Nội dung chính

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý diễn ra trong thời gian dài, tái phát khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, nếu không sớm điều trị, bệnh viêm đại tràng mãn tính có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh gì?

Đại tràng thuộc hệ thống tiêu hóa, vị trí nằm ở đoạn cuối cùng của đường ruột. Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, là nơi chứa cặn bã trước khi được tống ra ngoài khỏi cơ thể. Vì thế, đại tràng rất dễ bị hại khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm.

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh gì?
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh gì?

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 30 – 55 tuổi. Tình trạng viêm được chia thành hai cấp độ là cấp và mãn tính. Trong đó, viêm đại tràng mãn tính thường xảy ra khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương trong thời gian dài.

Đây cũng có thể nói là hệ quả của việc không điều trị viêm đại tràng cấp tính hoặc cũng có thể do yếu tố tự miễn của cơ thể gây ra. Viêm đại tràng mãn tính dai dẳng, kéo dài. Việc điều trị tương đối khó khăn, đa số bệnh nhân chỉ có thể sử dụng thuốc kiểm soát mà không thể điều trị dứt điểm.

Các tổn thương khu trú hoặc lan rộng trong niêm mạc đại tràng. Tùy vào mức độ tổn thương mà người bệnh sẽ có những triệu chứng riêng. Trường hợp viêm nhẹ, niêm mạc khi bị tác động có thể dẫn đến xuất huyết.

Trường hợp nặng, tổn thương ăn sâu tạo thành vết loét, gây xung huyết, xuất huyết hoặc hình thành các ổ áp xe khiến người bệnh gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Không những thế, nếu không can thiệp điều trị, viêm đại tràng mãn tính có thể biến chứng gây phình giãn ruột, ung thư đại trực tràng.

Xem ngay: Dấu hiệu nhận biết ung thư đại trực tràng? Biện pháp phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính được chia thành hai loại là có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, những yếu tố làm bùng phát bệnh như:

Bệnh có nguyên nhân: Nhóm bệnh nhân viêm đại tràng rõ nguyên nhân thường được xác định là có sự viêm nhiễm do ký sinh trùng, nhiễm độc, nhiễm nấm,…Đây thường là những nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng cấp tính. Tuy nhiên, do bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp dẫn đến việc bệnh chuyển sang mãn tính.

Bệnh viêm đại tràng mãn tính được chia thành 2 dạng
Bệnh viêm đại tràng mãn tính được chia thành 2 dạng

Bệnh không rõ nguyên nhân: Nhóm bệnh nhân viêm đại tràng không xác định rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Qua thăm khám, chẩn đoán, các chuyên gia nhận định một số yếu tố khiến cho người bệnh bị viêm nhiễm là:

  • Do ký sinh trùng như giun tóc, giun kim,…xâm nhập vào hệ tiêu hóa, gây hại cho đại tràng.
  • Do vi trùng như salmonella, shigella,…gây ra những bệnh về đường ruột.
  • Do chế độ ăn uống của nhiều người không khoa học, ăn không đủ dưỡng chất, bỏ bữa, hoặc ăn thực phẩm không hợp vệ sinh,…khiến dạ dày, niêm mạc đại tràng bị tổn thương.

Bệnh viêm đại tràng mãn tính không nên xem thường. Những tổn thương bên trong đại tràng lâu ngày có thể lan rộng ảnh hưởng đến những bộ phận khác. Đặc biệt, bệnh có nguy cơ biến chứng cao, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Xem thêm: Viêm đại tràng co thắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính

Những triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính cũng có nét tương đồng với nhiều vấn đề khác của hệ tiêu hóa. Do đó, để điều trị đúng bệnh, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám khi nhận thấy những biểu hiện bất thường sau:

  • Tiêu chảy: Thông thường, người bệnh sẽ bị tiêu chảy trong vài ngày liên tục nếu đại tràng bị viêm, thậm chí một số người còn bị tiêu chảy trong vài tuần liền. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính cũng có thể quan sát thấy phân lỏng, có chất nhầy hoặc máu.
  • Táo bón: Một số trường hợp người bệnh lại khó khăn trong việc đi đại tiện. Tình trạng táo bón xuất hiện khi đại tràng bị suy giảm chức năng, không đào thải được chất thải khiến chúng tồn đọng lại trong cơ thể gây khó chịu.
  • Đau bụng: Tình trạng này có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Hầu như tất cả bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính đều có biểu hiện đau bụng khó chịu. Những cơn đau quặn thường xuất hiện khi bệnh nhân đi đại tiện. Nguyên nhân là do những tổn thương ở ruột già, niêm mạc đại tràng khiến cho các cơ hoạt động co bóp quá mức gây đau.
  • Cơ thể mệt mỏi: Người bệnh bị đau, gặp vấn đề trong việc đại tiện kéo dài lâu ngày khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược khi ăn uống không đủ chất. Cơ thể mất năng lượng, không có sức sống.

    Triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính
    Triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính

  • Trực tràng khó chịu: Không ít bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính có biểu hiện khó chịu hoặc chảy máu trực tràng. Những vết loét trong niêm mạc khi tiếp xúc với thức ăn, nhất là những thức ăn cứng sẽ gây nên những cơn đau rát, làm xuất huyết tại vết loét.
  • Ăn không cảm thấy ngon: Người bệnh ăn không ngon do những cơn đau quặn hoành hành. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa không hoạt động tốt khiến cho việc đào thải, hấp thụ thức ăn không còn linh hoạt như trước khiến cho thức ăn khó tiêu, gây khó chịu dẫn đến tình trạng ăn mất ngon.
  • Sốt cao: Một số bệnh nhân bị sốt nhẹ. Tuy nhiên, trường hợp nhận thấy nhiệt độ tăng cao nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Do hiện tại hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm trước những ảnh hưởng của viêm loét đại tràng. Người bệnh rất dễ bị tác nhân gây hại tấn công, nếu không điều trị có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Suy dinh dưỡng: Do ăn không ngon, tiêu hóa kém lâu dần sẽ làm cho cơ thể người bệnh thiếu hụt dưỡng chất. Suy dinh dưỡng cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bị viêm đại tràng mãn tính.
  • Thiếu máu: Người bị tiêu chảy, xuất huyết đại tràng, đi đại tiện ra máu,…thường xuyên có thể bị thiếu máu. Triệu chứng này cũng khá đại trà, có thể dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau của cơ thể. Do đó, bạn đọc nên thăm khám để nhận biết dấu hiệu này có phải là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính hay không hay những bệnh lý đường ruột khác.
  • Đau khớp: Đây là một trong những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính. Người bệnh thường bị sưng, đau ở các khớp. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng, bởi tình trạng này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Một thời gian tình trạng đau khớp sẽ giảm dần.

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường trên đây, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc giảm đau, áp dụng phương pháp điều trị khi chưa xác định bệnh lý của cơ thể.

Tư vấn từ chuyên gia: Uống thuốc kháng sinh trị viêm đại tràng thế nào cho đúng?

Viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh viêm đại tràng mãn tính khó điều trị dứt điểm. Thông thường bệnh nhân được khuyến cáo can thiệp ngay từ khi viêm nhiễm mới khởi phát, lúc này hy vọng điều trị khỏi sẽ cao hơn. Ở giai đoạn mãn tính, mọi phương pháp điều trị chỉ góp phần giảm triệu chứng và kiểm soát không cho bệnh tiến triển nặng nề.

Trường hợp không can thiệp, bệnh diễn ra trong thời gian dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, viêm đại tràng mãn tính khi biến chứng có thể đe dọa cả tính mạng của người bệnh. Cụ thể như:

Gây xuất huyết đại tràng

Viêm đại tràng mãn tính khiến lớp niêm mạc bị viêm loét. Nếu không điều trị, vết loét ngày càng ăn sâu và lan rộng dẫn đến xuất huyết đại tràng. Người bệnh sẽ thường xuyên đi đại tiện lẫn máu, chất nhầy. Một số trường hợp nặng sẽ bị chảy máu ồ ạt.

Viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Viêm đại tràng mãn tính có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Biến chứng viêm đại tràng mãn tính gây xuất huyết tương đối nguy hiểm. Tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể người bệnh bị thiếu máu. Lúc này, người bệnh sẽ bị mệt mỏi, da dẻ xanh xao, không còn sức lực làm việc, sinh hoạt cuộc sống.

Đọc thêm: Xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Gây giãn đại tràng

Bệnh nhân đại đại tiện thường xuyên, táo bón, tiêu chảy,…những rối loạn về vấn đề đại tiện khiến cho đại tràng co thắt, làm việc liên tục. Đồng thời, ruột cũng phải vận động nhiều hơn bình thường khi đại tràng bị viêm nhiễm. Lâu dần, bệnh nhân bị giãn đại tràng, giãn ruột.

Gây thủng đại tràng 

Viêm nhiễm kéo dài không được kiểm soát khiến cho tổn thương ăn sâu, lan rộng dẫn đến thủng đại tràng. Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm, người bệnh cần được cấp cứu gấp, nếu không có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, đe dọa tính mạng.

Gây ung thư đại tràng

Trong số bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính có 20% người bị biến chứng ung thư đại tràng. Đây là tình trạng nguy hiểm, người bệnh nếu phát hiện muộn sẽ không có cơ hội điều trị. Khả năng cao ung thư có thể di căn nếu không được kiểm soát, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng.

Viêm đại tràng mãn tính gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Do đó, nhiều người khi được chẩn đoán mắc bệnh thường hoang mang không biết có điều trị khỏi được không.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, khi viêm đại tràng chuyển sang mãn tính, cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn là không thể. Đồng thời, việc điều trị lúc này cũng gặp nhiều khó khăn. Người bệnh có thể bị tái phát các triệu chứng chỉ sau một thời gian can thiệp, khống chế bệnh.

Viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Viêm đại tràng mãn tính có thể là nguyên nhân gây ung thư đe dọa tính mạng người bệnh

Vì thế, ở giai đoạn này, người bệnh chỉ có thể điều trị các triệu chứng chứ không thể chữa trị dứt điểm bệnh hoàn toàn. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm. Hy vọng sẽ cao hơn nếu bệnh được kiểm soát từ giai đoạn đầu, phòng tránh được nguy cơ xảy ra biến chứng gây hại sức khỏe, tính mạng.

Nên biết: Làm thế nào để chẩn đoán Ung thư đại tràng?

Phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính như thế nào?

Hiện nay, việc điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính đã có nhiều bước tiến tích cực. Người bệnh có thể lựa chọn biện pháp điều trị kéo dài theo phương pháp Tây y hoặc Đông y, mẹo chữa dân gian với thảo dược thiên nhiên.

Dù áp dụng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh tốt nhất cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Thăm khám định kỳ, theo dõi diễn biến của các ổ viêm, vết loét. Khi cần thiết, bác sĩ có thể kịp thời đưa ra phương án khắc phục phù hợp, phòng tránh nguy cơ. Dưới đây là những hướng điều trị phổ biến.

Điều trị bằng thuốc Tây

Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng viêm cho người bệnh để ức chế các phản ứng của hệ thống miễn dịch. Điển hình như:

  • Azathioprine, Merci Laurine: Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng phổ biến, nhất là trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh phải kiểm tra máu thường xuyên để kiểm soát tình trạng xảy ra tác dụng phụ.
  • Cyclosporine: Trường hợp người bệnh chưa thích ứng được với những loại thuốc điều trị khác sẽ được chỉ định sử dụng Cyclosporine. Tuy nhiên cũng nên lưu ý, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh không nên sử dụng Cyclosporine để điều trị bệnh trong thời gian dài.
  • Infliximab, Adalimumab, Golimumab: Thuốc có công dụng ức chế các yếu tố hoạt tử khối u, trung hòa protein trong hệ miễn dịch của người bệnh. Thông thường, các loại thuốc này được chỉ định cho các bệnh nhân bị viêm đại tràng nặng, không còn đáp ứng các thuốc điều trị khác.
  • Vedolizumab: Thuốc được sử dụng điều trị viêm loét đại tràng trong trường hợp cơ thể người bệnh đã không còn phù hợp với thuốc điều trị khác. Vedolizumab hoạt động theo cơ chế ức chế hoạt động của các tế bào gây viêm.

    Phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính như thế nào?
    Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc Tây điều trị viêm đại tràng

Trên đây là một số loại thuốc kháng viêm được dùng cho bệnh nhân mắc viêm đại tràng mãn tính, nhằm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh biến chứng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê toa cho bệnh nhân sử dụng kết hợp với những loại thuốc khác. Trong đó, có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp người bệnh bị sốt sẽ được dùng thêm thuốc kháng sinh. Thuốc giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, ngăn nguy cơ nhiễm trùng vết loét.
  • Thuốc chống tiêu chảy: Dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, thường là loại loperamide. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy, thay vào đó chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau: Dùng khi bệnh nhân bị đau nhẹ, loại thông dụng là cetaminophen. Sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng có thể gây tác dụng phụ nguy hại sức khỏe.
  • Bổ sung sắt: Người bệnh được bổ sung sắt thông qua thuốc hoặc các viên uống nếu trường hợp xuất huyết dẫn đến thiếu máu.

Thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng theo liều lượng được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc, đặc biệt trường hợp lạm dụng, tự ý thay đổi liều dùng có thể khiến cơ thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Nhất là nguy cơ khiến bệnh biến chứng, trở nên nghiêm trọng.

Tư vấn từ bác sĩ: Các loại thuốc chữa viêm đại tràng tốt nhất hiện nay

Điều trị bằng thảo dược thiên nhiên

Phương pháp điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng thảo dược thiên nhiên phù hợp cho đối tượng bệnh ở giai đoạn chưa nặng nề. Người bệnh có thể áp dụng điều trị trong thời gian dài, do những thảo dược không gây tác dụng phụ như một số thuốc tây y khác. Tham khảo một số cách như:

Mẹo chữa từ lá ổi

Lá ổi được sử dụng điều trị viêm đại tràng mãn tính được lưu truyền trong dân gian. Không những tốt cho hệ tiêu hóa, lá ổi còn giúp người bệnh cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,…Cho đến hiện nay, mẹo chữa viêm đại tràng hoặc bệnh tiêu hóa với lá ổi vẫn được nhiều người quan tâm. Bạn dùng theo cách:

  • Sử dụng một nắm lá ổi tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng 15 phút.
  • Sau đó bạn cho lá ổi vào nồi nấu cùng với ½ lít nước đến khi nước sắc lại còn khoảng 300ml.
  • Lấy phần nước ổi thu được chia thành nhiều phần uống trong ngày.

Lưu ý, do nước lá ổi có vị chát tự nhiên nên không dễ uống. Người bệnh nên cố gắng kiên trì, sử dụng một thời gian sẽ nhận thấy triệu chứng của bệnh cải thiện đáng kể.

Xem thêm: Gợi ý mẹo chữa viêm đại tràng bằng lá ổi đơn giản tại nhà

Phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính như thế nào?
Điều trị bệnh bằng thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính

Mẹo chữa với nha đam

Nha đam vốn là một loại cây có công dụng trong làm đẹp và mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Với tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc,…nha đam được tận dụng vào điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa. Người đang bị viêm đại tràng, bị táo bón khó chịu có thể sử dụng nha đam để khắc phục triệu chứng tại nhà. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5 bẹ nha đam đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ xanh.
  • Xay nhuyễn nha đam rồi trộn thêm ½ lít mật ong nguyên chất, bảo quản trong hũ thủy tinh, cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi lần dùng lấy ra khoảng 2 muỗng cà phê, pha với nước ấm để uống, mỗi ngày uống 3 lần.

Người bệnh nên kiên trì thực hiện, thảo dược có tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị, người bệnh nên kết hợp thăm khám để theo dõi tình trạng viêm nhiễm để kịp thời can thiệp điều trị chuyên sâu hơn khi cần thiết.

Đừng bỏ lỡ: Top 10 Bài Thuốc Nam Trị Viêm Đại Tràng Bạn Có Thể Tham Khảo

Điều trị bằng Đông y

Ngoài hai biện pháp trên, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp can thiệp bằng thuốc Đông y. Cũng tương tự như mẹo chữa dân gian, hầu hết thuốc Đông y đều lành tính, phù hợp cho việc điều trị kéo dài, nhất là các bệnh lý mãn tính.

Người bệnh nên tìm đến địa chỉ thăm khám uy tín để thầy thuốc bốc thuốc theo tình trạng thực tế. Trong thời gian điều trị, bạn không nên tự ý kết hợp với những bài thuốc, loại thuốc khác. Do những vị thuốc Đông y kết hợp bừa bãi có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Tiêu thực phục tràng hoàn với những dược liệu nổi bật như: Sa nhân, hoàng liên, đại hoàng, đẳng sâm, quế chi, hoàng liên, bạch truật,..

Phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính như thế nào?
Sử dụng thuốc Đông y theo hướng dẫn của thầy thuốc

Điều trị viêm đại tràng mãn tính đòi hỏi thời gian dài, do bệnh đã ở giai đoạn khó điều trị. Người bệnh ngoài can thiệp bằng những biện pháp kể trên còn cần quan tâm đến yếu tố chăm sóc và thói quen sinh hoạt. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cho phù hợp giúp bệnh được kiểm soát tốt hơn, phòng tránh rủi ro biến chứng nguy hiểm.

Bài liên quan: Các phương thuốc chữa viêm đại tràng bằng đông y tốt nhất

Khám chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính ở đâu tốt nhất?

Ngày nay có rất nhiều cơ sở y tế có dịch vụ thăm khám và chữa trị bệnh viêm đại tràng mãn tính chất lượng cao, đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh. Một số địa chỉ bệnh nhân có thể tham khảo là:

  • Khoa Tiêu hóa của bệnh viện Bạch Mai: Hoạt động từ thứ 2 tới thứ 7 hàng tuần, bệnh viện có địa chỉ ở số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội. Một số bác sĩ giỏi đang công tác tại khoa như: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng, TS.BS Nguyễn Công Long, GS.TS Đào Văn Long,….
  • Khoa Tiêu hóa của bệnh viện Việt Đức: Hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, địa chỉ của bệnh viện là số 16 – 18 Phủ Doãn, Hà Nội. Một số bác sĩ giỏi tại khoa gồm: TS.BS Lê Việt Khánh, TS.BS Dương Trọng Hiền, PGS.TS Nguyễn Tiến Đức,…
  • Khoa Tiêu hóa bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Có lịch làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7, địa chỉ của bệnh viện ở số 1 đường Tôn Thất Tùng. Một số bác sĩ kinh nghiệm giỏi tại bệnh viện gồm: GS.TS Đào Văn Long, PGS.TS Trần Ngọc Ánh, TS.BS Đào Việt Hằng,…
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc: Lịch làm việc bao gồm tất cả các ngày trong tuần, địa chỉ của đơn vị thuộc biệt thự B31 ngõ 70 đường Nguyễn Thị Định, HN và địa chỉ số 145 Hoa Lan, phường 2, Phú Nhuận, HCM. Một số bác sĩ chuyên môn cao như: Thầy thuốc ưu tú – BSCK II Lê Hữu Tuấn, Thạc sĩ.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan,  TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, BSCK I Nguyễn Thị Mai Phương,…

Chia sẻ thêm: Chữa viêm đại tràng ở đâu tốt nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Chăm sóc, phòng tránh viêm đại tràng mãn tính

Người bệnh điều trị viêm đại tràng mãn tính nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để bệnh sớm cải thiện, phòng ngừa nguy cơ tái phát, biến chứng nguy hiểm:

  • Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, thầy thuốc, người có chuyên môn. Không tự ý điều trị khi chưa xác định bệnh lý, tình trạng và mức độ viêm nhiễm đang xảy ra trong cơ thể.
  • Chú ý đến vấn đề ăn uống, không nên ăn những món tươi sống. Đảm bảo thực phẩm sạch, chế biến hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi và giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh.
  • Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để giảm áp lực cho đường ruột. Bổ sung đủ dưỡng chất, ăn rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất,…
  • Không ăn đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng. Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, không ăn quá no trong một lần ăn, tránh ăn nhiều vào buổi tối.
  • Vận động thể dục, thể thao vừa sức giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không áp lực hoặc hoang mang, lo lắng quá độ.
  • Ngủ đủ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, mang vác nặng,…

Viêm đại tràng mãn tính khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát tốt bệnh nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng phương pháp điều trị. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra và xác định bệnh lý đang gặp phải để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Viêm đại tràng đau ở đâu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi đại tràng (ruột già) chạy dọc xung quanh ổ bụng nên triệu chứng đau thường xuất hiện ở nhiều...

Xem chi tiết

Khám viêm đại tràng tốt ở đâu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi thăm khám tại những cơ sở uy tín giúp quá trình chữa trị diễn ra thuận lợi, an...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp