Nội dung chính

Sử dụng thuốc trị viêm hang vị dạ dày phù hợp và đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh chóng được kiểm soát. Do vậy, vấn đề “viêm hang vị dạ dày uống thuốc gì tốt?” luôn là mối bận tâm hàng đầu của bệnh nhân. Dưới đây, Phòng khám Favina sẽ điểm qua danh sách 7 loại thuốc đặc trị bệnh thông dụng và cho hiệu quả cao.

Viêm hang vị dạ dày uống thuốc gì?

Bệnh viêm hang vị dạ dày được chẩn đoán khi lớp niêm mạc bên trong hang vị bị tổn thương dẫn đến sưng đỏ, phù nề. Lúc này, bệnh nhân không chỉ phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị mà còn bắt gặp nhiều triệu chứng bất thường khác như ợ chua, đầy bụng, buồn nôn, ói mửa,… Hang vị dạ dày bị viêm nhiễm, tổn thương cũng khiến cho chức năng tiêu hóa bị suy giảm đáng kể.

Viêm hang vị dạ dày uống thuốc gì?
Bệnh viêm hang vị dạ dày có thể được kiếm soát tốt nếu sử dụng thuốc phù hợp và đúng cách

Vi khuẩn Hp được xác định là thủ phạm gây ra hầu hết các ca mắc viêm hang vị dạ dày. Ngoài ra, bệnh còn bùng phát sau một thời gian dài sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau bừa bãi. Một số trường hợp mắc bệnh do căng thẳng kéo dài hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý, lạm dụng nhiều bia rượu.

Bệnh viêm hang vị dạ dày kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm loét hang vị dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị hoặc nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Do vậy, người bệnh được khuyến cáo nên thăm khám và tiến hành điều trị ngay từ khi có các dấu hiệu ban đầu để nhanh chóng kiểm soát được bệnh, hạn chế rủi ro cho sức khỏe.

Ở mức độ nhẹ đến trung bình, người bệnh thường được kê đơn các thuốc trị viêm hang vị dạ dày theo đường uống. Nhiều loại thuốc thường được kết hợp với nhau để điều trị nguyên nhân và triệu chứng bệnh.

Vậy bị viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì?

  • Thuốc kháng axit dạ dày: Trung hòa nồng độ axit trong dịch vị dạ dày, qua đó giảm hiện tượng ợ chua, buồn nôn, xoa dịu cơn đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương ở niêm mạc hang vị.
  • Thuốc ức chế bơm proton PPI: Giảm tiết axit dạ dày, giảm thiểu tổn hại đến vùng niêm mạc bị viêm, ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết loét.
  • Thuốc kháng histamin H2: Ngăn chặn quá trình bài tiết axit, chống viêm loét hang vị dạ dày.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Tạo ra lớp màng che phủ, bảo vệ niêm mạc hang vị dạ dày trước sự tấn công của axit và vi khuẩn Hp, tạo điều kiện để các mô vị viêm nhanh được chữa lành.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho các trường hợp xét nghiệm thấy vi khuẩn Hp.

Thuốc đặc trị viêm hang vị dạ dày được sử dụng theo đường uống và cho tác dụng toàn thân nên ít nhiều có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong đợi. Bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn và chú ý tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng cũng như cách thức, thời điểm sử dụng.

⇒ Xem thêm: Top 8 Mẹo Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày Bằng Nghệ Hiệu Quả Bất Ngờ

7 Loại thuốc trị viêm hang vị dạ dày thông dụng

Bệnh viêm hang vị dạ dày có thể tiến triển thành mãn tính và rất dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm ngay từ đầu. Chính vì vậy, việc tìm ra loại thuốc đặc trị bệnh cho hiệu quả nhanh là mối bận tâm chung của động đảo bệnh nhân.

Dưới đây là các loại thuốc trị viêm hang vị dạ dày thường được bác sĩ kê đơn:

1. Thuốc Natri bicarbonate

Natri bicarbonate nằm trong nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày được chỉ định rộng rãi trong điều trị các bệnh lý có liên quan đến tình trạng tăng tiết axit trong dịch vị như viêm loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày và cả bệnh viêm hang vị dạ dày.

bị viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì
Natri bicarbonate là một trong những loại thuốc trị viêm hang vị dạ dày thông dụng, được sử dụng nhằm mục đích trung hòa axit dạ dày, giúp tổn thương nhanh hồi phục

Khi sử dụng, Natri bicarbonate sẽ nhanh chóng phát huy khả năng làm giảm axit, cân bằng độ pH của dịch vị. Thuốc được khuyến cáo sử dụng sau bữa ăn trong 1 – 2 ngày liền. Tránh sử dụng thuốc trước bữa ăn hoặc lạm dụng kéo dài.

Trong quá trình điều trị viêm hang vị dạ dày bằng Natri bicarbonate, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy,… Hãy ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ điều trị của bạn để được hướng dẫn các xử lý khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

2. Thuốc điều trị viêm loét hang vị dạ dày Amoxicillin

Amoxicillin thường có mặt trong đơn thuốc của những bệnh nhân bị viêm hoặc loét hang vị dạ dày do vi khuẩn Hp. Thuốc được xếp vào nhóm kháng sinh beta-lactam, có tác dụng ức chế phân chia vách tế bào và khiến vi khuẩn bị biến dạng, suy yếu dần.

Để điều trị viêm hang vị dạ dày, bác sĩ thường chỉ định sử dụng Amoxicillin kết hợp với thuốc PPI hoặc một số loại kháng sinh khác nhằm tiêu diệt vi khuẩn, giảm nhanh triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát viêm loét hang vị dạ dày. Thuốc được sử dụng theo phác đồ và đòi hỏi bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối để tránh bị lờn kháng sinh.

⇒ Tìm hiểu ngay: Phác Đồ Trị Viêm Loét Dạ Dày Có HP Mới Cập Nhật 

3. Điều trị viêm hang vị dạ dày bằng thuốc ức chế bơm proton Omeprazol

Omeprazol được sử dụng nhằm mục đích ngăn chặn quá trình bài tiết dịch vị dạ dày. Thuốc được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người trưởng thành.

Nghiên cứu cho thấy, trong vòng 24 tiếng sử dụng, Omeprazol có thể giúp giảm đến 80% lượng axit tồn tại trong dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn góp phần kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp và giúp tổn thương viêm hay ổ loét ở vùng hang vị nhanh hồi phục.

Thuốc ức chế bơm proton Omeprazol chủ yếu được kết hợp cùng với thuốc kháng sinh trong phác đồ điều trị viêm hang vị dạ dày do vi khuẩn Hp. Thời gian điều trị bằng loại thuốc này có thể kéo dài từ 4 – 8 tuần. Bệnh nhân cần thận trọng với các tác dụng phụ như đau đầu, táo bón, tiêu lỏng, mệt mỏi, chóng mặt, nổi mề đay

thuốc đặc trị viêm hang vị dạ dày
Thuốc Omeprazol thường được chỉ định trong điều trị viêm loét hang vị dạ dày, giúp giảm axit dư thừa, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp

4. Thuốc Maalox trị viêm hang vị dạ dày

Maalox chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc “viêm hang vị dạ dày uống thuốc gì?”. Thuốc được bào chế từ các thành phần chính gồm Nhôm hydroxyd kết hợp với Magnesi hydroxyd và các loại tá dược.

Thuốc Maalox có tác dụng kháng axit, trung hòa axit dạ dày. Do vậy, thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý có liên quan đến hiện tượng tăng tiết axit như viêm hang vị dạ dày, thoát vị hoành, loét dạ dày – tá tràng. Khi được dung nạp, các thành phần của Maalox có tác dụng giảm nhanh cơn đau thượng vị và cải thiện đáng kể các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ngăn ngừa loét hang vị.

5. Thuốc trị viêm hang vị dạ dày Ranitidine

Ranitidine là nằm trong nhóm thuốc đối kháng thụ thể H2. Thuốc có tác dụng ức chế giải phóng axit trong dạ dày, qua đó bảo vệ niêm mạc hang vị, ngăn chặn sự hình thành của vết loét dưới tác dụng của axit, giúp vùng tổn thương phục hồi nhanh hơn.

Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng H2 khác thay thế cho Ranitidine, chẳng hạn như Famotidine, Cimetidine hay Nizatidine… Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như đau đầu, choáng váng, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, dị ứng, mệt mỏi…

Ranitidine được bào chế dưới các hình thức như viên nén, viên nang, dung dịch tiêm. Thuốc đáp ứng tốt với các trường hợp bị viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, đau thượng vị dạ dày, khó tiêu mãn tính.

⇒ Xem thêm: Đau Thượng Vị Uống Thuốc Gì? TOP 8 Loại Thuốc Giảm Đau Nhanh Nhất Cho Người Bệnh

Thuốc trị viêm hang vị dạ dày Ranitidine
Thuốc trị viêm hang vị dạ dày Ranitidine có tác dụng đối kháng thụ thể H2, ức chế giải phóng axit

6. Thuốc Bismuth bảo vệ niêm mạc hang vị dạ dày

Bismuth là thuốc bảo vệ niêm mạc thường được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị bệnh dạ dày, bao gồm cả viêm hang vị dạ dày. Dưới tác dụng của axit dạ dày, thành phần thuốc sẽ kết tủa và tạo thành hàng rào bao phủ ổ viêm loét, ngăn chặn tình trạng khuếch tán ngược acid.

Ngoài việc bảo vệ niêm mạc hang vị dạ dày trước tác động của axit dịch vị, Bismuth còn giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp. Thuốc cho hiệu quả tốt hơn khi được kết hợp chung với kháng sinh và thuốc PPI (hoặc thuốc kháng H2).

7. Bị viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? – Lansoprazol

Lansoprazol là thuốc ức chế bơm Proton, có tác dụng giảm bài tiết axit. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích giảm thiểu tác động của axit lên vùng niêm mạc để tổn thương nhanh lành, đồng thời ngăn ngừa tái phát viêm loét.

Liều dùng thuốc trị viêm hang vị dạ dày Lansoprazol được tính toán dựa trên tuổi tác, cân nặng, tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của mỗi cá nhân. Khi dùng, người bệnh nên nuốt trọn viên thay vì nghiền hoặc nhai nát sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Bên cạnh các thuốc đặc trị viêm hang vị dạ dày kể trên, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác như Pantoprazol, Prostaglandin, Famotidine, Tinidazole, Erythromycine,… Điều quan trọng là cần sử dụng thuốc đúng cách để đạt được hiệu quả tối ưu và hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn.

⇒ Đừng bỏ qua: Top 9 Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay

Lưu ý khi sử dụng thuốc đặc trị viêm hang vị dạ dày

  • Thăm khám và dùng thuốc theo đơn bác sĩ nhằm đảm tính hiệu quả, phù hợp nhất với tình trạng viêm hang vị dạ dày.
  • Tìm hiểu kỹ cách sử dụng từng loại thuốc và dùng đúng theo liều lượng, thời điểm được khuyến cáo.
  • Uống thuốc đủ thời gian quy định để tránh hiện tượng vi khuẩn Hp kháng lại kháng sinh.
  • Tái khám sau mỗi đợt dùng thuốc để bác sĩ thay đổi thuốc trị viêm hang vị dạ dày hoặc điều chỉnh liều dùng nếu cần thiết.
  • Một số loại thuốc Tây, thuốc Đông y hay thực phẩm chức năng không được khuyến cáo sử dụng cùng lúc bởi chúng có thể xảy ra phản ứng tương tác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nếu bạn có ý định dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc.
  • Quá trình sử dụng thuốc sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, vận động khoa học và duy trì một thực đơn ăn uống lành mạnh, phù hợp.

Bài viết vừa đưa ra một số gợi ý hữu ích liên quan đến thắc mắc “người bị viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi bệnh?”. Các loại thuốc điều trị viêm loét hang vị dạ dày trong Tây y dù có tác dụng nhanh nhưng lại là con dao hai lưỡi, có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng bừa bãi. Hãy dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

⇒ Bác Sĩ Tư Vấn:  Viêm Hang Vị Dạ Dày Nên Kiêng Ăn Gì Và Bổ Sung Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe