Viêm âm đạo là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến mà hầu như chị em phụ nữ nào cũng mắc ít nhất một lần trong đời. Nếu không được can thiệp điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở nữ giới sẽ xảy ra.

Định nghĩa viêm âm đạo

Âm đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Bộ phận này nằm bên trong âm hộ, dưới lỗ niệu đạo và trên hậu môn. Chức năng chính của âm đạo là đón nhận dương vật khi có hoạt động quan hệ tình dục. Đặc biệt, đây cũng là nơi thai nhi ra theo đường sinh tự nhiên và giúp thoát máu kinh hàng tháng.

Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới
Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới

Vậy viêm âm đạo là gì? Đây là tình trạng viêm, sưng, nhiễm trùng tại âm đạo do sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, trong đó chủ yếu là nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng, trùng roi.

Theo thống kê, khoảng trên 80% nữ giới có nguy cơ bị viêm âm đạo hàng năm. Bệnh này xảy ra phổ biến ở đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đã có quan hệ tình dục.

Nguyên nhân viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo có thể khởi phát do nhiều tác nhân gây hại tấn công vào vùng kín, trong đó có nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn và trùng roi. Cụ thể:

  • Âm đạo bị viêm do nhiễm nấm Candida : Candida là một loại nấm men sống ở đường tiêu hóa và cả đường sinh dục. Đặc biệt, niêm mạc âm hộ, âm đạo của nữ giới chính là nơi trú ngụ lý tưởng của chúng. Khi môi trường âm đạo cân bằng, loại nấm men này có cơ hội phát triển mạnh và gây ra hàng loạt các vấn đề ở vùng kín, trong đó có viêm âm đạo.
  • Âm đạo bị viêm do vi khuẩn: Âm đạo bị cũng có thể bị viêm do sự mất cân bằng về số lượng vi khuẩn. Cụ thể là sự suy giảm vi khuẩn có lợi Lactobacillus và việc phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại như Gardnerella vaginalis, Prevotella hay Porphyromonas…
  • Âm đạo bị viêm do ký sinh trùng Trichomonas: Một trong những nguyên nhân gây viêm âm đạo ở nữ giới là nhiễm trùng roi Trichomonas. Đây là một loại ký sinh trùng có trong dịch tiết âm đạo và cả các nếp nhăn của da ở cơ quan sinh dục. Trùng roi có thể ký sinh ở nhiều vị trí khác như tử cung, buồng trứng, vòi trứng nhưng chủ yếu là ở âm đạo và gây viêm nhiễm tại khu vực này.
  • Viêm âm đạo do hội chứng viêm teo đường niệu dục: Sự giảm lượng estrogen trong cơ thể sau mãn kinh ở phụ nữ lớn tuổi hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ 2 buồng trứng cũng có thể là nguyên nhân khiến âm đạo bị viêm. Tình trạng trên đã làm cho lớp lót niêm mạc âm đạo mỏng hơn, làm tăng nguy cơ kích ứng, bỏng rát và khô hanh.
Nấm Candida - tác nhân chính khiến âm đạo bị viêm nhiễm
Nấm Candida – tác nhân chính khiến âm đạo bị viêm nhiễm

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo, chẳng hạn như:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, lạm dụng thụt rửa âm đạo.
  • Quan hệ tình dục không đúng cách và an toàn.
  • Nạo, phá thai quá nhiều lần hoặc thực hiện các thủ thuật ngoại khoa không đảm bảo, chẳng hạn như đặt dụng cụ tránh thai.
  • Môi trường âm đạo do một nguyên nhân nào đó mà bị mất cân bằng.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Quá trình sinh nở.

Đọc thêm: Khám Phá TOP 7 Thuốc Bôi Chữa Nấm Candida Tốt Nhất Cho Chị Em

Đối tượng mắc viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa, phổ biến ở nữ giới. Bệnh lý này rất thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 15 – 44. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm âm đạo đó là:

  • Nữ giới đang trong độ tuổi dậy thì, đã có kinh nguyệt
  • Người từng quan hệ tình dục
  • Phụ nữ mang thai và đã sinh đẻ,...
  • Phụ nữ sau mãn kinh

Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa, phổ biến và thường gặp ở nữ giới

Khái niệm: Tiền mãn kinh là gì? Dấu hiệu và cách nhận biết

Triệu chứng viêm âm đạo

Các triệu chứng, biểu hiện viêm âm đạo thường rất dễ nhận biết chẳng hạn như ngứa ngày vùng kín, khí hư bất thường, đau rát khi quan hệ.

Ngứa vùng kín

Ngứa vùng kín là biểu hiện đặc trưng của khi âm đạo có hiện tượng viêm nhiễm. Cảm giác ngứa thường khiến người bệnh dùng tay gãi và khiến vùng kín bị tổn thương, thậm chí là chảy máu.

Nguyên nhân khiến âm đạo bị ngứa chủ yếu là do sự kích thích niêm mạc vùng kín của các tác nhân gây hại. Biểu hiện ngứa tại âm đạo có thể chỉ biểu hiện âm ỉ, dai dẳng hoặc xuất hiện đột ngột theo từng đợt với cường độ dữ dội.

Khái niệm: Khí Hư Ra Màu Vàng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? [CÙNG GIẢI ĐÁP]

Vùng kín có mùi hôi khó chịu

Khi âm đạo bị viêm nhiễm, chắc chắn vùng kín của chị em sẽ có mùi hôi vô cùng chịu. Đặc biệt, sau khi quan hệ tình dục thì mùi hôi càng trở nên nặng hơn. Nguyên nhân là do sự phát triển và phân hủy của vi khuẩn, nấm hoặc trùng roi trong âm đạo.

Mùi hôi xuất hiện do âm đạo bị viêm sẽ không thể biến mất sau khi chị em vệ sinh, tắm rửa. Chỉ khi được can thiệp điều trị kịp thời bằng biện pháp phù hợp thì triệu chứng khó chịu này mới dần biến mất.

Tìm trạng viêm nhiễm tại âm đạo có thể khiến vùng kín có mùi hôi khó chịu
Tìm trạng viêm nhiễm tại âm đạo có thể khiến vùng kín có mùi hôi khó chịu

Khí hư bất thường

Khí hư bất thường là triệu chứng điển hình của bệnh viêm âm đạo. Thông thường, dịch này sẽ có màu trắng trong, không màu, không mùi và chỉ tiết ra ít (ngoại trừ thời điểm rụng trứng). Tuy nhiên, khi âm đạo bắt đầu bị viêm nhiễm thì khí hư sẽ tiết ra nhiều.

Bên cạnh đó, khi hư của người có âm đạo bị viêm còn bị thay đổi màu sắc sang trắng đục, vàng, xanh, nâu hoặc nâu đỏ do có chứa lẫn máu. Đặc biệt, chất dịch này cũng có mùi hôi, mùi tanh khó chịu. Những triệu chứng này thường biểu hiện rõ rệt hơn khi chị em quan hệ tình dục.

Ngoài ra, khí hư tiết ra cũng biểu hiện khác nhau tùy vào tác nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Bệnh khởi phát do nấm Candida: Khí hư màu trắng đục tương tự như váng sữa, dạng đặc và dính thành từng mảng ở môi nhỏ, môi lớn, thành âm đạo.
  • Bệnh khởi phát do vi khuẩn: Khí hư tiết ra có màu đục, trắng hoặc xám; mỏng và có mùi hôi giống mùi cá ươn. Các triệu chưngs trên sẽ trở nên trầm trọng hơn sau khi giao hợp.
  • Bệnh khởi phát do trùng roi: Khí hư tiết ra dạng loãng, sủi bọt, có sắc vàng hoặc xanh kèm mùi hôi.

Nên xem: Khí Hư Màu Xanh Như Nước Mũi Là Bị Gì? Làm Sao Để Điều Trị Hiệu Quả?

Đau khi giao hợp

Khi âm đạo bị viêm nhiễm hay bất cứ tổn thương nào xảy ra tại vùng kín, chị em chắc chắn sẽ không tránh khỏi cảm giác đau khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân là do việc giao hợp khiến dương vật cọ sát nhiều vào các tổn thương tại niêm mạc âm đạo. Từ đó vết viêm loét càng trở nên trầm trọng hơn và gây đau rát, thậm chí chảy máu.

Ngoài đau đớn, khó chịu khi quan hệ tình dục, chị em còn gặp phải tình trạng khí hư ra nhiều, có màu lạ kèm mùi hôi… Lúc này, bạn cần tới bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và tìm biện pháp khắc phục bệnh hiệu quả,

Tình trạng đau khi dao hợp ảnh hưởng đáng kể tới hạnh phúc vợ chồng
Tình trạng đau khi dao hợp ảnh hưởng đáng kể tới hạnh phúc vợ chồng

Ngoài những triệu chứng trên, một số người bị viêm âm đạo còn cảm thấy đau rát khi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt. Nguyên nhân là do nước tiểu đi qua âm đạo bị dính vào vị trí tổn thương do viêm.

Biến chứng viêm âm đạo

Viêm âm đạo là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Bên cạnh đó nó còn gây ra hàng loạt rắc rối trong sinh hoạt do triệu chứng ngứa, khi hư ra nhiều và bất thường, đau khi quan hệ tình dục. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tiến triển nặng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ngược dòng gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:

Tất cả các biến chứng trên đều tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Bên cạnh đó, môi trường pH trong âm đạo bị mất cân bằng do viêm nhiễm cũng làm cho tinh trùng khó khăn trong việc di chuyển tới tử cung để gặp trứng. Bởi vậy mà người đang bị viêm âm đạo thường rất khó mang thai.

Trong trường hợp bị viêm âm đạo khi mang thai, chị em có thể bị viêm màng ối. Đây được xem là mối nguy hại rất lớn cho thai nhi. Khi gặp biến chứng này, mẹ bầu có nguy cơ cao suy thai, hỏng thai, sinh thiếu tháng. Ngoài ra nếu bé may mắn được sinh an toàn thì cũng gặp phải tình trạng nhẹ cân và có hệ miễn dịch suy giảm.

Phụ nữ mang thai mắc các bệnh lý phụ khoa có nguy cơ cao bị sinh non hoặc sảy thai
Phụ nữ mang thai mắc các bệnh lý phụ khoa có nguy cơ cao bị sinh non hoặc sảy thai

Như vậy tác hại viêm âm đạo là rất lớn. Bởi vậy khi nghi ngờ những dấu hiệu liên quan đến bệnh này, chị em cần đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra kịp thời.

Chẩn đoán viêm âm đạo

Ngay khi có biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần tới thăm khám để các bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán viêm âm đạo như: 

  • Xem lại bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi thăm một số tiền sử nhiễm trùng âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn đã từng mắc.
  • Tiến hành khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để xem xét tình trạng bên trong âm đạo, xem vùng kín có bị viêm hoặc tiết dịch bất thường không.
  • Xét nghiêm dịch âm đạo: Lấy mẫu dịch tiết tử cung hoặc âm đạo để thực hiện xét nghiệm nhằm chẩn đoán xác định nguyên nhân viêm âm đạo thông qua soi tươi dịch âm đạo bà cấy dịch âm đạo.
  • Xét nghiệm pH: Kiểm tra độ pH âm đạo thông qua que thử pH hoặc giấy pH. Kết quả pH tăng cao thường do vi khuẩn âm đạo hoặc do trichomonas. 

Có thể bạn quan tâm: Huyết trắng là gì? Các biến chứng của bệnh bạn nên biết

Điều trị viêm âm đạo

Sau khi được thăm khám và có kết quả xét nghiệm. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bạn để đưa ra phương pháp điều trị như mẹo dân gian, thuốc Đông y, Tây y hoặc phẫu thuật tùy mức độ bệnh.

Điều trị viêm âm đạo tại nhà  

Muối, lá trầu và chè xanh là những nguyên liệu có tính sát khuẩn, tiêu viêm cực tốt nên thường được dân gian áp dụng để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.

Muối

Nước muối pha loãng sở hữu tính sát khuẩn nhẹ. Khi dùng đúng cách dung dịch này sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn, nấm trú ngụ tại mép âm đạo.

Việc rửa vùng kín bằng nước muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm âm đạo
Việc rửa vùng kín bằng nước muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm âm đạo

Cách thực hiện:

  • Pha 9g muối hạt với 1 lít nước tinh khiết và khuấy đều.
  • Khi muối tan hết thì sử dụng dung dịch này để rửa vùng kín nhằm sát khuẩn, tiêu viêm.

Lá trầu không

Từ xa xưa, trầu không đã được dân gian áp dụng để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Theo một số nghiên cứu của y học hiện đại, trong loại lá cây này có chứa nhiều Tanin, Diataza, vitamin B, đây đều những hoạt chất có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Bởi vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá trầu để làm giảm triệu chứng viêm âm đạo.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi và muối trắng.
  • Rửa sạch lá trầu không và ngâm trong nước muối loãng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho lá trầu vào nồi nước đun sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút.
  • Đổ nước lá trầu không ra chậu sạch, thêm 2 thìa muối tinh rồi tiến hành xông vùng kín trong khoảng 15 phút.
  • Sau khi nước trầu không nguội bớt thì dùng để rửa vùng kín.

Lá chè xanh

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra lá chè xanh khi dùng đúng cách sẽ giúp tăng sinh 2 vi khuẩn có lợi là Bifidobacterium và Lactobacillus. Bên cạnh đó, hợp chất EGCG trong loại lá này còn sở hữu tác dụng ức chế hoạt động và làm suy yếu nấm Candida – tác nhân chính gây bệnh viêm nhiễm âm đạo.

Trong lá chè xanh có chứa hợp chất EGCG giúp làm suy yếu nấm Candida
Trong lá chè xanh có chứa hợp chất EGCG giúp làm suy yếu nấm Candida

Cách thực hiện:

  • Hái 1 nắm lá chè xanh còn tươi và mang đi rửa sạch, để ráo nước và vò nát.
  • Cho lá chè vào nồi và nồi nấu sôi cùng 1 lít nước.
  • Sử dụng nước chè xanh để xông hơi vùng kín trong khoảng 20 phút.
  • Lúc nước chè xanh khi đã nguội dần thì chị em dùng chính nước này để vệ sinh xung quanh âm đạo.

Xem chi tiết: Cách Điều Trị Viêm Âm Đạo Phổ Biến Được Nhiều Chị Em Tin Dùng

Điều trị bệnh viêm âm đạo bằng Tây y

Sau khi thăm khám, chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh và mức độ tiến triển của bệnh thì bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cách chữa viêm âm đạo phù hợp nhất.

Thuốc trị viêm âm đạo

Các loại thuốc trị viêm âm đạo tùy theo tác nhân gây bệnh thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Âm đạo bị viêm do nhiễm vi khuẩn: Thuốc metronidazole hoặc clindamycin.
  • Nhiễm nấm: Thuốc kháng nấm dạng uống hoặc thuốc viên đặt âm đạo, phổ biến nhất là miconazole, clotrimazole, butoconazole và tioconazole.
  • Nhiễm trùng roi trichomonas: Viên nén metronidazole hoặc tinidazole.
  • Bệnh khởi phát không do nhiễm trùng: Bác sĩ sẽ giúp người bệnh xác định nguồn gốc của các kích ứng gây viêm và tránh xa nó. Trong đó, chủ yếu là các tác nhân như chất tẩy giặt, xà phòng, băng vệ sinh. Một số loại thuốc có thể sử dụng trong trường hợp này là cream cortisone, kháng histamin hoặc hormon estrogen…
 Thuốc metronidazole giúp điều trị tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm
Thuốc metronidazole giúp điều trị tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm

Điều trị ngoại khoa

Việc can thiệp ngoại khoa được áp dụng khi người bệnh sử dụng thuốc nhưng không có hiệu quả, cụ thể:

  • Liệu pháp ozone: Là phương pháp điều trị giúp tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh như ecoli, nấm candida,… trong thời gian ngắn.
  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu: Phương pháp này có thể ức chế được vùng tổn thương mà không làm mất độ pH trong môi trường âm đạo đồng thời cũng không gây ra tác dụng phụ đối với người bệnh.

Phòng tránh viêm âm đạo

Để kiểm soát cũng như phòng tránh viêm âm đạo hiệu quả, bạn cần thực hiện đồng thời những biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là ở thời điểm nhạy cảm như kỳ hành kinh hay sao khi quan hệ tình dục.
  • Thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần và chỉ dùng loại chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Không dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín có thành phần tẩy rửa mạnh. Thay vào đó chị em hãy dùng loại có tác dụng hiệu quả trong việc cân bằng độ pH trong âm đạo.
  • Không thụt rửa âm đạo.
  • Mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát, nhất là đồ lót.
  • Ăn uống đủ dưỡng chất, uống 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường tại vùng kín.

Viêm âm đạo nếu để lâu mà không điều trị có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Bởi vậy chị em phụ nữ cần nắm rõ được những kiến thức về bệnh này cũng như nâng cao ý thức phòng tránh để bảo vệ bản thân một cách chủ động, hiệu quả.

Xem thêm: TOP 21 Thuốc Đặt Viêm Âm Đạo Hiệu Quả Mang Lại Tác Dụng Nhanh Nhất

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp