Viêm Họng Khó Thở Nguy Hiểm Không? Giải Pháp Khắc Phục

Viêm họng khó thở là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Khi bị viêm họng ngoài sốt cao, ho nhiều, nghẹt mũi, sổ mũi, mệt mỏi thì cơ thể còn có cảm giác khó thở, hụt hơi. Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số chứng bệnh nguy hiểm, do đó cần thăm khám ngay.

Lý giải vì sao viêm họng gây khó thở

Viêm họng tức là vùng hầu họng bị các tác nhân xấu như vi khuẩn, virus, bụi bẩn, không khí lạnh tác động gây viêm nhiễm khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương. Triệu chứng điển hình của bệnh là ho nhiều, sốt cao, nghẹt mũi, sổ mũi thường xuyên, hắt xì hơi, đau đầu, đau nhức các cơ, có cảm giác vướng víu trong cổ họng, đau rát họng, biếng ăn, ăn không ngon miệng, khó thở, thở khò khè.

Vậy thì tại sao viêm họng gây khó thở? Theo bác sĩ Cù Tuấn Anh – Hiện đang công tác tại chuyên khoa Tai Mũi Họng Favina Hospital Nam Hà Nội cho biết. Bệnh nhân viêm họng khó thở, thở dốc, hụt hơi có thể do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Viêm họng khó thở
Viêm họng làm cho niêm mạc họng sưng to gây chèn ép đường hô hấp trên khiến người bệnh khó thở

  • Hẹp đường hô hấp trên: Viêm họng khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương nặng nề gây ra hiện tượng phù nề, sưng viêm, gây chèn ép trung thất. Trong khi đó trung thất là bộ phận nằm trong lồng ngực, bao quát toàn bộ các bộ phận loại trừ hai lá phổi. Do đó, một khi bộ phận này bị tác động, chèn ép sẽ gây nên tình trạng khó thở, thở dốc, mệt mỏi.
  • Hẹp tắc đường thở: Các tác nhân xấu như vi khuẩn, virus tấn công gây tổn thương hầu họng khiến cho họng bị sưng to. Theo cấu tạo thì họng lại là nơi chứa đựng thanh quản, có chức năng tiếp nhận khí và thải chất khí ra bên ngoài. Việc sưng to hầu họng khiến cho thanh quản bị thu hẹp không gian gây khó thở.

Viêm họng khó thở nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và các triệu chứng bộc phát ra bên ngoài. Nếu như trường hợp bệnh vừa phải, chỉ cần uống thuốc theo đơn, nghỉ ngơi lấy lại sức thì sẽ sớm chấm dứt tình trạng khó thở, do đó trường hợp này không có gì đáng lo ngại.

Nhưng nếu như viêm họng khó thở kéo dài trên 3 ngày không thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các mẹo dân gian cũng như uống thuốc. Kèm theo đó là các dấu hiệu như suy hô hấp, tay chân lạnh, ra nhiều mồ hôi, người nhợt nhạt, trong đờm có lẫn máu tươi, choáng váng, sụt cân nhanh chóng…lúc này có thể gây nguy hiểm và đe dọa tính mạng con người do đó cần thăm khám ngay.

Đọc Thêm: Viêm Họng Uống Thuốc Gì? Gợi ý 7 Thuốc Chữa Viêm Họng Hiểu Quả

Viêm họng khó thở cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm

Như đã nói ở trên, viêm họng gây khó thở là do niêm mạc họng bị sưng viêm gây tắc đường thở, hẹp đường hô hấp trên khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng khó thở, thở khò khè, hụt hơi. Ngoài nguyên nhân viêm họng gây khó thở thì đây cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề trục trặc, có thể mắc phải một số chứng bệnh nguy hiểm như:

1. Vướng dị vật trong cổ họng

Trong quá trình ăn uống hàng ngày, vô tình mắc phải dị vật trong cổ họng như xương cá, viên kẹo, thuốc uống…chúng sẽ khiến cho chúng ta có cảm giác khó nuốt, đau họng rất khó chịu. Trường hợp các dị vật này có kích thước lớn có thể gây nên tình trạng khó thở, thậm chí mất tiếng.

Viêm họng khó thở
Nếu mắc dị vật quá to trong cổ chúng ta nên thăm khám ngay, vì có thể khiến người bệnh ngừng thở

Mắc dị vật trong cổ nếu như kích thước nhỏ thì có thể giải quyết ngay tại nhà, nhưng nếu quá to, đồng thời sau khoảng 15 phút không cải thiện các triệu chứng đau họng, khó nuốt, khó thở thì người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được can thiệp đúng cách. Tuyệt đối không nên cố gắng dùng tay hoặc các dụng cụ như nhíp, que để chọc vì sẽ khiến chúng đi sâu vào bên trong gây nghẹt thở rất nguy hiểm.

2. Viêm thanh quản cấp

Theo cấu tạo, vị trí thanh quản nằm ở bên trong cổ họng, đảm nhiệm chức năng tạo ra âm thanh và hô hấp. Viêm thanh quản cấp khởi phát có thể do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như vi khuẩn, virus tấn công, do tính chất công việc thường nói nhiều, la hét hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không khí lạnh, chế độ ăn uống không khoa học.

Đặc trưng của bệnh viêm thanh quản cấp đó là đau họng, sốt nhẹ, ho kéo dài dai dẳng, khàn tiếng, mất tiếng, chảy nước mũi, đau đầu, cơ thể mệt mỏi. Trường hợp không được thăm khám và chữa trị có thể khiến cho các triệu chứng ngày càng trầm trọng. Điển hình là thanh quản phù nề, sưng viêm, chuyển sang thể loét gây đau và khó thở.

3. Viêm amidan

Theo cấu tạo, amidan nằm ở vị trí phía sau vùng hầu họng. Đây chính là nơi giao nhau của đường thở và đường tiếp nhận thức ăn. Amidan đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ đường thở thông qua việc ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, đồng thời tiết ra nhiều kháng thể để loại bỏ sự viêm nhiễm do các tác nhân xấu này gây nên.

Viêm họng khó thở
Viêm amidan sưng to gây chèn ép đường thở dẫn đến tình trạng khó thở, thở nhanh

Viêm amidan xảy ra khi cơ thể có hệ miễn dịch yếu kém khiến cho hai tổ chức lympho cũng bị ảnh hưởng, không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi mắc chứng bệnh này, vùng hầu họng của bệnh nhân sẽ bị phù nề, cục amidan sưng to, màu đỏ sậm hơn so với bình thường. Kèm theo đó là sốt cao, đau họng, mệt mỏi, vướng víu khó nuốt.

Nếu được điều trị sớm và đúng cách thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau khoảng 5 ngày. Tuy nhiên có nhiều trường hợp chủ quan để bệnh tiến triển nặng nề khiến cho cổ họng bị nổi hạch, các amidan bị sưng quá to dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng tạm thời, khó thở.

Tìm Hiểu Thêm: Uống Nước Đá Có Bị Viêm Họng Không?  Và Những Điều Bạn Nên Biết

4. Viêm thanh nhiệt

Viêm thanh nhiệt được xem là một cấp cứu y khoa nghiêm trọng, nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách có thể gây ngạt thở dẫn đến tử vong. Mặc dù ít khi nhắc đến nhưng tình trạng này rất phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Diễn tiến bệnh diễn ra nhanh chóng chỉ trong vài ngày, thậm chí vài giờ.

Vi khuẩn, virus được xem là nguyên nhân chính gây bệnh. Ngoài ra một số yếu tố thường gặp hàng ngày có thể dẫn đến viêm thanh nhiệt được kể đến như ăn uống đồ ăn quá nóng gây bỏng, do côn trùng cắn, phản ứng với thuốc, sử dụng cần sa, ma túy.

Viêm họng gây khó thở
Thường xuyên ăn đồ cay, quá nóng có thể gây bỏng và dẫn đến tình trạng viêm thanh nhiệt

Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt cao, đau họng, khàn tiếng, khó nói, đau nhiều khi nuốt, tim đập nhanh, thở gấp, khó thở. Như đã nói viêm thanh nhiệt cần được điều trị sớm, không nên chủ quan vì có thể gây ngừng thở, đe dọa mạng sống người bệnh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, để phòng ngừa căn bệnh này mỗi chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ nên tiêm phòng đầy đủ vacxin Hib. Loại vacxin này không chỉ giúp phòng ngừa viêm thanh nhiệt mà còn ngừa các bệnh lý như viêm da, viêm xương khớp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm các mô.

5. Bệnh viêm xoang

Viêm xoang cũng là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên phổ biến thường gặp, nhất là đối với nước ta có khí hậu thường xuyên thay đổi thất thường, lạnh ẩm mưa nhiều. Khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình như nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở gây ra nhiều rắc rối trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân viêm xoang gây khó thở là do trong các hốc xoang có rất nhiều chất dịch nhầy, đặc, khi chúng nhiều quá mức sẽ không được đào thải hết ra ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng khó thở, kèm theo dấu hiệu tức ngực, đau đầu. Vào ban đêm hoặc khi người bệnh gối thấp, nằm ngửa sẽ khiến chứng khó thở gia tăng. Bởi vì lúc này dịch tiết sẽ chảy xuống họng và trực tiếp chặn đường thở, oxy không đến được phổi.

Nếu không may mắc phải chứng bệnh này người bệnh có thể xem ngay cách chữa bệnh viêm xoang dứt điểm hoàn toàn dưới đây để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi.

Đọc thêm: Người Bị Viêm Họng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? Xem Ngay Để Khỏi Bệnh

6. Cảm cúm, cảm lạnh

Cảm lạnh và cảm cúm đều là những chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên thường gặp. Các triệu chứng cũng tương tự nhau nên nhiều người lầm tưởng là một, nhưng thực chất đây là hai chứng bệnh hoàn toàn khác biệt.

Cảm cúm thường do các loại virus cúm A, cúm B gây ra, triệu chứng thường nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh. Cụ thể người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức toàn thân, đau các cơ, cơ thể mệt mỏi không đủ năng lượng, đau đầu, đau rát cổ họng, ho rất nhiều, ớn lạnh, khô môi, khô miệng, đổ mồ hôi, khó thở.

Viêm họng khó thở nguy hiểm không
Các loại cảm cúm cảm lạnh tuy nhẹ nhưng cũng có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, khó thở

Còn nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh thường do virus thuộc chủng Enterovirus hoặc Rhinovirus gây nên. Bệnh thường có triệu chứng mờ nhạt, không quá nghiêm trọng, khá lành tính. Người bệnh có thể gặp các dấu hiệu cơ bản như nhức đầu, sốt nhẹ, đau nhức cơ thể ở mức độ nhẹ, hắt hơi, đau rát cổ họng, chảy nước mắt, khó thở, khó chịu trong người. Bệnh thường có xu hướng tự thuyên giảm sau khoảng 5 – 7 ngày nếu được xử lý đúng đắn tại nhà.

Tìm Hiểu Thêm: Trẻ Hay Bị Viêm Họng Tái Đi Tái Lại? Và Những Lưu ý Bố Mẹ Nên Biết

7. Hen suyễn

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, thuộc nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt bệnh lý này không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý cũng như tuân thủ cách điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để chung sống với bệnh suốt đời.

Khi đường thở bị viêm nhiễm gây nên tình trạng phù nề, tăng tiết dịch làm hẹp đường thở khiến cho người bệnh gặp các triệu chứng điển hình như khó thở, thở nhanh, thở gấp, thở khò khè, ho nhiều, đau nặng ngực, đau cổ họng, mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Các triệu chứng này tăng dần khi gặp điều kiện thuận lợi như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất độc hại, khói thuốc lá, vận động mạnh, do đó người bệnh nên lưu ý tránh xa những tác nhân này. Đồng thời bệnh nhân cũng nên chú ý mang theo hộp xịt hen suyễn bên mình mọi lúc mọi nơi để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng

8. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một hiện tượng khá phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng, nhất là người lớn. Bệnh xảy ra khi lượng dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản quá mức khiến cho niêm mạc thực quản bị tổn thương, đồng thời gặp các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó nuốt, đau tức ngực, khàn tiếng, ho sặc, buồn nôn, đắng miệng.

Viêm họng khó thở nguy hiểm không
Chứng trào ngược dạ dày khiến cho lượng dịch vị bị đẩy ngược lên cổ họng gây ra tình trạng khó thở, ợ chua

Các triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thức ăn cay nóng, đồ uống có ga, hoa quả chứa nhiều acid, rượu bia, thuốc lá, mặc quần áo chật, béo phì. Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được can thiệp đúng cách, để bệnh tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, bị mòn răng, viêm tuyến giáp, viêm tai, hẹp thực quản, ung thư thực quản đe dọa tính mạng con người.

9. Viêm phế quản cấp tính

Đây cũng được xem là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp. Khi bị viêm phế quản cấp, khiến cho lớp niêm mạc của ống phế quản bị tổn thương gây ra các triệu chứng như đau cổ họng, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, ho, đờm nhiều trong họng, khó thở, thở khò khè, nghẹn khi nhai nuốt thức ăn.

Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng đặc biệt là những đối tượng thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc với các hóa chất độc hại, môi trường không khí bị ô nhiễm, sức đề kháng yếu kém, người cao tuổi. Viêm phế quản cấp thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh và các thuốc giảm đau, hạ sốt giúp làm giảm triệu chứng. Trường hợp nếu như không được điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính khó chữa và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: TOP 8 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Rau Diếp Cá Tại Nhà Đơn Giản 2023

10. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên và thường xuyên hút thuốc lá. Bệnh xảy ra khi hai lá phổi bị viêm nhiễm gây tổn thương và dẫn đến đường dẫn khí bị hẹp, tắc nghẽn. Triệu chứng cơ bản của hội chứng này là khó thở, thở khò khè, ho khan hoặc ho có đờm đặc biệt là khi làm việc quá sức.

Viêm họng khó thở
Viêm phổi tắc nghẽn mãn tính rất nguy hiểm, thường có triệu chứng điển hình là khó thở

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như cao huyết áp, nhiễm trùng hô hấp, rối loạn nhịp tim, suy tim. Ngoài việc điều trị bệnh bằng các phương pháp như sử dụng kháng sinh, thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng, thở oxy thì người bệnh nên chú ý loại bỏ thuốc lá, tập phục hồi chức năng phổi tại nhà.

Tham Khảo Ngay: Phương Pháp Chữa Viêm Họng Bằng Bấm Huyệt Hiệu Quả Cho Người Bệnh

11. Stress, căng thẳng kéo dài

Ít ai nghĩ rằng stress, căng thẳng lại có thể gây ra triệu chứng khó thở, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Trong cuộc sống hàng ngày khi đối mặt với những khó khăn, áp lực sẽ khiến chúng ta cảm thấy stress, căng thẳng.

Stress thường gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, buồn bã, lo lắng, bồn chồn, chán nản, dễ nóng giận, cáu gắt, không có năng lượng, thiếu sức sống, mất ngủ. Đồng thời khi thần kinh căng thẳng quá mức cũng sẽ kèm theo các dấu hiệu như đau nhức đầu, nhức toàn thân, chóng mặt, thậm chí khó thở.

Nếu như tình trạng stress, căng thẳng diễn ra thường xuyên và kéo dài gây khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến tim mạch. Do đó chúng ta không nên chủ quan, mà thay vào đó nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và có hướng xử lý sớm.

12. Ung thư vòm họng

Theo ghi nhận ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư nguy hiểm và thường gặp nhất ở Việt Nam. Lúc mới khởi phát các triệu chứng thường mờ nhạt, khó phát hiện. Cho đến khi nhận thấy dấu hiệu bệnh thì các khối u đã tiến triển khá lớn.

Viêm họng khó thở nguy hiểm không
Viêm họng khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải chứng ung thư vòm họng nguy hiểm

Triệu chứng bệnh ung thư vòm họng tương tự với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác, chẳng hạn như đau họng, rát họng, khó nhai nuốt. Đến giai đoạn nặng các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn, người bệnh bị sụt cân nhanh chóng, người gầy gò xanh xao, đau tức ngực, khó thở.

Ung thư vòm họng mang tính chất nguy hiểm cao, khi ở giai đoạn nhẹ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật loại bỏ các khối u. Nhưng ở giai đoạn nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định hóa trị, xạ trị để kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Còn việc điều trị khỏi bệnh là điều rất khó khăn, nằm ngoài sự tưởng tượng và hiếm khi có thể xảy ra.

Đọc thêm: Chia Sẻ 4 Cách Dùng Cây Thù Lù Trị Viêm Họng Từ Dân Gian

13. Ung thư hạ họng

Ung thư hạ họng là căn bệnh mang tính chất nguy hiểm cao, đứng sau ung thư vòm họng. Theo ghi nhận bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, trong khoảng từ 40 – 65 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ rất nhiều. Ngoài ra những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao thường được kể đến như người nghiện thuốc lá, rượu bia lâu năm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, tiền sử trào ngược dạ dày kéo dài.

Căn bệnh ung thư hạ họng phát triển qua 4 giai đoạn, tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Khi bệnh còn ở mức nhẹ, bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật cắt thanh quản bán phần hay toàn phần, nạo vét hạch cổ. Khi bệnh bước qua giai đoạn cuối bác sĩ sẽ thực hiện hóa trị hoặc xạ trị để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

14. Ung thư tuyến giáp

Bất kỳ căn bệnh ung thư nào cũng mang tính chất nguy hiểm cao, kể cả ung thư tuyến giáp. Khi mắc phải căn bệnh này bệnh nhân thường đứng trước nguy cơ đe dọa tính mạng. Theo số liệu thống kê mỗi năm có đến 50.000 ca nam giới và 160.000 ca nữ giới mắc chứng bệnh này. Như vậy có thể thấy nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn gấp 2 – 3 lần so với nam giới.

Viêm họng khó thở
Khi bị ung thư tuyến giáp không chỉ gây khó thở mà người bệnh còn có nguy cơ tử vong cao

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi 40 – 65. Ở giai đoạn đầu bệnh thường có rất ít triệu chứng, do đó khi phát hiện ra thì bệnh đã tiến triển nặng. Một số triệu chứng nhận biết ung thư tuyến giáp cơ bản như xuất hiện các khối hạch ở cổ, hai bên góc hàm, sau tai. Có cảm giác khó thở, mệt mỏi, khó nhai nuốt, cơ thể bị sụt cân nhanh chóng.

Ung thư tuyến giáp nếu được thăm khám và điều trị tích cực có thể thành công, còn nếu như để tiến triển quá nặng sẽ khiến cho các khối u di căn đến khí quản, thực quản, động mạch, tĩnh mạch…Khi đó, quá trình điều trị sẽ diễn ra khó khăn và kéo dài thời gian do các khối u rất khó bóc tách, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Xem Thêm: Hướng Dẫn Cách Chữa Viêm Họng Bằng Lá Trầu Không Đơn Giản Và Hiệu Quả Tại Nhà 

Người bệnh viêm họng khó thở nên làm gì?

Nếu như bệnh viêm họng gây khó thở thì bác sĩ sẽ thăm khám và tiến hành điều trị loại bỏ triệu chứng bằng cách kê đơn thuốc bao gồm các loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt, giảm đau, thuốc súc họng. Sau khi khỏi bệnh hoàn toàn, bệnh nhân sẽ chấm dứt tình trạng khó thở.

Còn nếu như viêm họng khó thở là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm khác như đã kể trên thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám thông qua các triệu chứng lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân, mức độ bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Viêm họng khó thở nguy hiểm không
Khi bị khó thở, người bệnh nên nghỉ ngơi thư giãn ở nơi yên tĩnh để giúp làm giảm các triệu chứng

Ngoài việc điều trị bệnh theo hướng dẫn kê đơn thuốc của bác sĩ, bệnh nhân cũng có thể cải thiện các triệu chứng bệnh, loại bỏ chứng khó thở bằng cách thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau đây:

  • Khi bị khó thở, thở nhanh, mệt mỏi thì chúng ta nên chú ý chọn những không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, điều này sẽ giúp giảm khó thở nhanh chóng.
  • Không nên làm việc nặng như bưng bê, mang vác đồ quá sức hoặc thực hiện các hoạt động thể dục thể thao cần nhiều sức lực như chạy bộ, tập gym, thay vào đó nên tập hít thở sâu.
  • Tạo môi trường, không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng để tránh cảm giác khó thở, ngột ngạt.
  • Nên uống nhiều nước để giảm tình trạng khô họng đồng thời bù nước cho cơ thể. Ngoài ra nên uống thêm các loại nước ép trái cây rau củ tươi như cam, chanh, ổi, lựu, nho để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất, giúp tăng hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
  • Uống trà ấm nóng mật ong chanh để giúp làm giảm đau rát họng, loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng từ đó cải thiện chứng khó thở. Một số loại trà thảo mộc thiên nhiên tốt cho sức khỏe người bệnh có thể bổ sung thêm như gừng, bạc hà, hoa cúc…
  • Nên xông mũi họng bằng các loại tinh dầu thiên nhiên như dầu tràm, dầu khuynh diệp, dầu tỏi, dầu gừng, dầu chanh để giúp long đờm, giảm khó thở. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà để tránh kích ứng niêm mạc vùng hầu họng và khô mũi họng.
  • Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, người bệnh có thể thêm các loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ, tiêu vào các món ăn hàng ngày.

Các biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà nêu trên tuy khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả mang lại rất cao, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi, do đó chúng ta nên tích cực áp dụng.

Dù đau họng khó thở nguyên nhân do đâu, chúng ta cũng nên chủ động thăm khám sớm để từ đó có hướng điều trị thích hợp. Bởi vì ngoài nguyên nhân viêm họng hay các bệnh lý liên quan đến vùng hô hấp trên thì đây còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Tránh tình trạng chủ quan gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng không lường trước được.

Có Thể Bạn Muốn Biết: