Uống rượu xuất huyết dạ dày là tình trạng phổ biến hiện nay. Tình trạng này gặp nhiều ở nam giới từ 30 – 55 tuổi, đặc biệt là người có sẵn các bệnh lý tiêu hóa. Chảy máu dạ dày do bất cứ nguyên nhân nào cũng cần được chẩn đoán và xử trí sớm để phòng tránh tử vong. 

uống rượu xuất huyết dạ dày
Vì sao uống rượu gây xuất huyết dạ dày?

Vì sao uống rượu xuất huyết dạ dày?

Rượu bia là thức uống chứa cồn được sử dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, thức uống này gây ra không ít tác hại đối với sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Sử dụng quá nhiều rượu bia có thể gây viêm thực quản, loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, xơ gan, viêm túi mật, xuất huyết dạ dày,… Trong đó, xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) là tình trạng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Theo ước tính, có khoảng gần 30% trường hợp có triệu chứng xuất huyết dạ dày liên quan đến dung nạp đồ uống chứa cồn. Chảy máu đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng là tình trạng cấp cứu cần được chẩn đoán và xử trí sớm. Thống kê cho thấy, có khoảng 6 – 7% trường hợp tử vong do xuất huyết dạ dày nặng, không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Rượu bia chứa hàm lượng cồn cùng với các enzyme lên men. Tình trạng chảy máu dạ dày do các loại thức uống này thường bắt nguồn từ những tác động sau:

Làm giảm chất nhầy bảo vệ dạ dày:

Thông thường, niêm mạc dạ dày được bao phủ bởi một lớp chất nhầy để tránh tác động của enzyme pepsin và axit clohydric (HCl) có trong dịch vị. Tuy nhiên khi dung nạp rượu bia, cồn có trong thức uống này có thể làm giảm chất nhầy của dạ dày, tạo điều kiện để dịch vị ăn mòn tế bào biểu mô. Nếu dùng rượu mạnh hoặc dạ dày có sẵn các tổn thương thực thể (viêm, loét), dịch vị + cồn có thể làm vỡ mạch máu dẫn đến hiện tượng xuất huyết.

Tăng tiết dịch vị:

Không chỉ làm suy giảm chất nhầy bảo vệ dạ dày, cồn còn là thành phần kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị quá mức. Như đã biết, dịch vị dạ dày có độ pH axit (dao động từ 1.3 – 2.5) để có thể làm mềm và tiêu hóa thức ăn hoàn toàn. Tuy nhiên khi lượng dịch vị tăng lên đáng kể, dạ dày có thể co bóp bất thường gây đau và nóng rát vùng thượng vị.

uống rượu xuất huyết dạ dày
Dùng đồ uống chứa cồn có thể kích thích dịch vị tăng tiết dẫn đến loét và xuất huyết dạ dày

Hơn nữa, dịch vị dư thừa còn bào mòn màng nhầy bảo vệ dạ dày. Sau đó, ăn mòn tế bào biểu mô dẫn đến viêm hoặc loét dạ dày. Đối với những người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày tá tràng, dịch vị bài tiết quá mức còn có thể gây xuất huyết hoặc thậm chí là thủng dạ dày.

Tích lũy độc tố acetaldehyde:

Cồn (alcohol) trong bia rượu sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde dưới tác động của các enzyme tiêu hóa. Acetaldehyde là độc tố gây hại cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, gan sẽ tiến hành bài tiết enzyme để chuyển hóa acetaldehyde thành acid acetic, sau đó phân hủy thành CO2 và nước để cơ thể dễ dàng đào thải ra bên ngoài.

Tuy nhiên nếu dung nạp quá nhiều bia rượu, gan không sản xuất đủ enzyme để chuyển hóa khiến acetaldehyde tích lũy trong cơ thể. Đối với những người có sẵn các bệnh lý về dạ dày, acetaldehyde có thể gây viêm và sung huyết niêm mạc dạ dày. Hoặc nặng hơn có thể gây loét sâu, xuất huyết và thủng dạ dày.

Hội chứng Mallory Weiss:

Hội chứng Mallory Weiss đặc trưng bởi tình trạng buồn nôn và nôn mửa liên tục trong nhiều giờ gây ra vết rách ở vùng niêm mạc giữa thực quản – dạ dày. Đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng Mallory Weiss vẫn chưa thể xác định. Tuy nhiên, nghiện rượu bia được xem là yếu tố có nguy cơ cao nhất.

uống rượu xuất huyết dạ dày
Uống rượu bia có thể gây hội chứng Mallory Weiss – một trong những nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa

Thống kê cho thấy, hội chứng này là nguyên nhân khá phổ biến gây chảy máu tiêu hóa trên (khoảng 5%). Do đó, uống rượu bia cũng có thể chảy máu dạ dày gián tiếp thông qua hội chứng Mallory Weiss. Nếu xảy ra do hội chứng này, bệnh nhân chủ yếu gặp phải tình trạng nôn ra máu, đầy hơi, chướng bụng, đau vùng thượng vị, hầu như không bị đại tiện ra phân đen như các trường hợp khác.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa:

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh xuất huyết tiêu hóa trên nói chung và chảy máu dạ dày nói riêng. Tĩnh mạch cửa có vai trò vận chuyển máu từ tuyến tụy, dạ dày, thực quản,… đến gan. Đa phần các trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa đến bắt nguồn từ những vấn đề về gan như xơ gan, suy gan,…

Các bệnh lý về gan có mối liên hệ mật thiết đến thói quen ăn uống và sinh hoạt, trong đó sử dụng rượu bia là nguyên nhân thường gặp nhất. Trong trường hợp này, dùng rượu bia cũng có thể gây xuất huyết dạ dày gián tiếp. Khi chức năng suy giảm, gan không thể thanh lọc và đào thải độc tố trong máu với tốc độ như bình thường, dẫn đến tình trạng tích lũy máu và làm tăng áp lực ở tĩnh mạch cửa.

uống rượu xuất huyết dạ dày
Lạm dụng rượu bia gây xơ gan, suy gan, dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa và chảy máu dạ dày, thực quản

Nếu không được xử trí sớm, tình trạng này có thể gây chảy máu ở thực quản hoặc dạ dày. Chảy máu dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa là nguyên nhân có mức độ nghiêm trọng nhất và dễ gây tử vong.

Ngoài ra, uống nhiều rượu bia còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa như loét thực quản, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày,… Các bệnh lý này đều có thể tiến triển nặng dẫn đến xuất huyết và thủng dạ dày. Tiêu thụ quá nhiều rượu bia còn là nguyên nhân gây ra các vấn đề ở tiêu hóa dưới như viêm đại tràng, viêm loét trực tràng chảy máu, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,…

Đọc ngay: Xuất huyết dạ dày ăn rau gì tốt nhất? Một số Loại rau nên lưu ý khi bổ sung

Nhận biết xuất huyết dạ dày do uống rượu bia

Xuất huyết dạ dày thường xảy ra trong hoặc sau khi dùng rượu bia. Mức độ chảy máu tùy thuộc vào lượng rượu bia dung nạp, nồng độ cồn và bệnh lý sẵn có ở dạ dày.

Xuất huyết dạ dày do rượu bia thường gây ra các triệu chứng như:

  • Nôn ra máu, bã nôn có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm/ cà phê
  • Một số bệnh nhân có thể bị buồn nôn, nôn khan liên tục trong vài giờ. Sau đó mới có dấu hiệu nôn ra máu tươi hoặc máu đỏ sẫm (biểu hiện của hội chứng Mallory Weiss)
  • Đại tiện ra phân đen (có thể gặp hoặc không)
  • Đau vùng thượng vị dữ dội, đau quặn từng cơn hoặc đau nhói, cơn đau có thể lan dần ra hai bên sườn và sau lưng
  • Khát nước, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tiểu ít hoặc thậm chí là vô niệu

Các triệu chứng của chảy máu dạ dày do uống rượu bia có thể nặng hoặc nhẹ hơn tùy theo từng trường hợp. Tuy nhiên dù xảy ra ở mức độ nào, việc thăm khám và xử trí sớm đều hết sức cần thiết. Nếu chủ quan, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều, tụt huyết áp, choáng, sốc hoặc thậm chí là tử vong.

Nên biết: Hướng Dẫn Xử Lý Xuất Huyết Dạ Dày Đúng Cách – Thông Tin Quan Trọng

Cách điều trị tình trạng uống rượu xuất huyết dạ dày

Tình trạng uống rượu xuất huyết dạ dày cần được xử lý sớm để bảo toàn thể tích máu và phòng ngừa tử vong. Đa số các bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị sớm đều có thể đáp ứng điều trị và phục hồi sau một thời gian ngắn.

Sau khi có đầy đủ thông tin về vị trí và mức độ tổn thương tại dạ dày, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

1. Điều trị theo y học hiện đại

Nhờ sự phát triển của y học, ngày nay việc điều trị xuất huyết bao tử đã ngày càng trở nên rất dễ dàng và đơn giản. Thông thường sẽ bao gồm dùng thuốc hoặc các thủ thuật để cầm máu kịp thời cho bệnh nhân.

Thuốc điều trị:

Người bệnh có thể được các bác sĩ chỉ định một số loại thuốc Tây uống trực tiếp để giảm biểu hiện của bệnh xuất huyết dạ dày do uống rượu như sau:

  • Thuốc kháng H2 cùng với nhóm thuốc ức chế Proton: Cimetidin, Nizatidine, Ranitidin,…
  • Nhóm thuốc dùng để trung hòa axit và kháng axit trong niêm mạc dạ dày nhằm phòng ngừa các phản ứng viêm. Tùy vào tình trạng của mỗi người bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thuốc chữa xuất huyết dạ dày phù hợp.
  • Nếu dạ dày vẫn đang chảy máu sẽ tiến hành tiêm một trong số các loại thuốc sau: Ranitidine, Cimetidin, Famotidine,…
uống rượu xuất huyết dạ dày
Bệnh nhân xuất huyết dạ dày do uống rượu bia cần được bù dịch và truyền máu khẩn cấp

Tiến hành phẫu thuật:

Bao gồm một số thủ thuật ngoại khoa như sau:

  • Nội soi dạ dày: Phương pháp nội soi được dùng trong chẩn đoán bệnh và điều trị xuất huyết dạ dày. Cụ thể sau khi người bệnh được rửa dạ dày nhưng máu vẫn tiếp tục chảy, các bác sĩ sẽ dùng đầu điện, chất cầm máu dạng xịt hoặc kim chích cầm máu, kẹp cầm máu, tia laser,… để tiến hành tại chỗ nhằm giảm và ngưng lượng máu tiết ra.
  • Phương pháp mổ hở: Trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết dạ dày dạng nặng, máu chảy ồ ạt và có nguy cơ tử vong cao, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện mổ. Phương pháp này thường được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa, mổ và cầm máu trực tiếp để ngăn máu không bị chảy ra nữa.

Các biện pháp Tây y có thể nhanh chóng mang lại hiệu quả điều trị xuất huyết dạ dày và đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Tuy nhiên, cách chữa này sẽ tồn tại một số nguy hiểm như sau: Các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc, rủi ro trong quá trình thực hiện phẫu thuật, đặc biệt là đối với phụ nữ xuất huyết dạ dày khi đang mang thai. Bởi vậy, người bệnh cần chú ý lựa chọn những đơn vị khám chữa uy tín để đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho chính bản thân mình.

Chia sẻ thêm: Triệu Chứng Xuất Huyết Dạ Dày Nhẹ và Cách Xử Trí An Toàn, Hiệu Quả

2. Bài thuốc dân gian chữa uống rượu xuất huyết dạ dày

Đối với những trường hợp xuất huyết dạ dày do uống rượu ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng ngay một số biện pháp dân gian tại nhà để điều trị. Ưu điểm của các bài thuốc này là nguồn nguyên liệu dễ kiếm lại rất an toàn, không lo tác dụng phụ và dễ áp dụng. Hướng dẫn thực hiện như sau:

Cách dùng cây nha đam:

  • Người bệnh gọt bỏ vỏ, lọc lấy phần thịt trong suốt của cây nha đam, đem rửa và ngâm với nước muối pha loãng.
  • Tiếp đó lấy phần thịt này xay nhuyễn để lấy được tinh chất nha đam và uống trực tiếp.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 cốc nước nha đam vào trước bữa ăn chính khoảng 30 phút sẽ tạo ra một lớp màng gel bảo vệ rất tốt niêm mạc dạ dày.

Cách dùng củ nghệ kết hợp với mật ong:

  • Người bệnh phơi khô củ nghệ vàng, rồi nghiền nhỏ và trộn cùng với sắn dây, chuối non.
  • Lấy mỗi loại 1 muỗng đem pha cùng với một thìa mật ong trong nước ấm.
  • Mỗi ngày uống khoảng 3 lần, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt.

Cách dùng gừng:

  • Bạn đem gừng rửa sạch, băm nhuyễn và nấu cùng với khoảng 300ml nước lọc.
  • Sau đó, đem lọc bỏ phần bã gừng, chắt nước và cho thêm khoảng 2 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều.
  • Người bệnh sử dụng nước trà gừng pha theo công thức này uống 3 lần/ ngày để làm cải thiện các triệu chứng.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý các bài thuốc dân gian này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xuất huyết dạ dày và không thể thay thế được phác đồ của y học hiện đại. Bởi vậy, trước khi áp dụng bạn nên đi khám và xin tư vấn cụ thể từ bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Tham khảo thêm: Top 10 cách chữa xuất huyết dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả nhất

3. Chăm sóc trong thời gian điều trị

Sau khoảng vài giờ đến vài ngày, tình trạng chảy máu sẽ được kiểm soát hoàn toàn. Lúc này, bệnh nhân có thể ăn uống trở lại để bù nước, năng lượng và cung cấp dưỡng chất cần thiết. Chế độ chăm sóc trong thời gian hồi phục có vai trò quan trọng đối với tiến độ lành thương. Do đó bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:

uống rượu xuất huyết dạ dày
Cần dùng các món ăn mềm, nguội và dễ tiêu hóa trong thời gian hồi phục để đẩy nhanh tiến độ lành thương
  • Dùng thức ăn mềm, nguội, ít gia vị để dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Đồng thời tránh làm tăng áp lực lên vị trí niêm mạc bị viêm loét và chảy máu.
  • Chia nhỏ bữa ăn để làm giảm áp lực lên thực quản, dạ dày và đường ruột. Bên cạnh đó, nên ăn chậm nhai kỹ để cơ quan tiêu hóa dễ dàng hấp thu vi chất dinh dưỡng.
  • Nên nằm nghỉ ngơi trong ít nhất vài ngày để niêm mạc cầm máu hoàn toàn. Tránh vận động mạnh và gắng sức quá mức trong thời gian hồi phục. Tình trạng này có thể khiến cho vết loét ở dạ dày bị kích thích và xuất huyết trở lại.
  • Nên dùng các thực phẩm có khả năng trung hòa dịch vị và làm dịu niêm mạc dạ dày như mật ong, rau xanh, các loại quả không chứa axit, trứng, sữa,… Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng và dinh dưỡng dồi dào.
  • Mặc quần áo rộng để tránh làm tăng áp lực lên ổ bụng.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh stress và xúc động quá mức.

Tư vấn thêm từ chuyên gia: Sữa cho người xuất huyết dạ dày dùng loại nào tốt?

Phòng ngừa chảy máu dạ dày do dùng rượu bia

Theo ước tính, có 40% trường hợp xuất huyết dạ dày tái phát sau một thời gian ngắn. Do đó sau khi điều trị, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa chảy máu dạ dày do uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

uống rượu xuất huyết dạ dày
Cai rượu bia và đồ uống chứa cồn là biện pháp phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa hiệu quả nhất

Các biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày do uống rượu bia:

  • Biện pháp hiệu quả nhất là cai rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn khác. Ngoài tác dụng phòng ngừa xuất huyết dạ dày, kiêng đồ uống chứa cồn còn giúp bảo vệ chức năng gan, phòng ngừa các bệnh về đường ruột, tuyến tụy, mật,…
  • Tích cực điều trị các bệnh lý tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… Bởi nguy cơ bị chảy máu dạ dày do dùng rượu bia thường cao hơn ở những người có sẵn các bệnh lý kể trên. Trong khi đó ở những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, rượu bia thường chỉ gây ra một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa có mức độ từ nhẹ đến trung bình.
  • Nếu phải dùng rượu bia, nên sử dụng các sản phẩm có nồng độ cồn thấp để giảm tác hại lên dạ dày. Ngoài ra trước khi uống rượu bia, cần ăn nhẹ để trung hòa dịch vị bên trong dạ dày.
  • Uống nhiều nước trong thời gian dùng rượu bia để pha loãng nồng độ cồn. Điều này có thể làm giảm tác động của cồn lên niêm mạc thực quản và dạ dày.
  • Trong thời gian uống rượu bia, nên tránh các món ăn khó tiêu hóa như món ăn khô, cứng, chứa nhiều gia vị cay nóng, muối đường,… Tình trạng này có thể kích thích mạnh lên dạ dày và tăng nguy cơ chảy máu. Để phòng ngừa xuất huyết, nên dùng trái cây, món ăn chứa nhiều tinh bột, rau xanh,… trong khi uống rượu bia để giảm tác động của cồn và dịch vị lên niêm mạc của ống tiêu hóa.

Uống rượu xuất huyết dạ dày bia là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, nên chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải nhận biết...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, đa phần trường hợp chảy máu dạ dày đều có đáp ứng tốt với các thủ...

Xem chi tiết

Bị xuất huyết dạ dày có phải truyền máu không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trên thực tế, truyền máu chỉ được xem xét trong trường hợp mất máu có mức...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chữa được không? là thắc mắc thường gặp. Được biết, đây là tình trạng cấp cứu nội - ngoại khoa có thể gây ra nhiều vấn đề...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe