Viêm Amidan Không Sốt Có Thực Sự Nguy Hiểm? Các Biện Pháp Điều Trị

Viêm amidan không sốt là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có ung thư amidan. Bởi vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần tìm hiểu thật kỹ và sớm có phương pháp điều trị phù hợp.

Viêm amidan nhưng không gây sốt là do đâu?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 90% nguyên nhân dẫn đến viêm amidan là do các virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Theo đó, đặc trưng của tình trạng nhiễm trùng là triệu chứng sốt, nên người bị viêm amidan do tác nhân vi sinh thường có biểu hiện sốt cao lên đến 39 độ C.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, người bệnh vẫn có thể bị viêm amidan mà không có dấu hiệu sốt, nguyên nhân là bởi:

  • Dị ứng: Như đã chia sẻ ở trên, phần lớn bệnh viêm amidan xảy ra là do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, trường hợp viêm amidan không sốt có khả năng là do yếu tố không nhiễm trùng gây ra. Trong đó, dị ứng được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp, trong đó có amidan. Lúc này, người bệnh thường không bị sốt nhưng lại gặp các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hay nổi ban da,… Bệnh nhân có thể bị dị ứng với phấn hoa, khói thuốc lá, thực phẩm, bụi bẩn,…
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Việc acid dạ dày thường xuyên trào ngược chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan không sốt và các bệnh hầu họng khác. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến việc tăng nguy cơ tái phát viêm amidan và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bệnh nhân.
  • Lạm dụng rượu bia: Cồn và các thành phần có trong rượu bia có khả năng làm tổn thương niêm mạc thực quản, vòm họng và cả amidan. Nếu đây là nguyên nhân dẫn đến amidan, người bệnh sẽ chỉ thấy các triệu chứng tại chỗ và hiếm khi làm phát sinh các triệu chứng toàn thân.
  • Ung thư amidan: Tình trạng viêm amidan không sốt rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư amidan. Bởi lẽ, ở giai đoạn đầu ung thư, bệnh thường không gây đau đớn hay xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Chỉ khi khối u phát triển và lan rộng, bệnh nhân mới gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp,…
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Sức đề kháng của cơ thể suy yếu là điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công. Lúc này, virus rhinovirus sẽ có cơ hội xâm nhập vào vùng niêm mạc hầu họng, gây sưng, viêm ở amidan và vòm họng. Thông thường, triệu chứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, ngay cả khi người bệnh không can thiệp bằng thuốc. Tuy nhiên, một số người khỏe mạnh cũng có thể bị tấn công bởi loại virus này.
Người bệnh có thể bị viêm amidan mà không có dấu hiệu sốt
Người bệnh có thể bị viêm amidan mà không có dấu hiệu sốt

Bệnh viêm amidan không sốt có nguy hiểm không?

Trong trường hợp người bệnh bị viêm amidan không sốt bởi các tác nhân như dị ứng, trào ngược thực quản, cảm lạnh, sử dụng thực phẩm lạnh, chất kích thích thì không quá nguy hiểm. Bởi lẽ amidan lúc này chỉ bị sưng viêm và hoàn toàn có thể khỏe mạnh trở lại nếu như loại trừ được các tác nhân trên.

Tuy nhiên, nếu viêm amidan không sốt đi kèm theo các triệu chứng như hơi thở hôi, khó nhai nuốt, vướng khi nuốt, tiết chất mủ, sụt cân bất thường, khó thở, khạc nhổ ra máu, thì đây lại là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nghiêm trọng, và rất có thể là dấu hiệu của ung thư amidan. Lúc này, người bệnh cần đến ngay cơ sở uy tín để thăm khám và xác định nguyên nhân.

Tình trạng chần chừ trong việc phát hiện và điều trị bệnh viêm amidan có thể làm gia tăng khả năng xảy ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng như thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận,…. Ung thư amidan có thể phát triển và các tế bào ác tính sẽ di căn sang các cơ quan khác. Trường hợp này, người bệnh cần tiếp nhận điều trị chuyên sâu sớm nhất có thể.

Phương pháp điều trị viêm amidan không gây sốt

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng viêm amidan không sốt. Dưới đây là 3 cách chữa an toàn, hiệu quả và được rất nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng:

Chữa viêm amidan không sốt bằng mẹo dân gian

Chữa viêm amidan không sốt bằng mẹo dân gian an toàn tại nhà
Chữa viêm amidan không sốt bằng mẹo dân gian an toàn tại nhà

Nếu người bệnh bị viêm amidan không sốt nhưng kèm theo các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, khàn tiếng, cổ họng sưng đau, thì có thể lựa chọn những nguyên liệu tự nhiên như mật ong, gừng tươi, nước muối, hồng khô, bạc hà,… để chữa trị. Những nguyên liệu này có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, trị ho và long đờm hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo cách thực hiện đơn giản sau:

  • Súc miệng bằng nước muối loãng: Nước muối có đặc tính sát trùng mạnh, do đó việc súc miệng bằng nước muối loãng có tác dụng loại bỏ virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị viêm amidan. Bên cạnh đó, thói quen này còn hỗ trợ giảm nguy cơ lây nhiễm virus sang các cơ quan hô hấp khác.
  • Trà bạc hà: Tinh chất menthol trong lá bạc hà có công dụng gây tê, giảm đau và tiêu viêm hiệu quả. Chính vì vậy, người bệnh có thể hãm vài chiếc lá bạc hà tươi cùng với nước sôi để uống từng ngụm. Điều này làm giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu do viêm amidan không sốt gây ra.
  • Mật ong: Có thể nhiều người chưa biết, việc uống trực tiếp vài thìa mật ong mỗi ngày giúp làm giảm tình trạng ho do viêm họng hay viêm amidan gây ra. Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể pha một chút mật ong với nước chanh ấm để làm dịu amidan bị sưng nóng, đồng thời cải thiện tình trạng ứ đờm.
  • Ngậm gừng tươi: Gừng tươi có chứa hoạt chất Gingerol giúp tiêu viêm, kháng khuẩn và sát trùng rất tốt. Chỉ cần ngậm vài lát gừng tươi trong khoảng 20 phút là có thể hỗ trợ điều trị viêm amidan. Bên cạnh đó, các hợp chất thực vật có trong dược liệu này còn có khả năng làm tiêu đờm và giảm ho nhanh chóng.
  • Hồng khô: Người bệnh có thể sử dụng hồng khô để cải thiện các triệu chứng amidan không sốt bằng cách lấy một quả hồng khô nhai kỹ và nuốt chậm để dưỡng chất từ quả này thẩm thấu vào amidan.
  • Kha tử: Cách thức này thực hiện rất đơn giản, chỉ cần lấy một quả kha tử rồi lột vỏ, sau đó ngậm trong miệng khoảng 3 phút. Tiếp tục nuốt nước tiết từ kha tử từ từ, đến khi hết vị chát. Để đạt hiệu quả tốt, mọi người bên thực hiện mỗi ngày 2 lần.

Hiệu quả của phương pháp mẹo dân gian phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng người, và không phải ai áp dụng cũng thành công. Bên cạnh đó, mỗi mẹo cần kiên trì thực hiện vài ngày mới bắt đầu cảm nhận được hiệu quả. Nếu sau 3 – 5 ngày thực hiện mà không thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm, người bệnh có thể đổi sang phương pháp điều trị khác.

Điều trị viêm amidan bằng Tây y

Điều trị viêm amidan bằng Tây y cho hiệu quả nhanh chóng
Điều trị viêm amidan bằng Tây y cho hiệu quả nhanh chóng

Trường hợp người bệnh mắc amidan nhưng không gây sốt tức là không có chứng nhiễm khuẩn. Khi đó, bệnh nhân có thể không cần sử dụng thuốc kháng sinh mà chỉ cần dùng một số loại thuốc giảm đau, trị ho, long đờm,… như:

  • Thuốc giảm đau: Đây là loại thuốc được sử dụng để cải thiện cơn đau tại vùng họng và đau nhức ở cơ thể do viêm amidan gây ra. Các loại thuốc giảm đau thường được bác sĩ chỉ định như Ibuprofen, Acetaminophen và Diclofenac.
  • Thuốc trị ho: Với trường hợp người bệnh bị viêm amidan gây ho, có thể áp dụng các loại thuốc chứa Toplexin, Codein, Alimemazin, hay Dextromethorphan,…
  • Thuốc long đờm: Nếu viêm amidan gây tình trạng ứ đờm ở cổ họng, mọi người nên sử dụng Carbocisteine, Acetylcystein, Ambroxol,… Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý uống nhiều nước khi dùng nhóm thuốc này.
  • Thuốc ngậm thảo dược: Ngoài 3 nhóm thuốc kể trên, người bị viêm amidan không sốt cũng có thể dùng viên ngậm thảo dược (gừng, bạc hà, cam thảo, đinh hương,…) để làm giảm các triệu chứng khó chịu ở cổ họng và amidan.
  • Mọi người hoàn toàn có thể tìm mua các loại thuốc trên tại hiệu thuốc và sử dụng theo hướng dẫn của dược sĩ. Tuy nhiên, cần chú ý về liều lượng cũng như cách dùng để tránh gặp phải các tác dụng phụ. Đồng thời, trẻ em và phụ nữ có thai cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc Tây nào.

Đông y giúp chữa viêm amidan không sốt hiệu quả

Ngoài hai phương pháp kể trên, việc sử dụng thuốc Đông y để chữa viêm amidan đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Đây là phương pháp có sự tổng hòa của các dược liệu thiên nhiên, dựa theo nguyên tắc nhất định nên vừa đảm bảo an toàn, vừa đem lại tác động chuyên sâu. Ngoài việc tập trung đẩy lùi triệu chứng, tiêu diệt mầm bệnh, các bài thuốc Đông y còn hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để dự phòng tái phát.

Bài thuốc từ bản lam căn và liên kiều

Bài thuốc từ bản lam căn và liên kiều chữa viêm amidan không sốt hiệu quả
Bài thuốc từ bản lam căn và liên kiều chữa viêm amidan không sốt hiệu quả

Đây là bài thuốc sử dụng các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và an toàn. Từ đó giúp làm dịu cổ họng, giảm nóng và làm lành các tổn thương vùng họng do viêm amidan gây ra.

Nguyên liệu: 15g bản lam căn; 12g liên kiều; 9gr mỗi loại gồm ngưu hoàng tử, cát cánh, hoàng cầm, hoàng liên, trần bì; 6g mỗi loại gồm thăng ma, sài hồ, mã thầy, cương tàm, bạc hà; và 3g cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị trên rồi cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước.
  • Đun cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, để thuốc sôi lăn tăn đến khi thuốc chuyển sang màu sẫm thì tắt bếp.
  • Khi thuốc bớt nóng, hãy chắt ra làm 2 phần để uống trong ngày.
  • Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc Đông y trị viêm amidan không sốt, thực hiện kiên trì trong vài ngày sẽ thấy bệnh có dấu hiệu tiến triển khả quan.

Bài thuốc Đông y từ bồ công anh và đại thanh hiệp

Bài thuốc Đông y trị viêm amidan không sốt từ bồ công anh và đại thanh hiệp giúp người bệnh trị chứng amidan dứt điểm. Hơn nữa, khi sử dụng lâu dài, bài thuốc còn có tác dụng bồi bổ cơ thể hiệu quả.

Nguyên liệu: 60g bồ công anh; 30g đại thanh diệp; 24g hoàng cầm; 12g mỗi loại gồm đan bì, xích thược và 6g cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị trên rồi cho vào ấm cùng 1 lít nước để sắc.
  • Khi thuốc sôi, vặn nhỏ lửa, cho đến khi thuốc ngấm hết vị thì tắt bếp.
  • Chia đều thuốc thành 3 phần để uống hết trong ngày.
  • Người bệnh viêm amidan không sốt nên duy trì uống thuốc đến khi bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc trị amidan từ huyền sâm, ngưu tất, hoài sơn

Đây là bài thuốc phù hợp với trường hợp bệnh nhân bị viêm amidan cấp. Lúc này người bệnh thấy các triệu chứng đau đầu, amidan sưng đỏ và đau khi nuốt, miệng rát, lưỡi khô, đầu lưỡi đỏ, mạch phù. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc này đều đặn theo đúng liệu trình sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc trị amidan không sốt từ huyền sâm, ngưu tất, hoài sơn
Bài thuốc trị amidan không sốt từ huyền sâm, ngưu tất, hoài sơn

Nguyên liệu: 12g mỗi loại gồm thiên hoa phấn, trạch tả, sinh địa; 10g mỗi loại huyền sâm, ngưu tất, sơn phù, hoài sơn 10gr; 6g mỗi loại phục linh, tri mẫu, đan bì; và 4g địa cốt bì.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc trên rồi đem sắc cùng lượng nước vừa đủ.
  • Đun thuốc đến khi vừa sôi thì vặn nhỏ lửa, sau đó tiếp tục đun kỹ để ngấm đều vị thuốc.
  • Khi nhận thấy màu nước đã sắc lại và thơm đậm mùi thì tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 3 lần để uống trong ngày và nên uống khi thuốc còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách chăm sóc người bệnh viêm amidan

Để việc chữa amidan không sốt đạt hiệu quả cao cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả, mọi người nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Hạn chế giao tiếp nhiều và la hét khi bệnh khởi phát.
  • Hạn chế ăn thực phẩm khô cứng, nóng, cay, nhiều gia vị và tránh xa các thức uống lạnh, cà phê, rượu bia, thuốc lá.
  • Cố gắng bổ sung các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, lành mạnh và có kết cấu mềm, lỏng,…
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, có thể tăng cường bổ sung nước ép từ rau xanh, trái cây để cân bằng điện giải, bù chất lỏng và tăng hệ miễn dịch.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp, không nên thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng như làm việc quá sức trong thời gian điều trị. Đồng thời, duy trì tập luyện đều đặn 20 phút mỗi ngày để nâng cao hệ miễn dịch và thể trạng.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị cảm cúm, cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm khác.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các thiết bị công cộng.
  • Mỗi khi ra ngoài, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh, cần giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang cẩn thận.

Bệnh viêm amidan không sốt thể nhẹ có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm amidan mãn tính hoặc ung thư amidan thì rất nguy hiểm. Khi đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám cẩn thận, tránh chủ quan, khiến ủ bệnh dẫn đến tình trạng xấu. Chúc mọi người mạnh khỏe!

Xem Thêm: