Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan, bệnh bạch cầu đơn nhân, trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, nếu thấy con có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh chúng ta nên cho trẻ thăm khám ngay, không nên chủ quan, chần chừ khiến bệnh trở nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể mắc bệnh gì?

Trẻ nhỏ là những đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ bị các yếu tố độc hại bên ngoài môi trường tấn công, xâm nhập gây bệnh, nhất là đường hầu họng, điển hình là tình trạng viêm họng nhưng không ho. Khi gặp triệu chứng này cha mẹ không nên chủ quan, bởi vì đây không chỉ là bệnh viêm họng đơn thuần mà có thể con đang mắc phải một số bệnh lý khác như:

1. Bệnh viêm amidan

Theo cấu tạo Amidan là bộ phận nằm ở vị trí gần cuối cuống họng, nhưng là nơi giao nhau của đường thở, đường ăn uống. Do đó bộ phận này thường xuyên bị các yếu tố bên ngoài tác động, nhất là các loại vi khuẩn, virus độc hại. Amidan đảm nhiệm chức năng tiết ra các kháng thể chống lại sự viêm nhiễm cho cơ thể, nhưng khi làm việc quá tải sẽ dẫn đến tình trạng sưng viêm.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Viêm amidan thường khiến trẻ gặp triệu chứng đau rát họng, vướng víu nhưng không ho

Khi bị viêm amidan giai đoạn cấp tính, trẻ thường bị đau họng nhưng không ho. Tình trạng đau rát cổ họng tăng lên khi trẻ ăn uống, nói năng, điều này khiến con thường xuyên quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn. Thân nhiệt tăng cao, có thể sốt cao lên đến hơn 39 độ C. Kèm theo đó là triệu chứng hôi miệng, sưng hạch cổ, xuất hiện các mảng bám màu trắng/vàng trong thành cổ họng. Khi thăm khám sẽ thấy amidan có màu đỏ sưng nề, xuất huyết.

Viêm amidan ở trẻ cần được thăm khám và điều trị ngay, tránh tình trạng để tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm cầu thận, áp xe quanh amidan gây sưng đau, thậm chí bị viêm cơ tim, viêm nội mạc. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh, nhưng nếu bệnh nặng cần phải nạo vét, cắt bỏ amidan thì bệnh mới khỏi hẳn.

2. Áp xe quanh amidan

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng áp xe quanh amidan có thể là biến chứng của bệnh lý viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan mãn tính gây ra. Lúc này ổ viêm tiến triển nặng tạo thành các túi chứa mủ nằm ở kế bên amidan. Bệnh thường gặp ở các đối tượng thanh thiếu niên và trẻ nhỏ, hiếm khi gặp ở những người lớn tuổi.

Khi gặp phải tình trạng áp xe quanh amidan, người bệnh thường đối mặt với những triệu chứng điển hình như: Sốt cao, ớn lạnh, khó nhai nuốt thức ăn, khó há miệng, sưng cổ hoặc hai bên má, đau đầu, đau họng, đau tai, xuất hiện các hạch cổ, hôi miệng, giọng nói bị khàn đặc.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Trẻ bị viêm họng nhưng ho có thể là do tình trạng áp xe quanh amidan gây nên

Nếu như áp xe quanh amidan mới chỉ ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt theo đúng liều lượng, từ từ các triệu chứng sẽ giảm bớt và khỏi hẳn. Nhưng nếu bệnh trở nặng hoặc viêm sưng thấy có mủ thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật chích rạch khối áp xe để dẫn lưu mủ ra bên ngoài.

Trường hợp bệnh quá nặng có khi phải thực hiện chích rạch 2 – 3 lần thì mới loại bỏ hết dịch mủ. Song song với đó là uống kháng sinh, chống viêm, giảm đau thì bệnh mới được loại bỏ triệt để. Áp xe quanh amidan cần phải được điều trị sớm, triệt để, không nên chủ quan vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng phổi, tắc đường thở, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, viêm màng não.

Đừng Bỏ Lỡ: Top 7 Cách Chữa Viêm Họng Mãn Tính Dân Gian Đơn Giản Và Hiệu Quả Tại Nhà

3. Bệnh bạch cầu đơn nhân

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cũng có thể đang mắc phải bệnh bạch cầu đơn nhân. Căn bệnh này có nguy cơ lây nhiễm nhanh chóng thông qua việc tiếp xúc với các dịch tiết của người bệnh. Thời gian ủ bệnh khá lâu, kéo dài trong khoảng 4 – 6 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn lây.

Bệnh bạch cầu đơn nhân thường có các triệu chứng tương tự như đối với bệnh cảm cúm, cảm lạnh chẳng hạn như: Đau họng khó nuốt, sốt cao trên 38 độ, sưng hạch ở cổ, bẹn hoặc nách, phát ban toàn thân, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, đổ mồ hôi nhiều đặc biệt là vào ban đêm nên khiến trẻ bị mất ngủ thường xuyên.

Chứng bạch cầu đơn nhân có thể gây ra các biến chứng như sưng amidan, vàng da, viêm gan, ảnh hưởng đến tim, hệ thần kinh trung ương. Hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh, nên bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể. Nếu bị sốt cao cần sử dụng thêm một số loại thuốc như Ibuprofen hoặc Acetaminophen để hạ sốt nhanh.

4. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày ở trẻ là tình trạng khá phổ biến, nguyên nhân có thể là do dạ dày của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, cơ thắt thực quản hoạt động không bình thường dẫn đến tình trạng dịch vị dưới dạ dày bị trào ngược lên cổ họng. Trong khi đó các dịch vị này có chứa rất nhiều acid khiến cho niêm mạc họng bị bào mòn, tổn thương lâu ngày dẫn đến viêm họng.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Trào ngược dạ dày khiến niêm mạc họng bị bào mòn gây nên tình trạng viêm họng

Ngoài tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho, bệnh còn có thể gây ra một số triệu chứng bất lợi khác cho con trẻ như: Ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, chán ăn, bú kém, hay bị sặc sữa, quấy khóc, chậm tăng cân, thiếu máu. Nếu không may trẻ bị trào ngược dạ dày, cha mẹ cần chú ý thăm khám và điều trị sớm nhất cho bé, tránh để lâu trẻ không hấp thụ được thức ăn dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển toàn diện và gặp các biến chứng nguy hiểm khác.

5. Hội chứng chảy dịch mũi sau

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cũng có thể cảnh báo cơ thể đang gặp phải hội chứng chảy dịch mũi sau. Thông thường ở mũi họng sẽ tiết ra một lượng dịch nhầy vừa đủ để làm mềm, làm ấm màng mũi tránh tình trạng khô gây viêm, nhiễm trùng và loại bỏ các dị vật. Nhưng vì một số lý do nào đó mà lượng dịch tiết này tăng quá mức khiến chúng bị dư thừa, tích tụ lại và chảy ngược xuống cổ họng gây viêm họng thay vì đào thải ra bên ngoài thông qua mũi.

Hội chứng chảy dịch mũi sau thường có những triệu chứng cụ thể như: Ngứa hoặc đau rát cổ họng, buồn nôn, nôn, hắng giọng, khạc nhổ do có cảm giác vướng víu ở cổ họng, hơi thở có mùi. Nếu như cơ thể xuất hiện các triệu chứng điển hình như dịch nhầy có mùi hôi khó chịu, sốt cao kéo dài hơn 2 ngày, thở khò khè, khó thở cần thăm khám ngay.

Ngoài uống thuốc kháng sinh, kháng Histamin, thuốc long đờm, sử dụng dung dịch súc họng, rửa mũi…Người bệnh cần chú ý tự cải thiện triệu chứng tại nhà bằng cách uống nhiều nước, nằm gối đầu cao hơn thân mình, tránh xa các tác nhân dị ứng, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

6. Do thói quen thở bằng miệng

Trẻ nhỏ thường có thói quen thở bằng miệng, nhất là khi ngủ ban đêm. Sau một khoảng thời gian thở bằng miệng sẽ khiến cho cổ họng trẻ bị khô, dễ dẫn đến tình trạng đau rát họng. Với những trẻ thường xuyên nằm máy lạnh thì tình trạng này lại càng nghiêm trọng hơn, bởi vì trong không khí có chứa nhiều vi khuẩn độc hại, trẻ há miệng thở thường xuyên sẽ khiến các tác nhân độc lại này xâm nhập vào vùng hầu họng gây viêm nhiễm.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Thường xuyên thở bằng miệng có thể khiến trẻ bị viêm họng, đau rát cổ họng nhưng không ho

Tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho ngoài nguyên nhân do thói quen thở bằng miệng gây khô họng, cũng có thể do: Trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm cúm, viêm mũi họng cấp, viêm xoang, viêm amidan, do chấn thương mũi, cấu tạo mũi không bình thường, thay đổi cấu trúc hàm. Những lúc này cha mẹ cần thăm sớm cho con để có hướng xử lý kịp thời, tránh chủ quan gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Đọc Thêm: Gợi ý 7 Loại Thuốc Trị Viêm Họng Tốt Nhất, Hiệu Quả Nhất Thị Trường Hiện Nay

7. Xuất hiện khối u thực quản

Khối u thực quản xuất hiện là do rối loạn tế bào hay hoạt động tăng sinh bất thường. Hầu hết trẻ gặp phải tình trạng này thường bị đau họng, có cảm giác vướng mắc ở cổ, khó nuốt, hay khạc nhổ nên khàn tiếng, đau ngực, trào ngược acid, hay bị nấc cụt, ợ hơi, nghẹt thở, chảy nước dãi, ít khi bị ho hoặc sốt cao.

Nếu thấy con trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, cha mẹ nên chủ động thăm khám để có hướng điều trị hợp lý. Bởi vì u thực quản có thể là u lành hoặc u ác. Trường hợp u lành sẽ được phẫu thuật kết hợp uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, sau khoảng vài tuần sẽ khỏi bệnh. Còn nếu như u ác, cộng thêm bệnh tiến triển nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Biện pháp điều trị viêm họng không ho cho trẻ

Tương tự như các bệnh lý khác, muốn điều trị bệnh một cách triệt để, đảm bảo an toàn cho trẻ, trước hết cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm Y tế lớn để thăm khám. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường sẽ kết hợp sử dụng thuốc Tây y và tự cải thiện các triệu chứng tại nhà, cụ thể như:

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh

Trường hợp viêm họng không ho do các bệnh lý viêm nhiễm đường hầu họng như viêm họng cấp, viêm mũi họng cấp, viêm amidan thì bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc bao gồm: Thuốc kháng sinh (dành cho những chứng bệnh do vi khuẩn gây ra), kháng viêm, kháng acid, thuốc Steroid.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Trường hợp viêm nhiễm hầu họng do vi khuẩn, cần sử dụng kháng sinh cho trẻ thì mới khỏi bệnh

Cha mẹ cần theo sát trẻ và cho con trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng ghi trên toa, tuyệt đối không được thêm bớt hoặc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Sau khi uống hết liệu trình cần tái khám bệnh cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên chủ quan vì bệnh có thể tái phát lại.

Một số trường hợp bệnh nặng chẳng hạn như viêm amidan mãn tính quá phát hoặc xuất hiện các khối u thực quản thì bác sĩ cần xem xét, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan, khối u thì bệnh mới khỏi hoàn toàn.

Xem Thêm: Đau Họng Đau Đầu Là Bệnh Gì? Các Phương Pháp Điều Trị

2. Chữa viêm họng không ho cho trẻ bằng mẹo dân gian

Sau khi thăm khám, biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh là do các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên thì ngoài việc uống thuốc Tây điều trị, cha mẹ hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng viêm họng cho trẻ bằng cách áp dụng các mẹo dân gian ngay tại nhà, cụ thể như:

Sử dụng chanh đào mật ong:

Chanh đào kết hợp mật ong có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần lưu ý, không nên sử dụng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bởi vì mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ. Cách làm đơn giản như sau:

  • Lấy khoảng 10 quả chanh đào vừa đủ già, rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng sắp vào lọ thủy tinh.
  • Đổ mật ong nguyên chất vào hũ rồi đậy kín nắp.
  • Đợi khoảng 4 tuần là có thể dùng được, mỗi lần trẻ có dấu hiệu viêm họng, đau họng mẹ lấy 1 muỗng chanh đào cho trẻ uống trực tiếp hoặc cũng có thể pha loãng với nước ấm để trẻ uống dễ dàng hơn.
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Sử dụng chanh đào mật ong giúp trị viêm họng, đau rát họng hiệu quả

Quất chưng đường phèn:

Quất chứa rất nhiều Vitamin C và acid, trong khi đó đường phèn có vị ngọt, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm tốt. Do đó khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành bài thuốc chữa viêm họng cho trẻ hiệu quả. Cách làm đơn giản như sau:

  • Chỉ cần lấy khoảng 5 quả quất tươi, rửa sạch, cắt đôi.
  • Cho vào bát, thêm vào đó 2 – 3 muỗng đường phèn, cho vào nồi hấp cách thủy.
  • Hấp trong khoảng 15 phút thì tắt bếp.
  • Mỗi lần dùng lấy 1 muỗng hỗn hợp quất, đường phèn cho trẻ uống.
  • Mỗi ngày nên thực hiện 3 – 4 lần đều đặn, cần kiên trì trong khoảng 4 ngày sẽ thấy triệu chứng viêm họng thuyên giảm hẳn.

Lá hẹ hấp đường phèn:

Trong lá hẹ chứa thành phần Sulfide có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và diệt khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Do đó có thể kết hợp với đường phèn để thực hiện chữa trị viêm họng tại nhà cho trẻ. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 200 gam lá hẹ rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng khúc ngắn khoảng 2cm.
  • Cho lá hẹ vào chén, thêm vào đó 50 gam đường phèn, cho vào nồi hấp cách thủy.
  • Hấp trong khoảng 15 phút cho đến khi đường phèn tan hết, lá hẹ chín mềm thì tắt bếp.
  • Chờ cho hỗn hợp nguội bớt thì lấy cho bé dùng, mỗi lần chỉ nên uống 2 muỗng nhỏ, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
  • Kiên trì thực hiện trong ít nhất 3 – 4 ngày các triệu chứng bệnh mới thuyên giảm.

Những cách chữa viêm họng bằng mẹo dân gian kể trên vừa lành tính vừa mang lại hiệu quả cao. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo để giúp làm giảm nhanh các triệu chứng viêm họng tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên, nếu như những phương pháp có sử dụng mật ong thì không nên áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi để tránh tình trạng ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3. Cải thiện triệu chứng viêm họng tại nhà cho trẻ

Song song với việc uống thuốc theo đơn, áp dụng mẹo dân gian chữa trị bệnh thì cha mẹ cần chú ý thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học cho trẻ. Từ đó các triệu chứng mới nhanh thuyên giảm, bệnh mới nhanh khỏi. Cụ thể cần thực hiện một số vấn đề sau:

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Cho trẻ ăn uống đủ chất, uống nhiều nước sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch nhanh khỏi bệnh
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước ấm để tránh tình trạng mất nước, đồng thời cải thiện triệu chứng khô họng.
  • Tập cho trẻ súc họng, súc miệng bằng nước muối loãng để làm giảm sưng viêm, loại bỏ vi khuẩn ra khỏi hầu họng.
  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều, hạn chế chạy nhảy quá sức, la hét mạnh. Vì những điều này sẽ khiến cho trẻ mất sức đồng thời các tổn thương vùng hầu họng sẽ tăng lên.
  • Vệ sinh không gian nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, tránh để trẻ tiếp xúc nhiều với các tác nhân có khả năng gây dị ứng như lông chó mèo, len dạ, phấn hoa, bụi bẩn, mạt cưa, chất tẩy rửa.
  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí hay máy xông hơi để tránh tình trạng con bị khô họng, ngứa rát họng.
  • Hạn chế cho trẻ nằm ngủ trong phòng máy lạnh, thay vào đó nên cho trẻ nằm ở những nơi thoáng khí, mát mẻ.
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất bằng các món ăn mềm, giàu dinh dưỡng như thịt cá, rau củ quả tươi xanh.
  • Kiêng cho trẻ uống nước lạnh, nước đá, kem lạnh hay ăn bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến cổ họng bị kích ứng nặng nề hơn.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một số chứng bệnh viêm nhiễm đường hầu họng khác ngoài viêm họng. Do đó ngay khi thấy con trẻ có dấu hiệu khác thường, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có hướng xử lý đúng cách, kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe cho con trẻ.

Có Thể Bạn Muốn Biết:

Câu hỏi liên quan

Bị viêm họng nên uống nước nóng hay lạnh là tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng cả nước lạnh và nước nóng đều...

Xem chi tiết

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài nhiều...

Xem chi tiết

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do chúng ta uống quá nhiều đồ lạnh, đặc thù công việc nói quá to, quá nhiều, thường xuyên hoặc do bệnh cảm lạnh,...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Viêm họng là một trong những căn bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp trên rất phổ biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng cho người khác,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe