Bị Viêm Hang Vị Dạ Dày Trào Ngược Dịch Mật Và Cách Xử Lý

Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật là tình trạng dịch mật ở tá tràng trào vào dạ dày và tràn lên thực quản, gây ra hiện tượng đắng miệng, nôn ra chất lỏng xanh vàng vị đắng ngắt khó chịu. Đây là bệnh thường phổ biến ở người gặp các vấn đề về tiêu hóa, nếu không được can thiệp điều trị đúng cách, có thể gây ra các biến chứng khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

⇒Xem ngay: 7 Bài Thuốc Dân Gian Trị Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả

Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật là gì?

Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật là tình trạng lớp niêm mạc hang vị dạ dày bị tổn thương kèm theo tình trạng dịch mật từ tá tràng trào ngược vào dạ dày. Trong đó, trào ngược dịch mật có thể là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh viêm hang vị dạ dày. Đây là bệnh lý về tiêu hóa tương đối nghiêm trọng, cần được thăm khám, can thiệp và điều trị kịp thời.

Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật là tình trạng dịch mật trào ngược từ tá tràng lên dạ dày - thực quản
Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật là tình trạng dịch mật trào ngược từ tá tràng lên dạ dày – thực quản

Được biết, dịch mật trong cơ thể chúng ta do gan tiết ra, có vị đắng, màu vàng hoặc hơi xanh. Mỗi ngày, gan sẽ tiết ra khoảng 700 – 800ml dịch mật, đưa qua ống dẫn mật rồi cô đặc lại và dự trữ trong túi mật. Tác dụng chính của dịch mật chính là tiêu hóa chất béo, loại bỏ độc tố và một số tế bào chết ra ngoài cơ thể. Dịch mật được đưa vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và kích thích hoạt động tiêu hóa.

Giữa dạ dày và tá tràng (ruột) có một van môn vị có chức năng đóng mở khi cần thiết để thực hiện chức năng đưa thức ăn xuống ruột. Van môn vị chỉ mở ra khi có thức ăn xuống ruột, sau đó sẽ đóng lại để ngăn không cho dịch thức ăn từ tá tràng trào ngược vào dạ dày. Khi tình trạng dịch từ tá tràng mang theo dịch mật trào vào dạ dày thì sẽ gọi là trào ngược dịch mật.

Trào ngược dịch mật có thể gây ra nhiều vấn đề, trong đó có viêm hang vị dạ dày, tình trạng này được gọi là viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật. Bệnh xảy ra do niêm mạc hang vị dạ dày tiếp xúc với dịch mật thường xuyên, lượng acid mà cơ thể tiết ra nhiều, gây tổn thương lớp nhầy bảo vệ niêm mạc hang vị dạ dày.

Nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này. Trong đó, trào ngược dịch mật chính là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Ngoài ra, bệnh cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý về dạ dày khác hoặc do biến chứng sau điều trị bệnh dạ dày hay bệnh về túi mật.

Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

1. Do trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật có thể xảy ra do van môn vị đóng mở không chặt, hoạt động không nhịp nhàng. Sự suy yếu hoạt động của van môn vị sẽ khiến dịch mật di chuyển vào trong dạ dày, làm niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm, dẫn đến sự xuất hiện của bệnh viêm hang vị, có trào ngược dịch mật.

Không chỉ vậy, trào ngược dịch mật còn là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản. Có nhiều nguyên nhân khiến van môn vị hoạt động kém, thường liên quan đến các bệnh về dạ dày, bệnh viêm tụy, viêm túi mật hay sỏi mật…

2. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng được xem là một trong những nguyên nhân khiến niêm mạc hang vị bị viêm và trào ngược dịch mật. Khi dạ dày tá tràng bị viêm, các vết loét ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, khiến thức ăn tồn đọng trong dạ dày. Việc tồn đọng thức ăn có thể gây áp lực lên van môn vị, dẫn đến dịch mật trào ngược từ tá tràng lên dạ dày, thậm chí là thực quản.

Viêm loét dạ dày thực quản được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Viêm loét dạ dày thực quản được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau, nóng rát thượng vị nhất là khi bụng đói, giảm đi sau khi ăn hoặc uống thuốc kháng acid
  • Đau có thể vài phút hoặc vài giờ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, kéo dài nhiều tuần
  • Các triệu chứng không điển hình thường là buồn nôn, chán ăn, đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu
  • Nếu nghiêm trọng có thể gây đi cầu phân đen, thiếu máu, da xanh xao, người mệt mỏi, uể oải…

[Có thể bạn quan tâm]Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Khỏi Được Không? Bao Lâu Khỏi?

3. Biến chứng sau phẫu thuật dạ dày

Phẫu thuật dạ dày là phương pháp tác động trực tiếp vào dạ dày, được thực hiện để điều trị các bệnh dạ dày hoặc để giảm cân với trường hợp dạ dày quá lớn, cân nặng vượt quá mức chịu đựng của cơ thể.

Việc can thiệp vào dạ dày khiến môn van vị bị suy yếu và hoạt động không ổn định. Khi bộ phận này bị ảnh hưởng, dịch mật sẽ dễ dàng tràn từ tá tràng lên dạ dày và các cơ quan phía trên, từ đó gây bệnh.

4. Do phẫu thuật cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định đối với các trường hợp như viêm túi mật, viêm tụy, sỏi mật nằm ở túi mật hoặc ống mật. Sau khi túi mật được cắt bỏ, thay vì tiết dịch mật, cô đặc và dự trữ như thông thường, gan sẽ chỉ tiết dịch mật vào các bữa ăn, dịch mật được gan tiết trực tiếp đến tá tràng mà không qua trung gian.

Vì không có túi mật dự trữ, toàn bộ dịch mật được tiết ra sẽ được vận chuyển trực tiếp xuống tá tràng. Trong khi đó, sau khi cắt bỏ túi mật, các nghiên cứu nhận thấy rằng, lúc này gan tiết mật nhiều hơn bình thường. Lượng dịch mật quá nhiều, trong khi lượng thức ăn cần tiêu hóa và hấp thụ không phải lúc nào cũng giống nhau dẫn đến dư thừa dịch mật. Hệ quả là dịch mật trào ngược lên dạ dày, thực quản, gây viêm hang vị niêm mạc dạ dày.

Các triệu chứng nhận biết bệnh thường gặp

Thực tế, triệu chứng viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật khá tương tự với các triệu chứng của bệnh viêm hang vị dạ dày và các bệnh dạ dày khác. Tuy nhiên, khi có thêm trào ngược dịch mật, người bệnh sẽ có thêm cảm giác đắng miệng, nôn ra chất lỏng xanh vàng, dạ dày cồn cào khó chịu hơn bình thường.

Đau thượng vị, buồn nôn, nôn ra chất lỏng màu vàng xanh vị đắng là triệu chứng điển hình của bệnh
Đau thượng vị, buồn nôn, nôn ra chất lỏng màu vàng xanh vị đắng là triệu chứng điển hình của bệnh

Một số triệu chứng điển hình thường gặp ở người mắc viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật có thể kể đến như:

  • Đau, nóng rát vùng thượng vị, có thể đau tức hoặc đau từng cơn
  • Vùng trên rốn, dưới xương ức hay có cảm giác nóng rát, cồn cào, nhất là khi bụng đói và khi mới ăn no
  • Ợ nóng, đắng miệng, thường xuyên bị đầy bụng, khó chịu
  • Ho khan, khàn giọng, rát họng do dịch mật trào ngược gây kích ứng niêm mạc họng
  • Buồn nôn, nôn ra chất lỏng màu xanh vàng có vị đắng ngắt
  • Nước bọt tiết ra nhiều và thường xuyên để trung hòa acid trong miệng
  • Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu do viêm niêm mạc hang vị khiến dạ dày hoạt động kém hiệu quả…

Trong các triệu chứng đã đề cập thì đắng miệng, nôn ra chất lỏng màu vàng xanh có vị đắng chính là triệu chứng điển hình giúp nhận biết viêm niêm mạc hang vị trào ngược dịch mật với các bệnh lý dạ dày khác. Như đã đề cập, dịch mật được gan tiết ra, có màu vàng xanh và có vị đắng. Nếu gặp phải tình trạng nôn ra chất lỏng vàng xanh, đắng ngắt, kèm theo các triệu chứng của bệnh dạ dày thì chắc chắn bạn đã mắc phải căn bệnh này.

⇒Tham khảo ngay: Bị Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi?

Biến chứng viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật chính là nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày phổ biến nhất. Không chỉ vậy, nó còn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể mắc phải các bệnh như barrett thực quản, ung thư dạ dày, ung thư thực quản…

Khi bị viêm hang vị dạ dày, chức năng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của hệ thống tiêu hóa suy giảm. Người bệnh không chỉ sẽ thường gặp các triệu chứng đau, nóng rát thượng vị khó chịu, buồn nôn, nôn ói, đắng miệng mà còn có thể bị suy nhược cơ thể, thiếu hụt dưỡng, người xanh xao, suy nhược, mệt mỏi, uể oải…

Nếu tình trạng bệnh kéo dài, không được can thiệp và điều trị đúng cách, có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Do dịch mật trào ngược từ tá tràng lên dạ dày, gây viêm dạ dày, ảnh hưởng đến dạ dày và thực quản. Như đã đề cập, trào ngược dịch mật không chỉ gây viêm hang vị dạ dày mà còn có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản…
  • Viêm đường hô hấp trên: Trào ngược dịch mật, trào ngược dạ dày khiến dịch mật và acid dịch vị trào ngược lên thực quản, ảnh hưởng đến thanh quản và đường hô hấp trên. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, có thể gây ra các bệnh như viêm họng, viêm tuyến giáp, viêm phế quản
  • Tổn thương thực quản: Dịch mật và acid dạ dày trào ngược có thể gây tổn thương thực quản dẫn đến hẹp thực quản, barrett thực quản… Đây là lý do mà khi bị trào ngược, người bệnh thường có cảm giác nóng rát, khó chịu ở thực quản và dạ dày.
  • Ung thư hóa: Trào ngược dịch mật liên tục gây viêm và tổn thương thực quản, gia tăng nguy cơ ung thư thực quản. Viêm hang vị dạ dày có liên quan đến khuẩn Hp có thể gây ung thư dạ dày. Các dấu hiệu ung thư dạ dày, ung thư thực quản khó nhận biết ở giai đoạn sớm, người bệnh cần hết sức cẩn thận.

Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra tình trạng viêm loét chảy máu thực quản. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ, dẫn đến trạng thái tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

[Mẹo hay nên biết]Cách Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày Bằng Nghệ Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện

Chẩn đoán viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật viêm hang vị dạ dày có thể được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau. Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành nội soi, đo P.H và trở kháng 24h, đo Manometry (áp lực và nhu động thực quản), đo điện thế niêm mạc đường tiêu hóa… Trong đó, đo P.H và trở kháng 24h được xem là phương pháp giúp chẩn đoán GERD chính xác nhất.

Đo PH và trở kháng 24h là phương pháp thường được dùng để chẩn đoán viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật
Đo PH và trở kháng 24h là phương pháp thường được dùng để chẩn đoán viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật

Các phương pháp chẩn đoán viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật cụ thể như sau:

  • Đo PH – trở kháng thực quản: Là phương pháp sử dụng một đầu dò, đặt vào thực quản bằng ống thống nhằm giúp xác định chính xác là khí hay chất lỏng trào ngược lên thực quản. Ống thông sẽ được cố định trên da, sau 24 giờ sẽ rút ống thông và lấy bộ ghi dữ liệu để phân tích kết quả.
  • Thử nghiệm thăm dò axit ambulatory: Phương pháp này sử dụng đầu dò đo acid để xác định thời điểm, khoảng thời gian trào ngược dịch mật lên thực quản. Ở cách chẩn đoán này, bác sĩ sẽ dùng một ống thông mỏng dẻo, có đầu dò, luồn qua mũi xuống thực quản người bệnh.
  • Nội soi: Sử dụng một chiếc ống mỏng, dẻo, có gắn camera dẫn xuống cổ họng người bệnh để thấy được các ổ viêm trong dạ dày và thực quản. Đồng thời, bác sĩ có thể lấy mẫu mô để tầm soát ung thư thực quản hoặc xác định bệnh Barrett thực quản.

Có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán chính xác bệnh viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật. Tùy vào điều kiện kinh tế và tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp chẩn đoán phù hợp.

[Giải đáp chi tiết]: Trào Ngược Dịch Mật Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Cho Sức Khỏe?

Điều trị viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, dựa vào vị trí tổn thương và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến, thường được áp dụng có thể kể đến như:

1. Điều trị bằng thuốc Tây Y

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng các thuốc như thuốc hạ cholesterol giúp hạ lipid máu, thuốc ngăn ngừa tổng hợp dịch mật và muối mật. Thuốc làm tăng thời gian rỗng dạ dày, acid ursodeoxycholic làm giảm acid mật nội sinh, thuốc ức chế bơm proton làm giảm tiết acid dạ dày.

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhất định hoặc phối hợp nhiều loại thuốc để cải thiện tình trạng bệnh. Các thuốc thường được chỉ định là nhóm thuốc ức chế dịch mật như:

  • Questran
  • Colestid
  • Cisaprid

Các thuốc điều trị cần được sử dụng theo toa thuốc của bác sĩ, tuân theo phác đồ điều trị được đưa ra. Tuyệt đối không nên tự ý mua hay tăng giảm liều lượng của thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

2. Can thiệp ngoại khoa

Đối với trường hợp nghiêm trọng, người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật chỉ được cân nhắc khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Vẫn còn có rất nhiều tranh cãi về các liệu pháp điều trị tình trạng này.

Phẫu thuật được cân nhắc đối với trường hợp không đáp ứng điều trị bằng thuốc
Phẫu thuật được cân nhắc đối với trường hợp không đáp ứng điều trị bằng thuốc

Được biết, hiện nay, chưa có một biện pháp nào thật sự hiệu quả, có thể giúp điều trị dứt điểm căn bệnh này ngoài phẫu thuật nối ống mật và hỗng tràng. Các phương pháp khác chỉ có thể giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, không thể giải quyết tình trạng dịch mật từ tá tràng trào vào dạ dày.

Hai phương pháp được cân nhắc trong điều trị thường là:

  • Phương pháp Rou-en-Y: Là phương pháp phẫu thuật nối ống mật với hỗng tràng (phần sau của tá tràng), lúc này, dịch mật sẽ được chuyển đến hỗng tràng thay vì đổ trực tiếp vào tá tràng.
  • Phương pháp antireflux: Có hiệu quả trong việc cải thiện khả năng co thắt của cơ vòng thực quản, có thể giúp giảm tình trạng trào ngược dịch mật và acid dạ dày lên thực quản.

Lời khuyên cho người bệnh viêm hang vị dạ dày

Người bị viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật tuyệt đối không nên chủ quan trước tình trạng bệnh của mình. Đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm, sẽ ngày càng tiến triển, trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Khi mắc căn bệnh này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Bệnh có triệu chứng tương đối giống với trào ngược dạ dày nhưng hoàn toàn khác biệt về nguyên nhân. Tuy trào ngược dịch mật không liên quan nhiều đến yếu tố lối sống nhưng viêm hang vị dạ dày có liên quan mật thiết đến lối sống.
  • Để cải thiện bệnh và góp phần làm các triệu chứng bệnh thuyên giảm, người bệnh nên bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích. Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn chiên rán nhiều giàu mỡ.
  • Nên ăn ít và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, cân đối các nhóm dưỡng chất cho cơ thể.
  • Sau khi ăn là lúc dịch mật tiết ra nhiều nhất, do đó, bạn không nên nằm ngay sau ăn, nếu bạn nằm, dịch mật rất dễ trào lên dạ dày và thực quản.

Viêm hang vị dạ dày có thể không nguy hiểm, tuy nhiên viêm hang vị dạ dày có trào dịch mật rất nghiêm trọng. Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời, đúng cách.

⇒Xem thêm: 7 Loại Thuốc Trị Viêm Hang Vị Dạ Dày Tốt, Được Đánh Giá Cao