ phổ biến hiện nay gồm: khắc phục tại nhà, điều trị bằng phương pháp Tây y và sử dụng bài thuốc Đông y. Cha mẹ có thể cân nhắc ưu nhược điểm từng phương pháp, căn cứ vào tình trạng bệnh của con để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Cách khắc phục viêm họng, viêm amidan tại nhà

Cũng như rất nhiều phụ huynh khác, chị Hà ưu tiên dùng các mẹo chữa dân gian tại nhà cho con. Chị cho con uống nhiều nước ấm, uống siro ho, uống nước chanh ngâm mật ong, sử dụng máy phun sương để tăng độ ẩm trong nhà…

Chị Hà cho con uống siro điều trị tại nhà (ảnh minh họa)
Chị Hà cho con uống siro điều trị tại nhà (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tình trạng của con cũng không cải thiện nhiều. Bé Bảo Anh vẫn ho nhiều, quấy khóc liên tục.

Các cách khắc phục viêm họng, viêm amidan tại nhà là hướng điều trị được rất nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn. Các phương pháp này giúp hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Đây là hướng điều trị khá hiệu quả vì đa số viêm mũi, viêm họng có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này không cao nên nếu trẻ bị nặng, các triệu chứng bệnh nghiêm trọng, phụ huynh cần cân nhắc áp dụng các cách chữa đặc hiệu khác”.

Chữa viêm họng, viêm amidan bằng phương pháp Tây y

Tây y điều trị viêm họng, viêm amidan bằng 2 hướng: điều trị nội khoa thông qua thuốc hoặc điều trị ngoại khoa bằng cách phẫu thuật cắt amidan. 

Các loại thuốc trị viêm họng, viêm amidan thường dùng bao gồm kháng sinh và thuốc điều trị tại chỗ, có tác dụng điều trị triệu chứng giảm ho, tiêu sưng viêm. Thuốc có tồn tại nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý dùng thuốc cho con.

Phẫu thuật cắt amidan chỉ được chỉ định trong trường hợp viêm amidan không đáp ứng điều trị bằng thuốc, tái phát liên tục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng sống.

Đây là hướng điều trị không được đánh giá cao đối với trường hợp bệnh nhân là trẻ em. Do trẻ có sức đề kháng yếu, dễ gặp phải tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Phẫu thuật cắt amidan tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn tới sức khỏe
Phẫu thuật cắt amidan tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn tới sức khỏe

Năm ngoái, chị cũng đã đưa con đi bệnh viện. Con phải uống thuốc, nằm lại bệnh viện theo dõi 3 ngày. Thế nhưng, qua năm nay, bệnh vẫn tái phát. Vì vậy, chị Hà quyết định bỏ qua phương pháp điều trị này, tìm đến các bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan bằng Đông y.

Cách phòng tránh tình trạng viêm họng, viêm amidan ở trẻ

  • Giữ ấm cổ họng, sử dụng khẩu trang khi cho con ra ngoài
  • Dùng nước muối sin lý súc họng, súc miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng sau khi ngủ dậy
  • Không cho trẻ tới các không gian có người hút thuốc lá 
  • Cho trẻ uống nước ấm mỗi ngày, có thể sử dụng trà cam thảo, trà hoa cúc, trà mật ong, trà gừng
  • Bổ sung các thực phẩm tăng cường miễn dịch như rau xanh, trái cây mềm, các loại đậu, dầu oliu, sữa chua, sữa tươi…

Nhờ vậy, năm nay, Bảo Anh lên lớp 1, kết thúc điều trị đã 3 năm, bệnh của bé chưa từng tái phát. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng viêm họng, viêm amidan ở trẻ vào thời điểm giao mùa. Nếu phụ huynh còn thắc mắc nào về bệnh, cách chữa, hãy liên hệ để nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia.