Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu thường gặp, bệnh gây ra các triệu chứng rất khó chịu khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong đời sống hàng ngày. Khi mắc phải bệnh, nhiều người cảm thấy rất lo lắng và đặt ra câu hỏi bệnh có nguy hiểm không và có chữa được không? Bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.

Thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một thể chàm mãn tính với triệu chứng đặc trưng là ngứa ngáy, da khô ráp và bong tróc, nổi mụn nước gây rỉ dịch,… Lúc này, hàm lượng Filaggrin trong biểu bì da bị thiếu hụt nghiêm trọng, điều này khiến làn da bị mất cân bằng ẩm và hình thành nên các phản ứng dị ứng. Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường gặp là bàn tay và chân, mắt cá chân, mí mắt, nếp gấp khuỷu tay và chân, đầu gối,…

Đây là bệnh lý da liễu xảy ra khá phổ biến và có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào. Nhưng thường gặp nhất là những người có cơ địa nhạy cảm do di truyền hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Ban đầu khi bệnh mới khởi phát người bệnh sẽ có triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. Nhưng nếu người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi bệnh bùng phát nghiêm trọng, vùng da bị tổn thương sẽ bắt đầu xuất hiện mụn nước, khi vỡ ra sẽ gây chảy dịch và đau rát.

Viêm da cơ địa rất dễ khởi phát ở vùng da tay và khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu
Viêm da cơ địa rất dễ khởi phát ở vùng da tay và khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da mãn tính, bệnh gây ra một số tổn thương trên da khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Nếu tổn thương trên da diễn ra kéo dài sẽ khiến đời sống sinh hoạt của người bệnh bị rối loạn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, việc chăm sóc da nếu không được thực hiện đúng cách sẽ khiến tổn thương phát triển lan rộng đến vùng da lành xung quanh, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm da cơ địa bội nhiễm, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Các vết lở loét do bội nhiễm sau khi được điều trị sẽ để lại thâm sẹo trên da trông rất mất thẩm mỹ.

Bệnh viêm da cơ địa có chữa được không?

Viêm da cơ địa là bệnh lý khởi phát bởi yếu tố cơ địa, hiện y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Nhưng đa số các trường hợp khởi phát bệnh đều có liên quan mật thiết đến với yếu tố di truyền. Chính vì vậy mà việc điều trị viêm da cơ địa dứt điểm rất khó khăn và hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Cải thiện triệu chứng của bệnh bằng cách loại kem bôi tại chỗ
Cải thiện triệu chứng của bệnh bằng cách loại kem bôi tại chỗ

Mục đích chữa trị hiện giờ chỉ có khả năng giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng. Đồng thời, bệnh vẫn có thể tái phát trở lại bất kỳ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, sau khi tổn thương trên da do bệnh gây ra đã được kiểm soát tốt thì bạn cũng nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa.

Tuyệt đối không được để bệnh tái phát nhiều lần và tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Chuyên gia cho biết, viêm da cơ địa mãn tính rất khó điều trị và dễ phát sinh biến chứng. Thậm chí, người bệnh còn phải chuẩn bị tâm lý để sống chung với bệnh suốt đời.

Những điều cần lưu ý khi bị viêm da cơ địa

Khi cơ thể đã từng khởi phát bệnh viêm da cơ địa, người bệnh cần phải lưu ý những điều dưới đây để có thể kiểm soát triệu chứng một cách tốt nhất và hạn chế tái phát trở lại:

  • Không dùng tay cào gãi lên vùng da bị tổn thương để giảm ngứa. Giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ bằng cách tắm rửa mỗi ngày. Có các biện pháp bảo vệ da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Khi vệ sinh da, bạn không nên sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Tốt nhất, chỉ nên tắm bằng nước ấm trong khoảng 5 – 10 phút. Tuyệt đối không được dùng tay kỳ cọ mạnh lên da, điều này sẽ khiến làn da bị tổn thương và tạo vết thương hở trên da.
  • Nên mặc những trang phục được làm bằng chất liệu mềm, lành tính với làn da và có độ thấm hút mồ hôi tốt. Tuyệt đối không mặc những trang phục bó sát, làm bằng chất liệu quá cứng hoặc làm bằng len dạ.
Chú ý dưỡng ẩm cho làn da vào mùa đông hanh khô và những ngày trời lạnh
Chú ý dưỡng ẩm cho làn da vào mùa đông hanh khô và những ngày trời lạnh
  • Chú ý dưỡng ẩm cho cơ thể thường xuyên, tốt nhất là từ 2 – 4 lần/ngày. Dưỡng ẩm có tác dụng cải thiện chức năng của hàng rào bào vệ da, ngăn ngừa tình trạng da khô ráp và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
  • Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc bôi có chứa corticoid. Loại thuốc này có khả năng giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, nhưng nếu dùng lâu ngày sẽ khiến da bị bào mòn và làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Trong suốt quá trình điều trị bệnh bạn nên hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm làm sạch có tính tẩy rửa mạnh và hóa chất. Tuyệt đối không được tắm rửa hoặc vệ sinh da bằng nước nóng, điều này sẽ khiến triệu chứng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trong thực đơn ăn uống hàng ngày cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm làm gia tăng nguy cơ bùng phát triệu chứng bệnh. Cụ thể là hải sản, thịt đỏ, thịt gà, trứng, sữa, thực phẩm lên men,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và cấp ẩm cho da. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh như rượu bia, thuốc lá, nước chè đặc,…
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh bị căng thẳng kéo dài. Do căng thẳng cũng là yếu tố khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Trên đây là giải đáp thắc mắc viêm da cơ địa có nguy hiểm không và có chữa được không bạn có thể tham khảo. Khi phát hiện bản thân bị bệnh, bạn nên thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt. Tránh để lâu gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da và phát sinh biến chứng không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.