Nội dung chính

Viêm họng cấp là một trong những căn bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay, bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm virus và vi khuẩn với những đặc trưng cơ bản như đau họng, sưng cổ họng, khàn tiếng. Nếu được can thiệp đúng cách, các triệu chứng sẽ nhanh biến mất, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể để lại biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm họng cấp là gì?

Theo cấu tạo của cơ thể con người, vòm họng là bộ phận nằm ngay phía trước cổ, bao gồm thanh quản và cổ họng. Ngoài ra còn có những thành phần nhỏ hơn đó là các mạch máu, dây thanh âm, cơ hầu và amidan. Vòm họng đảm nhiệm hai chức năng quan trọng đó là phát ra âm thanh và đưa thức ăn xuống dạ dày giúp cơ thể phân hóa.

Các chức năng của họng sẽ diễn ra một cách bình thường, tuy nhiên nếu như gặp các điều kiện bất lợi như virus, vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến cho các tổ chức niêm mạc ở phía sau cổ họng bị viêm nhiễm. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau nóng rát, ngứa ngáy, sưng đỏ ở cổ họng, khó nuốt, khàn tiếng, có nhiều mảng trắng xuất hiện trong cổ.

Viêm họng cấp tính
Viêm họng cấp tính là căn bệnh đường hô hấp thường gặp, đặc biệt là trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu

Viêm họng cấp là một chứng bệnh về đường hô hấp rất phổ biến, xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa đông hay thời điểm giao mùa. Đối tượng mắc bệnh có thể cả người lớn và trẻ nhỏ, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nhất là trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.

Căn bệnh này mang tính chất không quá nguy hiểm, nếu như sớm được phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có nhiều trường hợp chủ quan không điều trị dứt điểm, để bệnh tiến triển quá nặng hoặc tái đi tai lại gây nên mãn tính và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai.

Phân loại bệnh viêm họng cấp

Viêm họng cấp hay còn được gọi là viêm họng cấp tính, theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh thường được làm hai loại cơ bản đó viêm họng đỏ và viêm họng trắng. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm hoàn toàn khác nhau, cụ thể từng trường hợp như sau:

  • Viêm họng đỏ: Đa số các trường hợp mắc bệnh viêm họng cấp thường là dạng viêm họng đỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do các loại vi khuẩn và virus trực tiếp sống trong vòm họng và khoang miệng gây ra. Khi gặp phải dạng này, hầu như toàn bộ phần niêm mạc họng của bệnh nhân bị sưng, phù nề và có màu đỏ tươi.
  • Viêm họng trắng: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do liên cầu khuẩn nhóm A tạo nên. Tỷ lệ người mắc bệnh viêm họng trắng thường ít hơn viêm họng đỏ, nhưng tính chất và mức độ bệnh lại nguy hiểm hơn. Bệnh nếu như không được can thiệp sớm sẽ khiến cho vùng cổ họng của người bệnh xuất hiện các chất màu trắng như bã đậu với cảm đau rát vô cùng khó chịu, đồng thời gây ra các biến chứng như viêm cầu thận, thấp tim nghiêm trọng.

Dù mắc phải dạng viêm họng cấp tính nào, người bệnh cũng nên thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Không nên chần chừ, chủ quan bệnh không nguy hiểm để các triệu chứng tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tìm Hiểu Thêm: Phương Pháp Trị Viêm Họng Bằng Diện Chẩn Hiệu Quả Được Bộ y Tế Công Nhận

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp cần nắm rõ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân chính gây bệnh và yếu tố nguy cơ khiến cho các triệu chứng viêm họng cấp sớm bộc phát và ngày càng tiến triển nặng nề. Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bệnh nhân cũng như bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng, mức độ bệnh để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng viêm họng cấp đó là:

Do virus

Virus được xem là nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất gây nên tình trạng viêm họng cấp, theo ghi nhận có đến 90% trong tổng số những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm họng cấp là do các loại virus gây ra. Một số loại virus gây bệnh viêm họng cấp được kể đến như:

Bệnh viêm họng cấp
Virus, vi khuẩn được xem là nguyên nhân hàng đầu và chủ yếu gây bệnh viêm họng cấp
  • Adenovirus: Loại virus này có khả năng tồn tại ở nhiệt độ thường trong khoảng 30 ngày, còn nhiệt độ -2000 độ C sẽ sống được rất nhiều năm. Ngoài viêm họng cấp, Adenovirus còn có thể gây ra một số căn bệnh khác về đường hô hấp như viêm họng kết mạc, viêm đường hô hấp cấp, viêm kết mạc mắt, viêm dạ dày ruột…
  • Epstein-Barr virus: Loại virus này khá nguy hiểm, người bệnh viêm họng cấp do Epstein-Barr virus tấn công thường gặp những triệu chứng điển hình như sưng hạch, đau cổ họng, rát họng khó chịu. Ngoài viêm họng cấp virus còn gây ra những chứng bệnh nguy hiểm khác như bạch cầu đơn nhân, ung thư dạ dày.
  • Herpes simplex virus: Đây được xem là một trong những loại virus có khả năng gây ra nhiều căn bệnh ngoài da phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có thể gây bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm họng cấp tính.
  • Các loại virus cúm: Một trong những loại virus hàng đầu gây nên các chứng bệnh về đường hô hấp đó chính là virus cúm. Có rất nhiều loại virus cúm được kể đến như virus cúm A, B, C, D. Khi bị viêm họng cấp do nguyên nhân này gây ra bệnh nhân thường có những triệu chứng điển hình như nhức mỏi toàn thân, sốt cao, nhức đầu khó chịu.
  • Các loại virus khác: Ngoài những tác nhân chính nêu trên, vẫn còn một số loại virus khác có khả năng gây bệnh viêm họng cấp đó là virus sởi, virus hợp bào đường hô hấp, coronavirus, rhinovirus.

Tham khảo: 6 Cách Dùng Mướp Đắng Chữa Viêm Họng Cực Hay Nên Thử

Do vi khuẩn

Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng là một trong những tác nhân chính gây nên bệnh viêm họng cấp. Một số loại vi khuẩn cơ bản được kể đến như liên cầu khuẩn nhóm A, Gonorrhea, Mycoplasma Pneumonia…Ngoài ra, những người mắc các chứng bệnh do nhiễm vi khuẩn như Chlamydia, bệnh lậu, viêm amidan cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng cấp tính.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân chính do virus, vi khuẩn gây bệnh viêm họng cấp còn rất nhiều yếu tố nguy cơ khiến bệnh khởi phát sớm. Trường hợp nếu như đang mắc phải căn bệnh viêm họng cấp mà tiếp xúc với các yếu tố này sẽ làm cho các triệu chứng ngày càng tiến triển nặng nề hơn, cụ thể:

Viêm họng cấp tính
Bụi bẩn, không khí khô là những yếu tố khiến cho bệnh viêm họng cấp tính sớm khởi phát
  • Tác nhân dị ứng: Một số dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật đều là yếu tố nguy cơ gây bệnh. Bởi vì những người có cơ địa mẫn cảm khi gặp những nhân tố này sẽ khiến cho mũi chảy nước, hắt xì hơi gây kích thích cổ họng. Chất nhầy ở vùng mũi chảy trực tiếp xuống họng gây nên tình trạng sưng viêm, đau nhức.
  • Không khí khô: Môi trường bị ô nhiễm và không khí khô, không đủ cung cấp độ ẩm có thể khiến cho niêm mạc họng gặp phải tình trạng khô ráp, thiếu nước, ngứa ngáy. Các triệu chứng này kéo dài một thời gian dài sẽ gây viêm nhiễm khiến họng bị sưng viêm, viêm họng cấp tính.
  • Chất kích ứng: Thường xuyên tiếp xúc với chất độc hóa học, hút thuốc lá, sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga, nước uống quá lạnh cũng sẽ khiến cổ họng dễ bị tổn thương gây sưng viêm.
  • Mắc bệnh nền: Những trường hợp mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, xuất hiện khối u ở lưỡi, thanh quản, khối u ung thư cổ họng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm họng cấp.

Tham Khảo Ngay: Những Bài Tập Yoga Chữa Viêm Họng Đơn Giản Và Hiệu Quả Tại Nhà

Triệu chứng bệnh viêm họng cấp

Tùy vào nguyên nhân chính gây bệnh, mức độ bệnh nặng nhẹ và thể trạng sức khỏe bệnh nhân mà các triệu chứng viêm họng cấp biểu hiện ra bên ngoài khác nhau. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa, hầu như người bệnh viêm họng cấp thường có những triệu chứng khá rõ ràng như:

Triệu chứng viêm họng cấp
Đau rát, ngứa ngáy, đỏ họng, nổi hạch là những triệu chứng viêm họng cấp điển hình dễ nhận biết
  • Đau họng: Khi bệnh mới khởi phát, lúc đầu người bệnh sẽ có cảm giác đau họng, rát họng nhẹ. Nhưng sau vài ngày khi niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng các triệu chứng đau họng sẽ càng tăng mạnh, khó khăn trong việc ăn uống kể cả vấn đề uống nước.
  • Sốt cao: Người bệnh viêm họng thường có dấu hiệu sốt cao 38 – 39 độ C, thậm chí có thể lên đến 40 độ C đối với trẻ nhỏ.
  • Ho hen nhiều: Triệu chứng ho nhiều thường gặp ở trẻ nhỏ khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng. Lúc đầu xuất hiện các cơn ho khan rát họng, sau đó ho có nhiều đờm, nghẹt mũi, khó thở. Dịch mũi khi mới chảy sẽ có nước trong, loãng, nhưng càng về sau càng đặc và nhầy hơn, có màu xanh đục hoặc màu vàng. Ho nhiều, khạc nhổ liên tục khiến cho nhiều người bị khàn tiếng, mất giọng nói tạm thời.
  • Niêm mạc họng bị tổn thương: Khi được bác sĩ kiểm tra sâu trong cổ họng sẽ thấy niêm mạc bị sưng đỏ, xuất tiết, các mao mạch sưng tấy màu đỏ thấy được rõ ràng. Có nhiều trường hợp xuất hiện thêm các mủ trắng hoặc chấm trắng.
  • Sưng đau hạch: Khi sờ hai bên góc hàm sẽ thấy hạch xuất hiện, trường hợp sưng quá lớn sẽ khiến người bệnh đau nhức khó chịu, càng đè cảm giác đau càng nâng lên, thậm chí nói cũng gây đau.
  • Triệu chứng toàn thân: Ngoài những triệu chứng điển hình nói trên, người bệnh viêm họng cấp có thể gặp các triệu chứng toàn thân khác như đau nhức các cơ, mệt mỏi, đau đầu, lười ăn, kém ăn do đau họng, rét run, mất tập trung, tinh thần bất ổn dẫn đến chất lượng công việc bị giảm sút.

Tính nguy hiểm của bệnh viêm họng cấp không quá nghiêm trọng, nếu được điều trị đúng cách chỉ sau vài ngày các triệu chứng sẽ chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, nếu như điều trị bệnh tại nhà không khỏi, kéo dài và gặp những triệu chứng như không thể nuốt được, khạc nhổ có máu, đau họng hơn 7 ngày, sưng nề và cứng cổ, kèm theo dấu hiệu đau tai, đau các khớp thì cần gặp bác sĩ ngay.

Xem thêm: Bị Viêm Họng Sốt Mấy Ngày Có Sao Không? Cách Khắc Phục

Bệnh viêm họng cấp có nguy hiểm không?

Viêm họng cấp là căn bệnh về đường hô phổ biến hầu như ai cũng có thể mắc phải và diễn ra quanh năm. Bệnh diễn tiến khá đơn giản và nếu như được điều trị tích cực tại nhà, đồng thời có sức đề kháng tốt thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau một vài ngày và không để lại những biến chứng nguy hiểm nào đối với người bệnh.

Cũng chính vì mức độ nguy hiểm không cao nên nhiều người thường chủ quan không thăm khám và điều trị, để bệnh kéo dài lâu ngày khiến cho các triệu chứng không những không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn. Trường hợp kéo dài trên hai tuần dễ dẫn đến các chứng bệnh về đường hô hấp khác như viêm phế quản, viêm mũi, viêm amidan, viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết, thấp tim, viêm xoang cấp, viêm tai giữa, áp xe thành sau.

Như đã chia sẻ, có rất nhiều tác nhân khiến bệnh khởi phát, do đó thời gian khỏi bệnh còn phụ thuộc vào những nguyên nhân gây bệnh và một số yếu tố khác như sức đề kháng, hướng điều trị…Tuy nhiên, hầu như các triệu chứng đều thuyên giảm sau khoảng một tuần điều trị tại nhà đúng cách.

Phương pháp chẩn đoán viêm họng cấp

Các triệu chứng của bệnh viêm họng cấp thường biểu hiện một cách rõ ràng, thông qua các triệu chứng lâm sàng bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bệnh kéo dài, sức khỏe bệnh nhân yếu kém, xuất hiện biến chứng nguy hiểm thì cần phải thực hiện một số xét nghiệm khoa học thì mới chẩn đoán được nguyên nhân chính xác gây bệnh, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

Viêm họng cấp có nguy hiểm không
Dựa vào những triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán mức độ bệnh viêm họng cấp

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh viêm họng cấp phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Dựa vào những triệu chứng biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài như đau rát cổ họng, sốt cao, khó nuốt, sưng hạch, niêm mạc họng đỏ…cùng với những câu hỏi điều tra tiền sử bệnh nhân như các dấu hiệu bệnh xuất hiện từ khi nào? Có từng tiếp xúc với những bệnh nhân viêm họng cấp trong thời gian gần đây không? Từ đó có thể đưa ra chẩn đoán có phải bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh viêm họng cấp tính không.
  • Xét nghiệm máu: Đây được xem là phương pháp phổ biến nhất, bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu vừa đủ của bệnh nhân đem đến phòng xét nghiệm và tiến hành kiểm tra. Nếu như chỉ số bạch hầu trong máu tăng cao thì chắc chắn bệnh nhân đang mắc bệnh viêm họng cấp tính giai đoạn khá nặng, còn nếu như chỉ số bạch hầu tăng ít thì bệnh mới bắt đầu khởi phát bệnh.
  • Xét nghiệm dịch ngoáy họng: Bác sĩ sẽ dùng tăm bông để ngoáy họng bệnh nhân và lấy mẫu dịch họng đem đi nuôi cấy vi khuẩn. Sau khi có kết quả chính xác sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp nhất.

Đọc Thêm: Top 7+ Thuốc Trị Viêm Họng Tốt Nhất Hiện Nay Các Bác Sĩ Khuyên Dùng

Điều trị bệnh viêm họng cấp

Dựa vào kết quả thăm khám về mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Phương pháp điều trị viêm họng cấp chủ yếu là uống thuốc và vệ sinh răng miệng hằng ngày sạch sẽ.

Sử dụng thuốc

  • Điều trị viêm họng cấp do virus: Một số thuốc được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân viêm họng cấp do virus gây ra như hạ sốt, giảm đau bao gồm Ibuprofen, Paracetamol; Thuốc sát khuẩn vùng họng tại chỗ bằng viên ngậm như Tyrothricin hoặc các loại thảo dược lành tính khác.
  • Điều trị viêm họng cấp do vi khuẩn: Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc bao gồm các loại kháng sinh như nhóm Penicillin, Cefuroxime, Cephalexin, nhóm Betalactam gồm Amoxicillin, Ampicillin…

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh nên thực hiện theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thêm bớt thuốc để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị ngộ độc, sốc thuốc nếu như dùng quá liều.

Điều trị bệnh viêm họng cấp tính
Nên uống thuốc điều trị theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ

Điều trị viêm họng cấp tại nhà

Ngoài việc điều trị bệnh bằng cách uống thuốc theo sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ, bệnh nhân cũng có thể tự cải thiện các triệu chứng tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như:

  • Súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý.
  • Uống nhiều nước để tránh tình trạng khô cổ họng, mất nước.
  • Ngậm các loại kẹo ho có bán ở quầy thuốc tây.
  • Nên uống các loại trà nóng thảo dược như trà xanh, trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà, bổ sung vitamin C.
  • Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sáng tối để tránh vi khuẩn tấn công.
  • Tuyệt đối không được uống đá lạnh hoặc các chất có cồn như rượu bia, hút thuốc lá.

Những biện pháp điều trị tại nhà này rất đơn giản, tốn ít thời gian nhưng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Do đó, chúng nên cố gắng áp dụng, tránh chủ quan để bệnh tiến triển nặng rất khó chữa, mất nhiều thời gian và công sức.

Xem ngay: Viêm Họng Mất Tiếng Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Trị Hiệu Quả

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng cấp

Viêm họng cấp là căn bệnh về đường hô hấp có khả năng lây nhiễm nhanh chóng thông qua đường không khí hoặc ăn uống. Dễ điều trị nhưng cũng rất dễ tái đi tái lại nếu như gặp những điều kiện lý tưởng. Do đó, để tránh mắc bệnh cũng như hạn chế khả năng tái phát bệnh và tiến triển thành thể mãn tính mỗi chúng ta cần thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau:

Phòng ngừa bệnh viêm họng cấp
Thói quen súc họng bằng nước muối giúp phòng ngừa bệnh viêm họng hiệu quả
  • Nếu trong nhà có người đang mắc bệnh viêm họng cấp tính thì cần tránh dùng chung thức ăn, đồ uống, đồ dùng cá nhân với người bệnh.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh thông qua các hành động như ngồi gần, nằm ngủ chung, hôn môi, hôn má, nói chuyện.
  • Rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi hắt xì hơi, ho hoặc tiếp xúc với bụi bẩn.
  • Bịt khẩu trang khi ra đường hoặc đến những nơi có nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhằm nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật. Đặc biệt nên ăn chín uống sôi, tránh ăn các thực phẩm sống như gỏi cá, gỏi rau.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, uống đủ nước, mỗi ngày ít nhất 2 lít để tránh cổ họng bị khô.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, nước đá lạnh, đồ ăn cứng, cay nóng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đặc biệt là vùng cổ họng bằng cách đánh răng ngày hai lần sáng tối, súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc tự pha tại nhà.
  • Nên giữ môi trường sống sạch sẽ bằng cách lau dọn nhà cửa, tránh bụi bẩn, lông thú cưng vì đây đều là những yếu tố khiến cho bệnh viêm họng sớm khởi phát.
  • Giữ ấm cổ họng khi thời tiết lạnh hoặc thời điểm giao mùa để tránh vi khuẩn, virus tấn công. Chẳng hạn như quàng khăn, đeo gang tay, đội mũ khi ra đường, khi ngủ nên đóng kín cửa, khi tắm nên tránh gió lùa.
  • Trường hợp mắc bệnh viêm mũi, viêm amidan thì nên điều trị sớm tránh để lây lan sang các bộ phận lân cận.

Bệnh viêm họng cấp tuy không quá nguy hiểm, nhưng đây là căn bệnh phổ biến thường gặp và gây ra nhiều rắc rối cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, nên chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Tốt nhất ngay khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ viêm họng thì nên thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ càng sóm càng tốt.

Có Thể Bạn Muốn Biết:

Câu hỏi liên quan

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Viêm họng là một trong những căn bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp trên rất phổ biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng cho người khác,...

Xem chi tiết

Uống nước đá có bị viêm họng không là thắc mắc muốn biết của khá nhiều người. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng uống nước đá nhiều sẽ làm cổ họng bị tổn...

Xem chi tiết

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài nhiều...

Xem chi tiết

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do chúng ta uống quá nhiều đồ lạnh, đặc thù công việc nói quá to, quá nhiều, thường xuyên hoặc do bệnh cảm lạnh,...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp