Không ít bà bầu than phiền vì bị vẩy nến khi mang thai. Đây mặc dù không phải là tình trạng quá nghiêm trọng nhưng có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thai kỳ. Chính vì vậy các mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và chăm sóc đúng cách.

bị vảy nến khi mang thai
Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng không ít mẹ bầu than phiền

Bị vẩy nến khi mang thai – Nguyên nhân và dấu hiệu

Vẩy nến là một căn bệnh da liễu mãn tính có tiến triển dai dẳng và không thể điều trị dứt điểm. Hiện nay, căn nguyên của bệnh vẫn chưa được các nhà khoa học xác định rõ ràng. Bệnh thường xảy ra khi quá trình chu chuyển của các tế bào da diễn ra quá nhanh chóng so với bình thường.

Bệnh vảy nến thường có xu hướng bùng phát mạnh khi có các yếu tố thuận lợi tác động. Trong đó những thay đổi xảy ra trong quá trình mang thai được cho là có liên quan đến sự bùng phát triệu chứng bệnh vảy nến.

1. Yếu tố thuận lợi

Thực tế cho thấy, phụ nữ mang thai là một nhóm đối tượng rất dễ mắc các bệnh da liễu mãn tính – trong đó có bệnh vẩy nến. Nữ giới bị vẩy nến khi mang thai thường do ảnh hưởng từ một số yếu tố sau:

– Hormone thay đổi:

Khi xảy ra hiện tượng thụ tinh thì hoàng thể sẽ tăng cường sản sinh hormone prolactin và progesterone. Chính sự thay đổi hormone một cách đột ngột là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết. Từ đó làm ảnh hưởng đến chu trình chuyển hóa da và làm bùng phát triệu chứng bệnh vẩy nến.

– Hệ miễn dịch suy giảm:

So với những người bình thường thì hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai có xu hướng suy giảm. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ). Suy giảm miễn dịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh da liễu mãn tính bùng phát. Trong đó có bệnh vảy nến.

– Căng thẳng, stress:

Trong quá trình mang thai, tâm sinh lý của nữ giới có rất nhiều thay đổi lớn. Đặc biệt nhiều chị em còn bị lo lắng, stress, căng thẳng quá mức. Đây là yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể. Đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh vẩy nến khi mang thai.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Vảy Nến Vùng Kín Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

vì sao bà bầu bị vảy nến
Tình trạng căng thẳng thần kinh khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến

2. Dấu hiệu nhận biết

Bệnh vẩy nến ở bà bầu có những triệu chứng tương tự như ở các đối tượng khác. Tuy nhiên một số tổn thương trên da có thể kích hoạt ở mức độ nặng nề hơn. Do trong thời kỳ mang thai, bệnh có sự tác động của nhiều yếu tố thuận lợi.

Các triệu chứng thường gặp có thể là:

  • Một số vùng da bị đỏ ửng lên, có vảy và có ranh giới khá rõ ràng với các vùng da xung quanh.
  • Vùng da bệnh có thể xuất hiện màu trắng bạc do bị bong vảy.
  • Có sự xuất hiện của các mảng da bị viêm đỏ và nổi cộm.
  • Trên bề mặt tổn thương có xuất hiện vảy trắng hoặc mảng nám có màu đỏ.
  • Da bị khô ráp và nứt nẻ. Nhiều trường hợp còn bị chảy máu gây đau đớn.
  • Ngứa ngáy nhẹ hoặc cảm thấy hơi nóng rát tại vùng da bị ảnh hưởng.
  • Móng tay có thể trở nên dày hơn và xuất hiện các lỗ loang lổ.
  • Nhiều mẹ bầu còn có thể bị sưng đau ở các khớp.

Mỗi mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau của bệnh vẩy nến. Khi thai kỳ bước vào khoảng tuần thứ 10 – 20, do nồng độ Estrogen tăng cao nên có thể làm chậm tốc độ phát triển của các tế bào da. Từ đó khiến triệu chứng của bệnh có chuyển biến tích cực hơn.

Xem thêm: Thử Ngay 4 Cách Điều Trị Vảy Nến Bằng Lá Khế Cực Đơn Giản

Bị vẩy nến khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị vẩy nến khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu và cả sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đây là bệnh lý khá lành tính nên rất hiếm trường hợp gây ra các vấn đề rủi ro nặng nề như dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non…

Các triệu chứng của bệnh vảy nến hầu hết không ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên bệnh kéo dài có thể khiến mẹ bầu bị ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Có thể khiến cho trẻ bị nhẹ cân, ốm yếu ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

vảy nến khi mang thai nguy hiểm không
Mẹ bầu bị vảy nến không chỉ ảnh hưởng sức khỏe thai kỳ mà còn có khả năng di truyền bệnh cho trẻ

Đặc biệt, bệnh vảy nến có liên quan đến yếu tố di truyền. Chính vì vậy mà mẹ bầu bị vảy nến thì khả năng con sinh ra bị mắc bệnh trong tương lai là rất cao. Tỷ lệ di truyền vào khoảng từ 12.7 đến 29.8% các trường hợp mắc bệnh.

Chưa kể đến trường hợp mẹ bầu chủ quan tự ý điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lúc này các vấn đề nghiêm trọng sẽ rất dễ phát sinh. Tác dụng phụ của thuốc điều trị không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn đe dọa cả thai nhi còn trong bụng mẹ.

ĐỌC NGAY: Chuyên Gia Giải Đáp Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Có Di Truyền Không?

Điều trị vẩy nến khi mang thai an toàn cho bà bầu

Trong một số trường hợp, bệnh vẩy nến khi mang thai tự động có xu hướng thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị y tế. Nhất là ở mẹ bầu có thể trạng tốt, nồng độ Estrogen tăng cao sẽ làm chậm tốc độ phát triển của tế bào da. Ngoài làm cải thiện triệu chứng thì còn giúp ngăn ngừa bệnh bùng phát trong suốt thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhận thấy biểu hiện bệnh trở nên tồi tệ hơn trong thai kỳ thì cần đặc biệt chú ý. Tốt nhất nên chủ động thăm khám để bác sĩ chỉ định giải pháp điều trị an toàn. Điều này giúp hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị vẩy nến khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm:

  • Thể bệnh vẩy nến
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Giai đoạn thai kỳ
  • Thể trạng và khả năng đáp ứng của từng mẹ bầu

Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp mẹ bầu cải thiện bệnh vảy nến khi mang thai:

1. Điều trị y tế theo chỉ dẫn từ bác sĩ

Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các phương pháp điều trị dưới đây:

– Sử dụng kem và thuốc mỡ bôi da:

Mục đích của việc sử dụng kem và thuốc mỡ bôi da là làm dịu da, giảm ngứa ngáy, bong tróc da và cải thiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên với bất kỳ sản phẩm điều trị tại chỗ nào cũng cần được dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dùng chất làm mềm da, kem dưỡng ẩm, hỗn hợp dầu khoáng và sáp (petroleum jelly). Các sản phẩm này sẽ cải thiện tình trạng khô da và bong tróc vảy. Mẹ bầu có thể được chỉ định điều trị bằng các sản phẩm này trong suốt cả thai kỳ.

bà bầu bị vảy nến bôi thuốc gì
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại kem bôi tại chỗ để điều trị vảy nến khi mang thai

Ngoài ra, thuốc Steroid liều thấp cũng được cho là tương đối an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên tuyệt đối không được lạm dụng hay dùng điều trị trong thời gian kéo dài.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Vảy Nến Bôi Thuốc Gì Để Điều Trị Nhanh Khỏi? Giải Đáp

– Điều trị vảy nến khi mang thai bằng tia UVB dải hẹp:

Phương pháp này được thực hiện bằng cách soi trực tiếp tia UVB lên vùng da bị vảy nến. Mục đích là để ngăn chặn tình trạng tăng sinh tế bào da. Từ đó làm giảm tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định quang trị liệu UVA để điều trị bệnh vẩy nến cho bà bầu trong các trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng. Tuy nhiên cần cân nhắc thật kỹ lưỡng bởi phương pháp này có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

– Chống chỉ định điều trị:

Tránh hoặc hạn chế dùng các loại thuốc sau để điều trị vẩy nến khi mang thai. Bởi chúng hiện vẫn chưa được chứng minh là an toàn với sức khỏe thai kỳ. Bao gồm:

  • Thuốc điều trị tại chỗ: cool tar, thuốc bôi có chứa hắc ín.
  • Thuốc sinh học: etanercept (Enbrel), adalimumab (Humira) và infliximab (Remicade).

Tuyệt đối tránh các loại thuốc dưới đây vì chúng không an toàn cho thai nhi:

  • Methotrexate (Trexall): Có liên quan tới tình trạng sẩy thai, hở hàm ếch và nhiều dị tật bẩm sinh khác. Bởi Methotrexate có thể gây ra vấn đề về nhiễm sắc thể.
  • Retinoids dạng uống: Điển hình nhất là acitretin (Soriatane). Loại thuốc này có thể gây dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là khi mẹ bầu dùng trong tam cá nguyệt thứ nhất.
  • Retinoid tại chỗ: Rủi ro thường không cao như Retinoid dạng uống như thuốc này cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tazarotene (Avage, Tazorac) là các loại thuốc Retinoid tại chỗ cần tuyệt đối tránh.
  • Calcipotriene (Calcitren, Dovonex, Sorilux): Hiện nay vẫn chưa có đủ dữ liệu để khẳng định tính an toàn của các loại thuốc điều trị vảy nến này cho phụ nữ mang thai.

2. Áp dụng các mẹo tự nhiên

Điều trị các bệnh ngoài da khi mang thai bằng mẹo tự nhiên là giải pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Riêng với bệnh vảy nến, nhiều mẹo tự nhiên không chỉ an toàn mà còn giúp cải thiện tốt tổn thương trên da cùng các triệu chứng bệnh. Đặc biệt các mẹo này đều đơn giản và rất dễ thực hiện, có thể áp dụng ngay tại nhà.

Một số lựa chọn điều trị vảy nến khi mang thai bằng mẹo tự nhiên bao gồm:

– Sử dụng dầu dừa:

Dầu dừa là nguyên liệu quen thuộc cung cấp rất nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe làn da. Điển hình như acid lauric, acid capric, vitamin C, E, protein… Chúng sẽ giúp làm dịu da, dưỡng ảm, giảm bong tróc và ngứa ngáy do bệnh vảy nến. Đặc biệt dầu dừa là nguyên liệu đặc biệt an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai.

mẹo chữa vẩy nến cho bà bầu
Dầu dừa là nguyên liệu lành tính bà bầu có thể tận dụng chữa bệnh vẩy nến
  • Chuẩn bị 1 lượng dầu dừa nguyên chất phù hợp với vùng da bị tổn thương do vảy nến
  • Vệ sinh và dùng khăn mềm thấm khô vùng da cần điều trị
  • Lấy miệng bông gòn thấm vào dầu dừa rồi thoa lên bề mặt da
  • Massage nhẹ nhàng vài phút để dầu dừa thẩm thấu hết vào trong da
  • Nên thoa dầu dừa vào buổi tối, để qua đêm rồi sáng hôm sau rửa lại

ĐỪNG BỎ LỠ: Tham Khảo Cách Trị Vảy Nến Bằng Dầu Dừa Đơn Giản Và Hiệu Quả

– Dùng bột yến mạch trị vẩy nến khi mang thai:

Hàm lượng saponin trong bột yến mạch rất dồi dào. Thành phần này giúp làm sạch da dịu nhẹ và không gây kích ứng. Còn lượng lớn chất chống oxy hóa avenanthramides trong nguyên liệu này lại có tác dụng làm giảm ngứa rất tốt. Mẹ bầu có thể tắm bột yến mạch nếu bị vẩy nến khi mang thai.

  • Chuẩn bị 1 bồn nước tắm (nên pha nước tắm có nhiệt độ phù hợp)
  • Cho vào khoảng 2 – 3 muỗng canh bột yến mạch rồi khuấy đều lên
  • Sử dụng nước này để tắm và dùng nước sạch tắm lại để lại bỏ hết bột yến mạch dính trên da
  • Bà bầu có thể thực hiện 1 lần/ ngày để nhanh chóng cải thiện bệnh

– Sử dụng lá chè xanh:

Lá chè xanh là thảo dược lành tính mẹ bầu có thể dùng chữa bệnh vẩy nến. Các hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) và epicatechin gallate (ECG) trong lá chè có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng ngoài giúp làm giảm ngứa thì còn hỗ trợ điều hòa hoạt động sừng hóa của da.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh ở dạng tươi ngâm nước muối loãng 5 phút
  • Rửa lại vài lần, để ráo, vò nhẹ rồi cho vào nối
  • Đun sôi cùng với khoảng 2 lít nước trong 7 – 10 phút
  • Cho nước lá chè ra chậu, bỏ bã và pha thêm 1 ít nước lạnh vào cho ấm
  • Dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương do vảy nến

Các mẹo chữa tại nhà mặc dù an toàn nhưng chỉ đáp ứng tốt với các trường hợp bệnh nhẹ. Mẹ bầu tuyệt đối không lạm dụng nếu tổn thương da bị chảy máu, trợt loét hay có dấu hiệu nhiễm trùng. Lúc này việc thăm khám đề được bác sĩ chỉ định điều trị y tế là rất cần thiết.

Bạn có biết: Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Nha Đam Cực Hay Và Hiệu Quả Bạn Nên Thử

Chăm sóc và dự phòng vẩy nến tái phát khi mang thai

Bệnh vẩy nến không chỉ có tiến triển dai dẳng mà còn rất dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi. Vì vậy, song song với điều trị thì mẹ bầu cần kết hợp thực hiện các biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh tái phát. Điều này giúp bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe thai kỳ, tránh gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của thai nhi.

lưu ý khi bị vẩy nến trong thai kỳ
Bà bầu nên ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh vẩy nến khi mang thai

Chú ý đến một số thông tin sau:

  • Giữ ẩm cho da bằng các sản phẩm kem dưỡng ẩm phù hợp có thể dùng khi mang thai. Mẹ bầu nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm và lau khô da.
  • Vào những ngày thời tiết hanh khô thì mẹ bầu nên cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong không gian sống.
  • Thường xuyên tắm nắng trong khung giờ 7:00 – 9:00 sáng, khoảng 5 – 10 phút/ ngày. Tia UVA, UVB và vitamin D trong ánh nắng mặt trời có tác dụng làm chậm quá trình tăng sinh tế bào da quá mức.
  • Bà bầu cần chú ý giữ cho tinh thần được thoải mái, thư giãn, tránh lo lắng quá mức hay căng thẳng thần kinh. Tuyệt đối không làm việc quá sức, ngủ đúng giờ, đủ giấc… Ngoài ra có thể áp dụng các giải pháp như nghe nhạc, đọc sách, tập yoga cho bà bầu, ngồi thiền, chia sẻ áp lực với người thân để giải tỏa áp lực, căng thẳng.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, hít phải khói thuốc lá thụ động gay uống rượu bia. Các thành phần độc hại không chỉ làm tăng nguy cơ bùng phát triệu chứng vảy nến mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày. Đồng thời tăng cường thực phẩm giàu vitamin, Omega-3 và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Thường xuyên thăm khám thai định kỳ. Đây là điều cần thiết giúp mẹ bầu sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe bất thường kích hoạt trong suốt thai kỳ.

Bị vẩy nến khi mang thai là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải. Tình trạng này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. Song song với điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ thì mẹ bầu cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh tại nhà.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,...Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại...

Xem chi tiết

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm...

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp