Vi khuẩn HP ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Vi khuẩn HP ở trẻ em là một trong những loại khuẩn gây nên các bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,… Vậy loại vi khuẩn này nguyên nhân và triệu chứng ra sao? Có nguy hiểm không? Cách điều trị? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này ở trẻ để có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất.

Vi khuẩn HP ở trẻ em có nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị?
Vi khuẩn HP ở trẻ em có nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị?

Nguyên nhân gây ra vi khuẩn HP ở trẻ em

Vi khuẩn HP ở trẻ em là loại vi khuẩn phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây ra một số bệnh lý về dạ dày, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Vậy trẻ em có bị nhiễm HP không? Câu trả lời sẽ là “có”.

Trẻ nhỏ bị vi khuẩn HP nguyên nhân chủ yếu là qua đường tiêu hóa vào cơ thể (đường miệng – miệng, phân-miệng, dạ dày-miệng). Cụ thể:

  • Vi khuẩn HP ở trẻ em lây qua đường miệng: Loại vi khuẩn này không chỉ tồn tại trong niêm mạc dạ dày của người bệnh mà nó còn được tìm thấy ở trong nước bọt hoặc các mảng bám trên răng. Chính vì vậy, nguy cơ trẻ bị lây nhiễm HP trong bữa ăn hàng ngày từ người lớn là rất cao do thói quen dùng chung thức ăn hoặc gắp thức ăn cho nhau trong bữa ăn.
  • Lây nhiễm qua đường dạ dày: Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm sang trẻ qua thao tác nội soi tại các cơ sở y tế, các dụng cụ nội soi của cơ sở không đảm bảo.
  • Lây nhiễm vi khuẩn HP qua đường hô hấp: Trẻ em khi đi vệ sinh, đặc biệt là nơi công cộng nếu không rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng khử khuẩn, hoặc lây qua các vật trung gian như ruồi, muỗi, gián,… nếu chúng có tiếp xúc với người bệnh và sau đó lại bám vào thức ăn của trẻ.
Vi khuẩn HP có thể lây sang trẻ qua nhiều con đường khác nhau
Vi khuẩn HP ở trẻ em có thể lây qua nhiều con đường khác nhau

Bên cạnh đó, theo thống kê có tới hơn 90% trẻ em dương tính với vi khuẩn HP lây nhiễm từ cha mẹ. Ngoài ra, các nguyên nhân khác được xác định là do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh khiến vi khuẩn HP dễ dàng tấn công trẻ hơn.

Đọc ngay: Trào Ngược Dạ Dày Khi Ngủ Có Nguy Hiểm Không, Nên Làm Gì?

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em

Ở người trưởng thành, vi khuẩn HP dạ dày có thể không gây ra triệu chứng lâm sàng nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ nhiễm vi khuẩn HP đều phát sinh những tổn thương và triệu chứng do hệ miễn dịch và thể trạng còn kém. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến biểu hiện của trẻ để kịp đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn HP như:

  • Trẻ thường xuyên cảm thấy đau và khó chịu ở vùng bụng trên.
  • Bụng đầy trướng, khó tiêu, ăn uống kém.
  • Trẻ biếng ăn, sụt cân hoặc không tăng cân.
  • Thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn no.
  • Người xanh xao, mệt mỏi và kém sức sống.
  • Nóng rát vùng thượng vị.
  • Tiêu chảy kéo dài.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay

Khi thấy những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi đến bác sĩ để được thăm khám kỹ hơn. Biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em thường không giống nhau, tùy theo thể trạng của từng trẻ sẽ có sự khác biệt rõ ràng.

Với những trẻ có hệ miễn dịch hoàn chỉnh, sức đề kháng cao hơn có thể gây triệu chứng ở mức độ nhẹ, mờ nhạt và khó nhận biết.

Chia sẻ thêm: Bị HP Dạ Dày Có Chữa Khỏi Được Không Và Chữa Bằng Cách Nào?

Vi khuẩn HP ở trẻ em có nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị?

Tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người lớn. Vậy vi khuẩn HP dạ dày trẻ em có nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị cho trẻ? Hãy cùng xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Center For Health Reporting.

Trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em ngày càng tăng nhanh, đặc biệt trong giai đoạn trẻ ăn dặm hoặc đi nhà trẻ (có độ tuổi trong khoảng từ 2 – 6 tuổi). Theo các chuyên gia, khi bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, cụ thể như:

  • Trẻ lười ăn, thiếu máu trầm trọng, suy nhược cơ thể, còi cọc và chậm phát triển. Đặc biệt vi khuẩn HP ở trẻ sơ sinh khiến trẻ hay bị ốm vặt, hay quấy khóc và hay bị ợ sữa.
  • Với những trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP nặng còn có thể gây loét dạ dày, thủng dạ dày, chảy máu, tiêu chảy, đau bụng liên tục,…
  • Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP còn có nguy cơ dẫn đến những phát sinh những tổn thương thực thể và cơ năng do hệ miễn dịch cùng với thể trạng của trẻ ngày càng bị suy giảm nhiều.

Ngoài ra, nếu loại vi khuẩn này gặp được điều kiện thích hợp sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về dạ dày, nguy hiểm hơn là vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao nên rất khó điều trị dứt điểm và có thể tồn tại với trẻ suốt cả cuộc đời.

Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý vì loại vi khuẩn này có thể gây viêm nhiễm ở thể nhẹ hoặc nhiễm trùng nặng ở trong dạ dày của trẻ. Khi trẻ bị nhiễm dùng do HP, dù đã được chữa khỏi bệnh nhưng nó vẫn có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày về sau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Xem thêm: 12 Mẹo sử dụng mật ong chữa trào ngược dạ dày cực nhạy

Vi khuẩn HP ở trẻ em khi nào cần điều trị?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, vi khuẩn HP sẽ không tự hết đi mà có thể tồn tại cả đời, gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết.

Vi khuẩn HP ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Vi khuẩn HP ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Tuy nhiên, khác với người trưởng thành, trẻ nhỏ là nhóm đối tượng nhạy cảm và có khả năng kháng thuốc kháng sinh cao. Chính vì vậy, việc điều trị loại vi khuẩn HP cho trẻ em chỉ được bác sĩ thực hiện trong những trường hợp như sau:

  • Trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng và bị vi khuẩn HP.
  • Trẻ bị viêm dạ dày HP có cha mẹ bị viêm loét hoặc ung thư dạ dày đã từng phẫu thuật.
  • Trẻ em đang bị thiếu máu, thiếu sắt.
  • Trẻ bị viêm teo dạ dày.
  • Với những trẻ dương tính với vi khuẩn HP nhưng chưa xác định bệnh lý ở dạ dày, cần tiến hành nội soi tiêu hóa trước khi quyết định điều trị.

Các loại thuốc trị vi khuẩn hp đều gây ra tác dụng phụ và rủi ro cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần có sự tư vấn cụ thể tử bác sĩ và sự tuân thủ tuyệt đối của phụ huynh để đem lại kết quả điều trị tốt nhất.

Chẩn đoán nhiễm HP ở trẻ em bằng cách nào?

Để có thể chẩn đoán vi khuẩn HP ở trẻ em, các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm vi khuẩn hp. Cụ thể, các kỹ thuật thường được áp dụng bao gồm:

Xét nghiệm không xâm lấn

  • Test hơi thở: Trẻ sẽ được hướng dẫn thổi hơi vào dụng cụ test nhằm xác định khí carbon dioxide trong hơi thở của trẻ. Đây là kỹ thuật chẩn đoán nhanh và chính xác.
  • Xét nghiệm phân: Bởi một lượng nhỏ vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày sẽ đi theo thức ăn và đào thải qua đường phân.
  • Xét nghiệm vi khuẩn qua nước bọt và nước tiểu: Xét nghiệm này chỉ được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ bên cạnh các kỹ thuật chẩn đoán chính.
Dựa vào sức khỏe và tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ tư vấn cách xét nghiệm phù hợp với trẻ
Dựa vào sức khỏe và tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ tư vấn cách xét nghiệm phù hợp với trẻ

Xét nghiệm xâm lấn

Phương pháp này có thể cho kết quả chính xác nhưng yêu cầu nhiều kỹ thuật và gây khó khăn đối với những trẻ quá nhỏ.

  • Sinh thiết và quan sát qua mô bệnh học: Bác sĩ thực hiện kỹ thuật này bằng cách nội soi dạ dày.
  • Nuôi cấy: Thông qua việc nuôi cấy vi khuẩn HP tại niêm mạc dạ dày, bác sĩ có thể xác định chính xác chủng vi khuẩn gây bệnh, từ đó xây dựng kháng sinh đồ phù hợp cho quá trình điều trị.
  • PCR: Đây là loại kỹ thuật sinh học phân tử nhằm xác định vi khuẩn HP có tồn tại trong dạ dày hay không. Các bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật này thông qua sinh thiết niêm mạc tiêu hóa của trẻ.

Ngoài những phương pháp nêu trên, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm một vài xét nghiệm khác nhằm mục đích thu thập thêm dữ liệu để có thể đưa kết quả cuối cùng. Các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán chính là cơ sở để bác sĩ đưa ra kết luận trẻ có bị nhiễm HP hay không.

Tham khảo: Xét Nghiệm Vi Khuẩn HP Ở Trẻ Em Bằng Cách Nào? Ở Đâu Tốt?

Cách điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em

Sau khi chẩn đoán chính xác vi khuẩn HP ở trẻ em, các bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc điều trị vi khuẩn HP trẻ em cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như: Độ tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh lý đang ở giai đoạn nào,…

Dưới đây là các phương pháp thường được áp dụng để điều trị vi khuẩn HP ở trẻ hiện nay:

Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em bằng dân gian

Sử dụng thuốc nam chữa vi khuẩn hp là biện pháp an toàn và tiết kiệm chi phí được nhiều cha mẹ áp dụng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những trẻ bị nhiễm HP nhẹ, mới khởi phát.

Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em bằng lá mơ

Lá mơ có tác dụng giảm khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và đau vùng thượng vị. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn giúp cầm máu, tiêu độc và ức chế vi khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 40g lá mơ sau đó ngâm với nước muỗi pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo nước.
  • Giã nát lá mơ, hòa thêm một ít nước sôi để nguội, chắt lấy nước rồi chia thành 2 phần bằng nhau và uống trực tiếp trong ngày.
Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em bằng lá mơ an toàn, hiệu quả
Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em bằng lá mơ an toàn, hiệu quả

Trị vi khuẩn HP ở trẻ em với bài thuốc từ cây chè dây

Lá chè dây có chứa thành phần flavonoid có khả năng làm giảm đau vùng thượng vị, thúc đẩy làm lành vết loét và ức chế hoạt động của vi khuẩn HP ở trẻ em hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Cha mẹ chuẩn bị 6 – 70g/ngày, chia làm 2 phần bằng nhau.
  • Mỗi lần dùng khoảng 30 – 35g hãm với nước sôi và uống như trà.
  • Nên cho trẻ uống khi còn nóng, vào buổi sáng trước bữa ăn đầu tiên, sau đó chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.

Chữa vi khuẩn HP ở trẻ em bằng nghệ vàng

Nghệ vàng có công dụng rất tốt trong việc điều trị các vấn đề viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Loại thảo dược này có hợp chất thực vật hỗ trợ ức chế các loại nấm men, virus và ký sinh trùng gây hại. Chính vì vậy, nghệ vàng được coi là “thần dược” điều trị vi khuẩn HP trẻ em, phục hồi ổ viêm loét dạ dày và tá tràng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Pha 2 thìa bột nghệ với 300ml nước ấm, sau đó cho thêm 3 – 4 thìa mật ong vào.
  • Khuấy thật đều và uống khi trà còn ấm.
  • Cha mẹ có thể cho trẻ uống ngày 2 lần vào buổi sáng trước khi ăn hoặc tối trước khi đi ngủ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP.

Nên xem: Trào Ngược Dạ Dày Ban Đêm Là Do Đâu? Xử Lý Thế Nào?

Chữa bệnh HP ở trẻ em bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc kháng sinh là biện pháp bắt buộc trong điều trị trường hợp trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không chỉ kê một loại kháng sinh duy nhất mà chỉ phối kết hợp 2 – 3 loại thuốc kháng sinh khác nhau để làm thay đổi môi trường khiến vi khuẩn HP không thể tiếp tục phát triển hơn được nữa.

Thuốc Tây y giúp điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em nhanh chóng
Thuốc Tây y giúp điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em nhanh chóng

Một số nhóm thuốc kháng sinh thường được dùng để tiêu diệt vi khuẩn HP ở trẻ em có thể kể đến như: Omeprazol, Amoxicillin, Clarithromycin, Levofloxacin, Rifabutin,…

Khi sử dụng cho trẻ em, cha mẹ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.

Có thể bạn cần: Vi khuẩn HP là gì? Nguyên nhân lây nhiễn và cách điều trị

Thuốc Đông y chữa vi khuẩn HP ở trẻ em

Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em bằng bài thuốc Đông y là biện pháp được đánh giá an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc Tây y. Những loại thuốc này có ưu điểm là bài thuốc bí truyền, kết hợp với y học hiện đại nên góp phần tạo nên cơ chế điều trị HP dạ dày mới nhất.

Các loại thảo dược thiên nhiên kết hợp với nhau để đi sâu điều trị căn nguyên gây bệnh từ đó giúp ức chế vi khuẩn HP phát triển và làm lành vết loét dạ dày. Hiện nay, có nhiều bài thuốc chữa vi khuẩn HP ở trẻ em , cha mẹ nên lựa chọn những địa chỉ YHCT uy tín, nhiều người sử dụng và có giấy phép hành nghề để an toàn hơn.

Cách chăm sóc và ngăn ngừa vi khuẩn HP ở trẻ em

Bên cạnh việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều của bác sĩ, cha mẹ cũng cần xây dựng cho trẻ một chế độ chăm sóc khoa học để có thể loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ tái nhiễm tốt nhất.

  • Cần lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, ngâm rửa thật kỹ trước khi nấu và chế biến chín hoàn toàn.
  • Cho trẻ ăn uống điều độ, lành mạnh trong thời gian điều trị bệnh. Nên tăng cường các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc để hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa, giảm lượng dịch vị dư thừa, ức chế sự phát triển có hại và hạn chế được tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay bằng xà phòng khử khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với môi trường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
  • Cha mẹ không nên sử dụng chung thìa, chén, đũa, ly,… với trẻ. Đồng thời không nên mớm thức ăn và hôn môi của trẻ để có thể phòng ngừa vi khuẩn HP ở trẻ em.
  • Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để có thể giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn do các vật dụng trung gian như thiết bị nội soi, vật dụng nha khoa,…
  • Tuân thủ đúng theo chỉ định và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Vi khuẩn HP ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu cha mẹ thấy trẻ có các biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.

Thông tin bổ sung

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.