Nội dung chính

Viêm amidan có gây sốt không tới thời điểm hiện tại vẫn còn là thắc mắc của khá nhiều người. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một bệnh nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Như vậy, sốt chính là phản ứng bình thường của cơ thể con người để chống lại tác nhân gây hại này.

Viêm amidan có gây sốt không?

Trước khi giải đáp được thắc mắc viêm amidan có bị sốt không thì bạn cần hiểu amidan là gì. Theo các nhà nghiên cứu, tổ chức lympho nằm ở vùng họng chính là amidan. Bộ phận này gồm có amidan lưỡi, amidan khẩu cái, amidan vòi và amidan vòm, tất cả tạo thành một vòng bao quanh bên trong họng.

Amidan thuộc hệ miễn dịch của cơ thể con người sở hữu vai trò ngăn chặn các cuộc tấn công của vi khuẩn. 4 đến 10 tuổi là độ tuổi mà amidan hoạt động mạnh nhất. Theo các bác sĩ, mức độ miễn dịch của nó thường dần đến giai đoạn trưởng thành sau dậy thì.

Vì là lớp che chắn đầu tiên nên amidan thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn và virus. Khi các tác nhân gây hại ồ ạt tấn công, bộ phận này không thể ngăn chặn hết và có khả năng bị suy yếu, dễ rơi vào tình trạng sưng và viêm. Vậy viêm amidan có gây sốt không?

Viêm amidan hoàn toàn có thể khiến người bệnh bị sốt
Viêm amidan hoàn toàn có thể khiến người bệnh bị sốt

Nguyên nhân là do virus gây viêm amidan là vi sinh vật truyền nhiễm rất nhỏ. Chúng có khả năng lây nhiễm và nhân lên hàng loạt trong niêm mạc họng. Lúc này sốt là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại virus. Bởi khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, tác nhân gây hại này sẽ bị tiêu diệt hoặc không thể nhân lên.

Ngoài biểu hiện sốt, viêm amidan còn gây ra hàng loạt các triệu chứng khác như:

  • Đau rát cổ họng.
  • Sưng đỏ amidan.
  • Có lớp dịch màu trắng hoặc vàng phủ lên amidan.
  • Cổ họng bị phồng rộp hoặc có vết loét gây đau rát.
  • Khó nuốt, chán ăn.
  • Sưng hạch ở cổ.
  • Hôi miệng.
  • Giọng ồm.
  • Cổ cứng.

Bị viêm amidan sốt bao lâu thì khỏi?

Bị viêm amidan sốt bao lâu thì khỏi? Tùy vào từng người bệnh mà triệu chứng và biểu hiện sốt cũng sẽ sẽ khác nhau. Trên thực tế, sẽ có người bị sốt cao, người sốt nhẹ và rải rác hoặc thậm chí không bị sốt.

Trẻ bị sốt do viêm amidan thường sẽ khỏi sau 3-4 ngày điều trị
Trẻ bị sốt do viêm amidan thường sẽ khỏi sau 3-4 ngày điều trị

Các bác sĩ đã thống kê được rằng, tình trạng sốt do viêm amidan thường sẽ kéo dài từ 1 đến 4 ngày. Trong trường hợp được điều trị kịp thời và đúng cách thì khoảng 70% người bệnh sẽ hết sốt amidan chỉ trong 3 – 4 ngày.

Trong trường hợp không can thiệp điều trị, bệnh sẽ lâu khỏi và có nguy cơ tái phát nhiều lần, từ đó phát triển thành viêm amidan mạn tính. Lúc này, một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng có nguy cơ cao xảy ra. Bởi vậy mà mọi người tuyệt đối không được chủ quan trước triệu chứng sốt do viêm amidan.

Viêm amidan sốt cao: Cách khắc phục, phòng tránh hiệu quả

Để khắc phục và phòng tránh tình trạng viêm amidan sốt cao, lương y Tuấn khuyên bạn cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau đây:

  • Hạ sốt bằng cách dùng khăn nhúng nước ấm và chườm lên trán, bẹn , nách.
  • Theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể liên tục nhiều lần trong ngày.
  • Trong trường hợp sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng mà dược sĩ chỉ định. Với trẻ em, bạn cần lắng nghe ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc cho bé.
  • Khi bị đau họng và sưng amidan người bệnh có thể ngậm một ít muối hoặc kẹo ngậm bạc hà.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi và nằm trong phòng thoáng mát khi bị viêm amidan sốt cao, viêm đau họng.
  • Vệ sinh răng miệng, vùng họng sạch sẽ bằng cách đánh răng ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa và súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Đây là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho amidan.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạ thân nhiệt. Chú ý không được uống nước lạnh, gây hại cho amidan đang bị tổn thương.
Người bị sốt do viêm amidan càn bổ sung nhiều nước để hạ thân nhiệt
Người bị sốt do viêm amidan càn bổ sung nhiều nước để hạ thân nhiệt
  • Trong chế độ ăn uống, cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A và vitamin C từ rau củ quả, protein, khoáng chất, chất xơ,… Mục đích của việc này là tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý, thực phẩm nên ưu tiên chế biến theo dạng mềm, lỏng dễ nuốt tránh gây tổn thương thêm cho vùng họng.

Sốt do viêm amidan cần phải nhập viện khi:

  • Viêm amidan sốt cao trên 39 độ.
  • Tình trạng sốt không hạ sau 2 ngày áp dụng những phương pháp hạ sốt cần thiết tại nhà.
  • Đối tượng bị viêm amidan là trẻ nhỏ nhưng bố mẹ không biết cách chăm sóc, hạ sốt cho bé tại nhà cũng cần đưa trẻ nhập viện để nhận được sự hỗ trợ điều trị từ bác sĩ.

Vừa rồi là những thông tin chi tiết giúp giải đáp thắc mắc viêm amidan có gây sốt không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng sốt do viêm amidan là biểu hiện bình thường, tuy nhiên tuyệt đối không được chủ quan. Bạn hãy cố gắng áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà một cách tốt nhất hoặc nhờ tới sự can thiệp của y, bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Có Thể Bạn Quan Tâm:

Câu hỏi liên quan

Viêm amidan là một trong số bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến, nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus hay các tác nhân xấu tấn công. Vậy người bị bệnh viêm amidan...

Xem chi tiết

Tham khảo thông tin trong bài viết có thể giúp nắm rõ viêm amidan có gây ho không và các phương pháp điều trị hiệu quả. Ho là một triệu chứng thường gặp của viêm...

Xem chi tiết

Uống nhiều nước khi bị viêm amidan mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Vậy bị viêm amidan có được uống nước không? Theo dõi...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm amidan có nôn không là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh. Trên thực tế buồn nôn là một trong những triệu chứng thường gặp của viêm amidan. Tuy nhiên tình trạng...

Xem chi tiết

Cắt amidan có nguy hiểm không? Vấn đề này luôn khiến nhiều người bệnh lo sợ mặc dù việc cắt amidan chỉ là một tiểu phẫu y khoa khá đơn giản. Trong một số trường...

Xem chi tiết

Nhiều người người bị viêm amidan thường dùng nước muối súc họng để làm dịu triệu chứng và kháng viêm. Tuy nhiên viêm amidan có nên ngậm nước muối không? Trong bài viết là những...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe