Bên cạnh điều trị, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có khả năng cải thiện tình trạng bệnh đại tràng hiệu quả. Do đó, nhiều bệnh nhân thắc mắc: Nên uống trà gì tốt cho đại tràng? Bài viết dưới đây đã tổng hợp những loại trà từ thảo mộc tốt cho người bệnh gặp vấn đề về đại tràng để bạn đọc có thể tham khảo.

Nên uống trà gì tốt cho đại tràng? 7 loại trà thảo mộc phù hợp nhất

Nhiều người mắc các vấn đề đại tràng với các triệu chứng đầy hơi, táo bón, đau bụng. Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện tình trạng viêm loét, đi ngoài ra máu, nôn và đau khu vực dạ dày do tình trạng niêm mạc đường tiêu hoá bị tổn thương nghiêm trọng.

Để hỗ trợ điều trị hội chứng co thắt, viêm loét đại tràng, bệnh nhân có thể xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với những thực phẩm, thức uống tốt cho tiêu hóa, dạ dày và đại tràng. Trong đó, một số loại thảo mộc được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng cải thiện tình trạng bệnh đại tràng, chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Nhiều loại trà thảo mộc cực tốt cho bệnh nhân gặp vấn đề về đại tràng
Nhiều loại trà thảo mộc cực tốt cho bệnh nhân gặp vấn đề về đại tràng

Vậy, nên uống trà gì tốt cho đại tràng? Dưới đây là 7 loại trà thảo mộc phù hợp nhất cho bệnh nhân đại tràng bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Tìm hiểu khái niệm: Viêm Đại Tràng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

1. Trà gừng

Một bác cáo nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Ethnopharmacology vào năm 2008 đã chứng minh được tác dụng hữu ích của gừng trong việc quản lý các triệu chứng của viêm loét, co thắt đại tràng. 

Công dụng này đến từ đặc tính chống viêm và các chất chống oxy hóa trong thành phần của thảo mộc này. Bên cạnh đó, các loại enzyme Trypsin, Lipase tụy trong gừng có khả năng kích thích hoạt động của đường tiêu hóa, hạn chế triệu chứng táo bón lâu ngày gây ra do hội chứng ruột kích thích và căn bệnh ung thư đại tràng.

Cách thực hiện:

  • Việc pha và sử dụng trà gừng tại nhà rất đơn giản vì bạn có thể được thực hiện bằng cách sử dụng những sản phẩm trà gừng dạng bột hoặc túi lọc được đóng gói sẵn. 
  • Bạn cũng có thể sử dụng ngay nguyên liệu gừng tươi hoặc gừng khô trong bếp để pha trà.
  • Để chế biến một cốc trà gừng thơm ngon, tốt hơn cho bệnh nhân đại tràng, bạn có thể thêm 1 thìa mật ong hoặc phối hợp trà gừng và nghệ.
  • Uống 1 cốc trà gừng mỗi ngày, đều đặn hàng ngày vào buổi sáng.

2. Bệnh nhân nên uống trà gì tốt cho đại tràng? Trà nghệ

Nghệ cũng là một trong những thực phẩm, gia vị, thảo dược quen thuộc trong mỗi căn bếp Việt. Từ lâu đây đã được coi là một vị thuốc dân gian, Đông y có khả năng chống viêm cực tốt.

Bên cạnh tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, nghệ còn được biết tới với hoạt chất curcumin có tính chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn ngừa gốc tự do gây ung thư.

Đồng thời, hoạt chất Curcumin trong nghệ còn có tác dụng kích thích phục hồi và tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa, hỗ trợ trị và ngừa các bệnh viêm đường ruột, viêm loét dạ dày và đại tràng. 

Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường cần kiêng sử dụng các thực phẩm, đồ uống từ nghệ do Curcumin có thể tác động đến lượng đường huyết. 

Pha trà nghệ cũng có thể dùng sản phẩm đóng gói sẵn hoặc sử dụng nghệ tươi, khô tại nhà. Để giúp trà có hương vị dễ uống hơn, bạn có thể bổ sung một số thành phần khác như:

  • Mật ong: Gia tăng vị ngọt và giúp tăng khả năng kháng khuẩn, làm ấm.
  • Sữa tươi nguyên chất, sữa hạnh nhân, sữa dừa hoặc kem: Giúp tăng hương vị thơm ngọt, hỗ trợ cơ thể giúp hấp thụ dưỡng chất và Curcumin tốt hơn.
  • Hạt tiêu đen: Hoạt chất Piperine trong hạt tiêu đen có khả năng nâng cao khả năng hấp thu Curcumin có trong nghệ, đồng thời cũng tăng độ hấp dẫn của hương vị trà nghệ.
  • Nước cốt chanh hoặc gừng tươi: Tăng khả năng chống oxy hóa, nâng cao tính kháng khuẩn, chống viêm, đồng thời giúp cải thiện hương vị.

Xem thêm: Uống Gì Bớt Đau Bụng Kinh? TOP 10 Thức Uống Tốt Nhất Cho “Ngày Đèn Đỏ”

Trà nghệ cải thiện hiệu quả tình trạng đau, viêm loét đại tràng
Trà nghệ cải thiện hiệu quả tình trạng đau, viêm loét đại tràng

3. Trà xanh, bạc hà và gừng

Trà xanh cũng là một thức chống chứa chất chống oxy bên cạnh khả năng kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt. Do đó, việc uống trà xanh loãng sẽ giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm loét, đau đại tràng. 

Tuy nhiên, trà xanh dùng cho bệnh nhân đại tràng, dạ dày cần pha loãng. Bạn không nên uống trà đặc hoặc dùng quá nhiều mỗi ngày.

Để làm dịu cơn đau bụng tức thì và cải thiện khả năng tiêu hóa, bạn có thể thêm vào cốc trà xanh một ít gừng và lá bạc hà.

4. Trà bạc hà

Bạc hà cũng được các chuyên gia khẳng định về tác dụng giảm đau, trong đó bao gồm giảm mức độ những cơn đau bụng, đặc biệt ở những người mắc hội chứng viêm loét, co thắt đại tràng, dạ dày. 

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra tác dụng của tinh chất bạc hà trong tăng cường chức năng giải độc của gan.

Tuy nhiên, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, thực quản hoặc người gặp các vấn đề về túi mật, thường xuyên ợ nóng không nên sử dụng quá thường xuyên loại trà này. Ngoài ra, bác hà có thể gây kích thích đối với những người nhạy cảm, dễ dị ứng.

Tìm hiểu thêm: Ăn Gì Nhiều Enzyme – TOP 17 Thực Phẩm Tốt Nhất Dành Cho Bạn

Nên uống gì tốt cho đại tràng? Trà bạc hà
Nên uống gì tốt cho đại tràng? Trà bạc hà

5. Trà thì là, bạc hà và hoa cúc

Hạt thì là là một gia vị không quá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên trên thế giới được sử dụng để cải thiện một số vấn đề liên quan đường tiêu hóa và đại tràng như táo bón và trướng bụng, đầy hơi. 

Bên cạnh đó, khi kết hợp thì là với lá bạc hà hoặc hoa cúc để pha trà thảo mộc sẽ làm dịu bụng, cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể chọn loại trà thì túi lọc đóng gói sẵn hoặc tự hãm trà bằng thì là khô tại nhà.
  • Cho thì là vào một cốc nước nóng trên 70 độ, thêm lá bạc hà, hoa cúc khô. Như vậy, bạn đã có một cốc trà thảo mộc thơm ngon giúp giảm triệu chứng bệnh đại tràng. 
  • Có thể dùng trà thì là vào trước hoặc sau bữa ăn để giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và mang lại hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo không nên dùng trà thì là cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân ung thư và người nhạy cảm với Estrogen. Đây là bởi vì một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cây thì là ảnh hưởng đến hormon Estrogen trong cơ thể.

6. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc cũng là một loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe và phù hợp cho nhiều đối tượng, bao gồm bệnh nhân bị đau, viêm loét dạ dày, đại tràng. Trong hoa cúc chứa những hoạt chất Flavonoid chống oxy hóa, an thần và có nhiều công dụng chữa bệnh.

Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc trà hoa cúc vào trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ buổi đêm sẽ giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng thần kinh. Từ đó giúp hạn chế triệu chứng ruột kích thích hoặc chứng co thắt đại tràng.

Lưu ý: Một số người mẫn cảm với phấn hoa thuộc họ cúc không nên sử dụng trà hoa cúc.

Tham khảo thêm: Tìm Hiểu Cách Chữa Mất Ngủ Bằng Chuối Xanh Và Mật Ong Hiệu Quả

Trà hoa cúc là thức uống tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa
Trà hoa cúc là thức uống tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa

7. Trà cam thảo

Cam thảo là một vị thuốc thông dụng trong Đông y và chiết xuất cam thảo có mặt trong nhiều loại dược phẩm Tây y. 

Trà cam thảo có thơm và ngọt, tính bình, được các chuyên gia khẳng định hiệu quả  bổ tỳ vị, nhuận phế, giải độc cơ thể và điều hòa các vị thuốc khác.

Trà cam thảo cũng là loại đồ uống mà bệnh nhân bị các vấn đề về đường ruột, dạ dày và đại tràng không nên bỏ lỡ. Trà có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm kích thích ruột và hạn chế co thắt đại tràng.

Bạn có thể pha trà cam thảo túi đóng gói sẵn hoặc dùng vài lát cam thảo khô để hãm trà.

Tuy nhiên, loại trà này không nên dùng cho bệnh nhân bị đại tràng thực nhiệt với triệu chứng táo bón mạn tính, hoặc những người ốm yếu lâu ngày, người cao tuổi… Đồng thời, bệnh nhân gặp vấn đề về táo bón chỉ nên dùng 1 cốc trà cam thảo mỗi ngày.

Tham khảo thêm: Gợi Ý 5 Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Những thức uống mà người bị bệnh đại tràng nên kiêng

Bên cạnh câu hỏi “uống trà gì tốt cho đại tràng”, nhiều bệnh nhân cũng quan tâm đến những thức uống cần kiêng khem khi bị bệnh đại tràng. Dưới đây là những thức uống không nên dùng cho bệnh nhân bị đau, viêm loét đại tràng hoặc các bệnh liên quan dạ dày, tiêu hóa:

  • Trà đặc và cà phê: Cà phê, trà cũng như những đồ uống có chứa Caffein hay các chất kích thích sẽ làm phá vỡ quá trình tiêu hóa, gây hại cho đường ruột, dạ dày và đại tràng. Vì vậy, để giảm các triệu chứng, cải thiện những cơn đau và ngăn ngừa viêm đại tràng trở nặng, bạn nên hạn chế những loại đồ uống chứa nhiều Caffein này.
  • Rượu bia và đồ uống có cồn: Những đồ uống có cồn cũng là thức uống mà bệnh nhân mắc các bệnh về đại tràng, dạ dày cần tránh xa. Cồn không chỉ gây nóng, kích thích co thắt và gia tăng những đơn đau. Ngoài ra, việc uống thức uống có cồn thường xuyên gây tổn thương thành dạ dày, kích thích trào ngược dịch vị.
  • Nước ép từ các loại rau củ quả vị chua: Những loại rau củ quả vị chua như dứa, cam, chanh,… dù chứa nhiều vitamin C tốt cho cơ thể nhưng có tính axit mạnh, gây hại cho dạ dày và đại tràng. Chính vì vậy, bệnh nhân gặp vấn đề về đại tràng, dạ dày không cần kiêng hoàn toàn nhưng không nên uống quá thường xuyên các loại nước ép từ những rau củ quả này.
  • Các loại viên uống sủi: Các dòng thực phẩm dạng viên sủi tạo thành các thức uống, trà tiện dụng và tốt cho sức khỏe là lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, bệnh nhân dạ dày, đại tràng nên hạn chế sử dụng dòng sản phẩm này, đặc biệt những loại viên C.
Viêm đại tràng cần kiêng cà phê, trà đặc, đồ uống có cồn, thức uống chua và sủi
Viêm đại tràng cần kiêng cà phê, trà đặc, đồ uống có cồn, thức uống chua và sủi

Người bị bệnh liên quan đến đại tràng, dạ dày và đường tiêu hóa nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa ở các cơ sở y tế uy tín. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp để dứt điểm bệnh, hạn chế tình trạng tiến tiến thành mạn tính và ung thư. Việc điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân viêm loét, tổn thương đại tràng cần thực hiện theo hướng dẫn y khoa chuyên nghiệp.

Như vậy, trên đây đã giới thiệu 7 loại trà thảo mộc trả lời cho câu hỏi “uống trà gì tốt cho đại tràng”. Đồng thời lưu ý những loại thức uống mà bệnh nhân cần tránh xa. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bị bệnh đại tràng, dạ dày có thể sử dụng đúng cách những loại thức uống để cải thiện tình trạng bệnh.

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Thủy đậu là một căn bệnh rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, có thể gây biến chứng bệnh nặng, ảnh hưởng đến tính mạng. Kể cả khi bệnh nhẹ, thủy đậu...

Xem chi tiết

Yếu sinh lý nữ là như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao,... là những vấn đề đang được rất nhiều chị em quan tâm đến. Bởi tình trạng này ngày trở...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe