Viêm amidan gây hôi miệng là tình trạng thường gặp, không đe dọa đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh ngại giao tiếp. Điều này đã khiến cho chất lượng cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách xử lý thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Hôi miệng là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm amidan
Hôi miệng là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm amidan

Tại sao viêm amidan gây hôi miệng?

Amidan là hai hạch lympho nằm ở hai bên cổ họng, chúng có màu hồng và to bằng đầu ngón tay cái. Chức năng chính của amidan là sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây hại thông qua đường uống và thở. Viêm amidan là hiện tượng hạch lympho bị tác nhân có hại tấn công gây nhiễm trùng. Thường gặp là vi khuẩn, virus và vi nấm.

Khi bị viêm amidan, khối amidan sẽ trở nên sưng viêm gây đau rát rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác như khô họng, khát nước, mệt mỏi, sốt,… Ở một số trường hợp còn gây ra tình trạng hôi miệng rất khó chịu.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng khi bị viêm amidan là do sự tích tụ của vi khuẩn bên trong hốc amidan lâu ngày, gây ứ mủ và tiết ra mùi hôi khó chịu. Nếu tình trạng nhiễm trùng diễn ra ngày càng nghiêm trọng thì tình trạng hôi miệng cũng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Ngoài nguyên nhân thường gặp ở trên thì tình trạng mất nước do viêm amidan cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Viêm amidan gây hôi miệng không tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ngại giao tiếp với người khác.

Cách điều trị viêm amidan gây hôi miệng

Việc điều trị viêm amidan gây hôi miệng còn phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm. Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng nếu bệnh đã chuyển biến nặng, bắt buộc phải điều trị chuyên khoa để tránh phát sinh biến chứng không mong muốn.

Điều trị tại nhà

Tiến hành điều trị tại nhà với những trường hợp bệnh nhẹ giúp đẩy lùi chứng hôi miệng và hỗ trợ làm tan sỏi amidan nếu có. Đây là phương pháp điều trị có độ lành tính cao nhưng hiệu quả chậm, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian dài mới thấy tình trạng bệnh có chuyển biến tốt.

+ Uống nhiều nước

Nếu các hạt sỏi amidan hình thành bên trong khối amidan với kích thước nhỏ, bạn có thể uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng và hỗ trợ làm giảm kích thước sỏi. Uống nước ấm còn có tác dụng giữ ẩm tại niêm mạc họng, giảm hôi miệng và cuốn trôi vụn thức ăn còn tồn đọng. Uống nhiều nước sẽ tán nhỏ sỏi và khiến chúng dần biến mất.

Người bệnh nên uống nhiều nước để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh
Người bệnh nên uống nhiều nước để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh

+ Súc miệng bằng nước muối ấm

Nước muối có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt. Bạn có thể dùng nước muối pha loãng để súc miệng hàng ngày giúp loại bỏ bớt vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong vòm họng, hỗ trợ đẩy lùi chứng hôi miệng do bệnh viêm amidan gây ra và làm dịu cảm giác sưng viêm tại amidan.

Cách thực hiện:

  • Lấy một muỗng muối cho vào một cốc nước ấm, khuấy đều cho tan hết rồi dùng để súc họng.
  • Nên ngửa cổ khi súc họng để nước muối thẩm thấu vào niêm mạc amidan và phát huy công dụng.
  • Nên thực hiện đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Nên tham khảo: Thực Hiện Cắt Amidan Ở Đâu Tốt Nhất? TOP 10 Bệnh Viện Uy Tín

+ Súc miệng bằng tinh dầu sả

Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra, trong tinh dầu sả chứa rất nhiều hợp chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm amidan và loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng do bệnh gây ra. Hương thơm từ tinh dầu sả còn giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ từ 4 – 5 giọt tinh dầu sả vào trong một cốc nước ấm rồi dùng để súc miệng.
  • Nên thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.

+ Uống trà gừng

Trà gừng là thức uống có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Thành phần tinh dầu bên trong trà gừng có khả năng sát khuẩn và kháng viêm, hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây hại tại khoang miệng. Chất chống oxy hóa trong gừng sẽ đẩy lùi triệu chứng đau rát và sưng tấy tại khối amidan.

Uống trà gừng để cải thiện chứng hôi miệng do viêm amidan gây ra
Uống trà gừng để cải thiện chứng hôi miệng do viêm amidan gây ra

Cách thực hiện:

  • Gừng đem rửa sạch đất cát bám quanh, gọt bỏ vỏ rồi thái thành lát mỏng.
  • Cho gừng vào cốc, thêm nước nóng vào rồi đậy kín lại. Hãm gừng trong khoảng 15 phút rồi chắt nước nước.
  • Cho 1 thìa mật ong nguyên chất vào nước trà gừng, khuấy đều lên cho tan hết.
  • Dùng hỗn hợp trên để ngậm trong họng rồi nuốt từ từ, nên sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

+ Dùng vỏ chanh tươi

Vỏ chanh tươi có hàm lượng vitamin C rất dồi dào, đây là một loại acid tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn tốt. Tinh dầu bên trong quả chanh tươi còn mang lại hiệu quả kháng khuẩn, tạo ra mùi thơm dễ chịu cho khoang miệng. Bạn có thể dùng vỏ chanh tươi để cải thiện chứng hôi miệng theo hướng dẫn bên dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Vỏ chanh tươi đem rửa sạch, vắt hết nước rồi cắt thành miếng. Dùng vỏ chanh tươi để nhai kỹ rồi nuốt, nên thực hiện nhiều lần trong ngày giúp duy trì hơi thở thơm mát.
  • Bạn cũng có thể pha nước cốt chanh với muối rồi dùng để súc họng giúp khử mùi hôi.

+ Dùng ngò gai giảm hôi miệng

Theo Đông y, lá ngò gai có tính ấm và mùi thơm hắc, tác dụng tốt trong việc khử mùi hôi. Khi bị viêm amidan gây hôi miệng, bạn hoàn toàn có thể dùng lá ngò gai để điều trị tại nhà. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá ngò gai tươi, đem đi sắc đặc rồi chắt lấy nước.
  • Cho vài hạt muối vào nước sắc ngò gai rồi dùng để súc miệng hàng ngày.
  • Nên thực hiện từ 5 – 6 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đọc thêm: Ung Thư Amidan Khẩu Cái: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Chăm sóc y tế

Với những trường hợp viêm amidan gây hôi miệng ở mức độ nặng, không thể cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà ở trên thì bạn nên tiến hành điều trị y tế. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện thăm khám, xác định mức độ bệnh trạng để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị viêm amidan gây hôi miệng trong y khoa là:

Thăm khám và điều trị chuyên khoa khi cần thiết
Thăm khám và điều trị chuyên khoa khi cần thiết

+ Sử dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh được kê đơn điều trị nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại, phòng ngừa viêm nhiễm ăn sâu gây áp xe amidan. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh có thể không mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm ở một số trường hợp và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc kéo dài.

Thực tế cho thấy, tình trạng viêm amidan gây hôi miệng vẫn có thể tái phát trở lại sau khi ngừng thuốc. Vì thế, người bệnh nên dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng, tránh tình trạng nhờn thuốc.

+ Can thiệp laser

Ở những trường hợp bị hôi miệng do hình thành sỏi amidan, bác sĩ sẽ yêu cầu can thiệp laser giúp loại bỏ sỏi amidan có mùi hôi. Đây là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng, ít xâm lấn và không để lại tổn thương. Bác sĩ sẽ gây tê tại amidan rồi dùng tia laser carbon dioxide để loại bỏ sỏi. Phương pháp điều trị này có khả năng ngăn ngừa tái phát sỏi rất cao. Tuy nhiên, chi phí điều trị khá cao và phải thực hiện tại các cơ sở y tế chất lượng.

+ Cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan sẽ được chỉ định thực hiện với những trường hợp viêm amidan gây ra biến chứng hoặc tái phát nhiều lần trong năm. Tuy nhiên, người bệnh cần phải có đủ điều kiện về sức khỏe mới có thể tiến hành cắt amidan. Ví dụ như không mắc bệnh lý tim mạch, suy thận, suy gan,… Sau cắt amidan cần tiến hành chăm sóc đúng cách giúp vết mổ được phục hồi nhanh chóng, hạn chế phát sinh rủi ro không mong muốn sau phẫu thuật.

Phòng ngừa viêm amidan gây hôi miệng

Amidan gây hôi miệng khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khả năng giao tiếp với người khác. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

Súc họng mỗi ngày để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại
Súc họng mỗi ngày để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tồn đọng bên trong khoang miệng. Nên súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày và súc miệng vào sau mỗi bữa ăn. Người bệnh có thể dùng nước súc miệng chuyên dụng, nước chanh ấm, giấm táo,… để súc miệng.
  • Nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều muối vì muối vô cơ chính là tác nhân kích thích quá trình hình thành sỏi amidan. Các loại thực phẩm đó là xúc xích, dăm bông, thịt nguội, thực phẩm muối chua,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn. Cách này giúp làm ẩm niêm mạc họng và loại bỏ thức ăn còn ứ đọng bên trong miệng họng.
  • Duy trì lối sống tích cực giúp nâng cao đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm tại đường hô hấp. Ví dụ như tập thể dục mỗi ngày, ăn uống khoa học, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại,…
  • Nên tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa sớm ngay khi có các dấu hiệu bất thường tại đường hô hấp.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng viêm amidan gây hôi miệng, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Viêm amidan gây hôi miệng không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và phát sinh nhiều biến chứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Triệu chứng liên quan