Trẻ Bị Viêm Amidan Có Mủ – Tình Trạng Chớ Nên Xem Thường

Viêm amidan có mủ rất dễ khởi phát ở trẻ em do sức đề kháng của trẻ còn yếu và trẻ chưa thể chủ động trong việc phòng ngừa bệnh. Đây là bệnh lý mãn tính nguy hiểm, cần được điều trị đúng cách để tránh đe dọa đến tính mạng của trẻ. Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này và có thể đưa ra biện pháp can thiệp đúng cách khi bệnh khởi phát ở trẻ.

Viêm amidan có mủ ở trẻ em là bệnh lý mãn tính nguy hiểm
Viêm amidan có mủ ở trẻ em là bệnh lý mãn tính nguy hiểm

Viêm amidan có mủ ở trẻ em là gì?

Amidan là tổ chức lympho nằm ở hai bên vòm họng. Đây là vị trí thường xuyên bị vi khuẩn tấn công nên rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Khi mới khởi phát, tình trạng viêm amidan chỉ xảy ra ở giai đoạn cấp tính. Nếu không tiến hành điều trị, tình trạng viêm sẽ diễn ra kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần và tiến triển sang giai đoạn mãn tính.

Viêm amidan có mủ ở trẻ em xảy ra khi bệnh viêm amidan cấp tính không được điều trị dứt điểm, làm xuất hiện mủ trắng ở quanh khối amidan. Trẻ em có sức đề kháng yếu nên dễ khởi phát bệnh và dễ phát sinh biến chứng. Lúc này, amidan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng khó chịu như khàn tiếng, đau rát cổ họng, khó thở,… Đồng thời, sức khỏe của trẻ còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, ngay khi bệnh khởi phát ở trẻ em, bố mẹ cần chủ động trong việc điều trị bệnh cho bé, tránh để phát sinh biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm amidan có mủ ở trẻ

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm amidan có mủ ở trẻ em là do không dứt điểm bệnh viêm amidan cấp tính. Việc bé sử dụng quá nhiều kháng sinh cũng sẽ khiến triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn và hình thành nên mủ. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau đây:

  • Do cấu trúc của amidan: Cấu trúc amidan có nhiều vách ngăn và hốc, dễ bị tích tụ thức ăn và lắng đọng hại khuẩn. Theo thời gian, hại khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ và hình thành nên khối mủ trông như bã đậu. Khi ăn uống, thức ăn sẽ cọ sát vào khiến chúng bị bật ra ngoài, gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Ảnh hưởng từ môi trường sống: Sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi,… sẽ có tác động xấu đến sức khỏe hệ hô hấp, điều này đã làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát khi khí hậu thay đổi đột ngột khiến hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Mắc bệnh tai mũi họng: Ba cơ quan hô hấp này có cấu tạo liên thông với nhau. Nếu một trong ba cơ quan bị nhiễm khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tại các cơ quan còn lại.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bệnh viêm amidan có mủ cũng rất dễ khởi phát ở những trẻ có thói quen ăn uống thiếu khoa học. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, chất kích thích,… sẽ tạo cơ hội cho hại khuẩn phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Thói quen tiêu thụ đồ ăn nhanh của trẻ là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh
Thói quen tiêu thụ đồ ăn nhanh của trẻ là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm amidan có mủ

Viêm amidan có mủ khi khởi phát ở trẻ cần được xử lý đúng cách và kịp thời để tránh các rủi ro không mong muốn. Vì thế, ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bố mẹ cần chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Theo bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng viêm amidan có mủ ở trẻ em biểu hiện ra ngoài rất rõ ràng và dễ nhầm lẫn với bệnh ung thư vòm họng. Điều này đã dẫn đến tình trạng sai lầm trong phương pháp điều trị, khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, bố mẹ cần nắm rõ những kiến thức về bệnh lý này để sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp can thiệp đúng cách. Các triệu chứng thường gặp khi bệnh viêm amidan có mủ khởi phát ở trẻ em là:

  • Xuất hiện các hạt lấm tấm tại khối amidan, hốc amidan có mủ màu trắng hoặc xanh. Amidan bị sưng đỏ và có dịch trắng nổi trên bề mặt.
  • Bị khô họng và đau rát cổ họng, cơn đau thường khởi phát đột ngột và có thể lan rộng đến mang tai.
  • Miệng tiết nước bọt liên tục, trẻ gặp khó khăn khi nhai và nuốt thức ăn.
  • Bé bị sốt, thân nhiệt tăng cao, nhiều trẻ sẽ bị sốt trên 40 độ.
  • Ho dai dẳng, có thể là ho khan hoặc ho có đờm
  • Khi hắt hơi sẽ thấy các hạt nhỏ màu trắng xanh văng ra kèm theo mùi hôi rất khó chịu.
  • Trẻ bị đau ở hai bên cổ hoặc dưới hàm, xuất hiện hạch cứng ở cổ.

Xem thêm: Bệnh Viêm Amidan Có Ăn Xôi Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Trẻ bị viêm amidan có mủ nguy hiểm không?

Khi bệnh viêm amidan có mủ khởi phát, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng và gây ra một số khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng viêm có thể phát triển lây lan đến các cơ quan lân cận và khởi phát nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Với những trường hợp nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm amidan có mủ ở trẻ em là giai đoạn mãn tính của bệnh viêm amidan cấp tính. Chính vì thế, bệnh rất khó chữa và có nguy cơ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các biến chứng đó là:

  • Biến chứng tại chỗ: Gây áp xe amidan với các biểu hiện như sốt, chảy dãi, sưng hạch, thay đổi giọng nói, đau hàm, đau tai,… Điều này đã làm gia tăng nguy cơ viêm phổi, tắc nghẽn cổ họng và viêm nhiễm các cơ quan cận kề.
Viêm amidan có mủ sẽ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Viêm amidan có mủ sẽ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
  • Biến chứng gần: Tăng nguy cơ khởi phát các bệnh lý viêm nhiễm tại các cơ quan lân cận như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm nướu,… Trẻ phải đối mặt với các triệu chứng như sốt, đau tai, khó nghe, quấy khóc, bỏ ăn, mất thăng bằng,…
  • Biến chứng xa: Với những trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng đến khớp và thận với biến chứng sốt thấp khớp, viêm cầu thận,… Khi phát sinh biến chứng này trẻ sẽ có các biểu hiện như tim đập nhanh, khó thở, đánh trống ngực, xuất hiện nốt đỏ dưới da,…
  • Biến chứng toàn thân: Trẻ bị ngưng thở khi ngủ khiến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, bé luôn cảm thấy mệt mỏi và khó tập trung. Mẹ có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như ngáy bất thường, tiếng thở to, đái dầm, gặp ác mộng,…

Cách điều trị viêm amidan có mủ ở trẻ

Viêm amidan có mủ nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngược lại, nếu bạn có biện pháp can thiệp đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện và không tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, ngay khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị tích cực. Dưới đây là các cách điều trị viêm amidan có mủ ở trẻ được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Tuy nhiên, trẻ em có sức đề kháng còn yếu, việc dùng thuốc Tây điều trị bệnh cần được thực hiện đúng cách để tránh gây tác động xấu đến sức khỏe. Bố mẹ không tự ý mua thuốc cho bé dùng khi chưa có đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị bệnh viêm amidan có mủ ở trẻ em là:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Được kê đơn với những trường hợp trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ
  • Thuốc chống viêm: Có tác dụng giảm phù nề và sưng đỏ tại amidan
  • Thuốc co mạch: Được kê đơn khi trẻ bị sổ mũi và chảy nước mũi
  • Thuốc giảm ho: Sử dụng cho những bé bị ho nhiều, xuất hiện đờm đặc bên trong cổ họng gây khó khăn khi khạc nhổ.
  • Kháng sinh: Được kê đơn cho những trường hợp khởi phát bệnh do nhiễm trùng và có nguy cơ phát sinh biến chứng.
  • Thuốc súc họng: Được sử dụng nhằm mục đích làm sạch khoang họng, ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm thông tin: Nguyên Nhân Bé Bị Viêm Amidan Tái Phát Nhiều Lần Và Cách Trị

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn dùng thuốc điều trị đúng cách
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn dùng thuốc điều trị đúng cách

Can thiệp ngoại khoa

Việc cắt amidan cần hạn chế thực hiện khi bệnh viêm amidan khởi phát ở trẻ em, tránh gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Phương pháp này được chỉ định thực hiện cuối cùng khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều không mang lại hiệu quả tích cực. Các trường hợp cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan là:

  • Bệnh tái phát nhiều hơn 5 lần/năm
  • Có nguy cơ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Amidan bị sưng to với kích thước lớn khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn uống
  • Nghi ngờ có khối u ác tính tại amidan.

Phương pháp điều trị bệnh bằng cách phẫu thuật cắt bỏ amidan còn rất nhiều hạn chế, có thể phát sinh một số rủi ro không mong muốn sau thực hiện. Điển hình là rối loạn đông máu, thay đổi giọng nói, nhiễm trùng,… thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Vì thế, bố mẹ cần phải cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn điều trị bệnh cho trẻ bằng phương pháp này.

Nên xem: Viêm Amidan Có Gây Sốt Không Và Tình Trạng Sốt Kéo Dài Bao Lâu? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Mẹo điều trị tại nhà

Nếu tình trạng bệnh chưa tiến triển sang mức độ nghiêm trọng, bố mẹ có thể tận dụng các loại dược liệu lành tính có sẵn trong vườn nhà để điều trị bệnh cho bé. Mẹo trị bệnh này có cách thực hiện đơn giản, ít tốn kém chi phí và không phát sinh tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

  • Trị bệnh bằng mật ong và quất: Rửa sạch 5 quả quất, bổ đôi rồi cho vào chén. Thêm 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất vào rồi đem đi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút là được. Chắt lấy phần nước thu được, cho trẻ ngậm sau bữa ăn khoảng 30 phút. Nên thực hiện 3 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Trị bệnh bằng lá hẹ và đường phèn: Rửa sạch 1 nắm lá hẹ tươi, để ráo nước rồi cắt thành khúc nhỏ. Cho hẹ vào bát, thêm 3 thìa đường phèn vào rồi đem đi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Đem hỗn hợp trên cho trẻ ngậm rồi nuốt từ từ, thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày. Sau 1 tuần thực hiện, triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Các mẹo điều trị bệnh viêm amidan có mủ ở trên mang lại hiệu quả khá chậm, bạn cần cho bé áp dụng đều đặn mỗi ngày trong một khoảng thời gian khá dài mới mang lại hiệu quả tích cực. Việc áp dụng ngắt quãng giữa chừng cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Điều trị viêm amidan có mủ tại nhà cho bé bằng mật ong và quất tươi
Điều trị viêm amidan có mủ tại nhà cho bé bằng mật ong và quất tươi

Lưu ý khi trẻ bị viêm amidan có mủ

Khi bệnh viêm amidan có mủ khởi phát, sức khỏe tổng thể sẽ dần suy yếu, khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Vì thế, bên cạnh việc điều trị chuyên khoa thì bố mẹ cũng cần chú trọng đến việc chăm sóc bé. Chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ hỗ trợ quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh nhiều lần. Một số điều bố mẹ cần phải lưu ý khi chăm sóc trẻ là:

  • Khi bệnh đang khởi phát, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn giúp cơ thể có thời gian phục hồi, hạn chế vui chơi và học tập quá sức.
  • Nên nhắc bé uống nhiều nước để cấp ẩm cho niêm mạc họng. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc ấm, nước trái cây hoặc trà thảo mộc.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng lỏng dễ nuốt như cháo, súp, canh,…
  • Trường hợp trẻ phải sinh hoạt trong môi trường máy lạnh, mẹ nên sử dụng thêm máy phun sương hoặc máy cấp ẩm để làm tăng độ ẩm không khí, tránh để bé bị khô họng.
  • Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách giúp loại bỏ bớt tác nhân gây hại tồn tại bên trong hệ hô hấp. Cụ thể là đánh răng 2 lần/ngày, súc họng bằng nước muối,…
  • Không nên đưa bé đến những nơi bị ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí,… Đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài và hạn chế cho bé tiếp xúc với những người đang mắc bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp của trẻ khi thời tiết thay đổi đột ngột. Nên giữ ấm ngực và chân tay của bé, hạn chế sử dụng máy sưởi, không cho bé uống nước đá hoặc ăn đồ lạnh,..

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm amidan có mủ ở trẻ em, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ và bảo vệ trẻ. Viêm amidan có mủ được xem là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị đúng cách để tránh tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.

Có thể bạn quan tâm: