Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất phổ biến, xảy ra ở hơn 50% trường hợp. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tự thuyên giảm hoàn toàn khi trẻ đủ 12 – 18 tháng tuổi. Dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng chứng trào ngược có thể khiến trẻ chậm tăng cân, sụt cân và gặp phải một số vấn đề hô hấp mãn tính. 

trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh
Hơn 50% trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết

Trào ngược dạ dày thực quản (trào ngược axit dạ dày) là chứng bệnh tiêu hóa khá phổ biến. Bệnh lý này xảy ra khi dịch vị cùng với thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và một số cơ quan phía trên như thanh quản, phổi và khoang miệng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến người trưởng thành mà còn xảy ra ở cả trẻ sơ sinh.

Trào ngược dạ dày là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đa phần chứng trào ngược xảy ra ở trẻ trong độ tuổi này đều là phản ứng sinh lý do chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện và có thể tự khỏi khi trẻ đủ 12 – 18 tháng tuổi. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh cũng có thể gây viêm thực quản và các biến chứng hô hấp như thở khò khè, ho khan, ho có đờm, khó thở,…

Để có phương hướng xử lý kịp thời, phụ huynh cần nhận biết chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh ngay từ khi bệnh mới bùng phát. Tương tự như trào ngược dạ dày ở người lớn, chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh thường gây ra các triệu chứng như:

biểu hiện trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh
Trớ sữa là biểu hiện điển hình của chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh
  • Thường xuyên nôn trớ sữa/ thức ăn.
  • Trẻ bị ho.
  • Thở khò khè/ thở rít.
  • Đôi khi bị ngưng thở ngắt quãng.
  • Chậm tăng cân hoặc có thể gây sụt cân.

Trẻ sơ sinh chưa có khả năng giao tiếp nên phụ huynh gần như không phát hiện một số dấu hiệu điển hình của bệnh như nóng rát thượng vị, cảm giác chua/ đắng ở miệng, đầy hơi, chướng bụng,… Tuy nhiên nếu chú ý quan sát, phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh (khác với nôn ói). Trong trường hợp triệu chứng này xảy ra với tần suất thường xuyên, nên cân nhắc đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.

Tìm hiểu thêm: Cách Nhận Biết Và Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em An Toàn, Hiệu Quả

Phân loại chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh được phân thành 2 loại đó là trào ngược dạ dày bệnh lý và trào ngược dạ dày sinh lý. Tuỳ từng loại mới có ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. cụ thể như sau:

Trào ngược dạ dày sinh lý

Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi với các triệu chứng bị trớ sữa nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên trẻ vẫn sinh hoạt như bình thường, vẫn lên cân và không bị tái khò khè tái phát nhiều lần.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mẹ cho bé bú sai tư thế, khiến sữa bị trào ngược lên miệng. Ngoài ra, nó có thể xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, cơ thắt thực quản bên dưới của trẻ đóng mở chưa đều. Mặc dù vậy, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi trào ngược sinh lý sẽ giảm dần theo thời gian.

Hầu hết trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đều bị trào ngược dạ dày, sau đó sẽ khỏi dần khi trẻ biết đi. Tuy nhiên nếu trẻ đã được 18 tháng tuổi mà vẫn bị trào ngược thì đây có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản hoặc của một căn bệnh nghiêm trọng nào đó.

Trào ngược dạ dày bệnh lý

Trào ngược dạ dày bệnh lý xảy ra đối với trẻ trên 1 tuổi. Triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ đó là hay bị nôn trớ, giọng khàn, hơi thở khò khè trong lúc ngủ, trẻ cọc tính, cáu kỉnh, quấy khóc liên tục, biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, hen phế quản, viêm phổi tái phát.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do trẻ bị mắc dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày làm cho cơ thắt thực quản suy yếu. Trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân hoặc hở van tim bẩm sinh.

Trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, đưa ra được hướng điều trị kịp thời và phù hợp.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tháng Tuổi: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

nguyên nhân trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh
Dị ứng sữa là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
  • Cơ vòng thực quản dưới chưa hoàn thiện: Cơ vòng thực quản dưới (LES) chịu trách nhiệm đóng – mở nhằm ngăn hiện tượng dịch vị cùng với thức ăn trào ngược lên thực quản, khoang miệng. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi, chức năng của cơ quan này chưa thực sự hoàn thiện. Do đó, dịch vị cùng với thức ăn bên trong dạ dày có thể trào ngược lên những cơ quan nằm phía trên.
  • Đặc điểm của dạ dày: Khác với người trưởng thành, dạ dày của trẻ sơ sinh thường nằm ngang và có kích thước nhỏ hơn so với bình thường. Chính vì vậy, trẻ rất dễ gặp phải tình trạng trớ sữa, chậm tiêu hóa thức ăn, bụng đầy trướng và khó tiêu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Chậm làm rỗng dạ dày: Chậm làm rỗng dạ dày (liệt dạ dày) là tình trạng dạ dày co thắt không ổn định khiến thức ăn ứ đọng trong thời gian dài. Tình trạng này làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới và kết quả là gây ra tình trạng trớ thức ăn.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như dị ứng thức ăn (chủ yếu là dị ứng sữa), bất thường về giải phẫu (thoát vị hoành, hẹp tá tràng,…).

Bên cạnh những nguyên nhân chính, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cũng có thể bùng phát khi có một số yếu tố thuận lợi như:

  • Trẻ sơ sinh bị thừa cân.
  • Cho trẻ bú quá no.
  • Do tư thế nằm bú.
  • Thai phụ sử dụng thức uống chứa caffeine hoặc thuốc lá khiến nguồn sữa bị ảnh hưởng. Tình trạng này cũng có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày và nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

Có thể bạn quan tâm: Trào Ngược Dịch Mật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Trào ngược axit dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Thống kê cho thấy, hơn 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày và đa phần đều vô hại, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 6 tháng tuổi và có xu hướng thuyên giảm dần theo thời gian.

nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Theo số liệu thống kê, có khoảng 85% trẻ thuyên giảm chứng trào ngược hoàn toàn trước 12 tháng và 95% trường hợp thuyên giảm sau 18 tháng. Trong đó chỉ có 1% trẻ gặp phải các biến chứng như:

  • Chậm tăng cân hoặc giảm cân.
  • Nghẹt thở do dịch vị tràn vào đường thở.
  • Viêm thực quản.
  • Hẹp thực quản.

Nhìn chung, chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh đều là phản ứng sinh lý khi chức năng của cơ vòng thực quản dưới chưa hoàn thiện. Tình trạng này hoàn toàn vô hại và hiếm khi đe dọa đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên một số ít trẻ có thể bị nghẹt thở, ngưng thở ngắt quãng và nôn ra dịch mật (màu xanh) hoặc máu. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng này, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị tốt nhất

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi trẻ sơ sinh bị trào ngược, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay nếu trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Trẻ bị nôn nhiều, thậm chí là nôn ra máu.
  • Trẻ bị tiêu chảy hoặc đi ngoài ra máu.
  • Trẻ bị viêm phổi hoặc viêm phổi tái phát.
  • Chậm tăng cân, bỏ ăn bỏ uống.
  • Trẻ quấy khóc kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ.
  • Trẻ bị nôn ngay sau khi bú.
  • Thường xuyên thấy trẻ có hiện tượng ợ nóng, đau bụng, đau vùng giữa ngực và cổ họng.
  • Trẻ lừ lừ, mệt mỏi, cơ thể yếu, thiếu sức sống.
  • Trẻ kêu chua miệng, cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, đau hoặc khó nuốt.
  • Xuất hiện các vấn đề về hô hấp khác như thở khò khè, ho mãn tính, khàn giọng.

Những dấu hiệu trên có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như trào ngược dạ dày thực quản hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa. Do đó phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Chẩn đoán tình trạng này chủ yếu dựa trên thăm khám lâm sàng. Chỉ trong trường hợp gặp phải các biến chứng như nôn ra máu/ dịch mật, chậm tăng cân, tiêu chảy,… trẻ mới được chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

  • Thăm khám lâm sàng.
  • Chụp X-Quang cản quang.
  • Đo độ pH thực quản.
  • Nội soi dạ dày.

Qua các kỹ thuật chẩn đoán này, bác sĩ có thể loại trừ các nguyên nhân gây trớ thức ăn khác như rối loạn thần kinh, viêm dạ dày ruột,…

Tham khảo thêm: Mách Bạn Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà

Cách chữa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Phần lớn các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là phản ứng sinh lý và hoàn toàn vô hại với sức khỏe. Trong trường hợp không có biến chứng, trẻ sẽ được điều trị bằng thay đổi chế độ ăn và một số thói quen sinh hoạt. Chỉ khi cần thiết, trẻ mới được chỉ định dùng thuốc và phẫu thuật.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh:

1. Thay đổi chế độ ăn

Thay đổi chế độ ăn là một trong những biện pháp chính được áp dụng để điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản. Với những trường hợp nhẹ, biện pháp này có thể giảm tình trạng trớ thức ăn và một số triệu chứng đi kèm đáng kể.

dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái khi bú sữa để giảm áp lực ổ bụng và ngăn ngừa hiện tượng trào ngược

Chế độ ăn giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì cho trẻ bú 2 – 3 lần như thông thường, mẹ nên cho trẻ bú 5 – 6 lần và giảm lượng sữa bú trong mỗi bữa. Biện pháp này có thể giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới và giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn. Từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và một số triệu chứng tiêu hóa khác như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
  • Thay đổi loại sữa: Trong trường hợp trẻ bị dị ứng sữa, nên thay đổi loại sữa theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này có thể hạn chế được tình trạng nôn trớ và một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, trẻ ăn uống kém, chậm tăng cân hoặc giảm cân.
  • Chú ý tư thế trong và sau khi bú: Khi cho trẻ bú, mẹ nên nâng phần đầu và thân trên của trẻ cao hơn so với phần bụng và chân để đảm bảo sữa lưu thông thuận lợi từ thực quản đến dạ dày và đường ruột. Ngoài ra sau khi bú, nên giữ trẻ ở tư thế đứng trong 30 phút để ngăn trào ngược. Đồng thời cần cho trẻ mặc quần áo rộng và tránh đè, ép lên vùng bụng của bé – đặc biệt là trong và sau khi bú.

Thức ăn chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc các sản phẩm sữa công thức. Do đó, điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ chủ yếu là thay đổi một số thói quen để làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới (LES) nhằm ngăn ngừa hiện tượng trào ngược.

XEM NGAY: Điểm danh TOP 9 món ăn cho người trào ngược dạ dày bạn nên biết

2. Điều chỉnh tư thế ngủ

Điều chỉnh tư thế ngủ có thể giảm phần nào các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh, tư thế nằm nghiêng bên trái có thể gây khó thở và ngưng thở khi ngủ. Để kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh, phụ huynh nên điều chỉnh tư thế ngủ của bé theo hướng dẫn sau:

xử lý trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Cho trẻ nằm gối cao và nằm ở tư thế ngửa có thể ngăn ngừa hiện tượng trào ngược đáng kể
  • Cho trẻ nằm ngửa để hạn chế trào ngược, đồng thời đảm bảo quá trình hô hấp trong khi ngủ diễn ra thuận lợi
  • Kê đầu cao nhằm nâng phần thực quản cao hơn so với dạ dày. Điều này có thể giúp làm giảm hiện tượng trào ngược axit cùng với thức ăn từ dạ dày lên thực quản và khoang miệng
  • Phụ huynh nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm gối chống trào ngược để hỗ trợ kiểm soát tình trạng trào ngược axit dạ dày

Có thể bạn chưa biết: Bị Trào Ngược Dạ Dày Nằm Nghiêng Được Không? Cách Nằm Như Thế Nào Là Đúng?

3. Dùng thuốc khi cần thiết

Sử dụng thuốc chỉ được cân nhắc khi trẻ gặp phải các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản như viêm hoặc hẹp thực quản. Hầu hết các cơ quan ở trẻ sơ sinh đều chưa hoàn thiện về chức năng. Chính vì vậy, trẻ rất dễ gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Để đảm bảo an toàn, phụ huynh chỉ nên dùng thuốc cho bé khi có chỉ định của bác sĩ.

xử lý trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trẻ có thể được chỉ định thuốc trong trường hợp trào ngược dạ dày gây biến chứng viêm xước hoặc loét thực quản

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh:

  • Thuốc kháng histamine H2: Thuốc kháng histamine H2 có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị, từ đó giảm áp lực lên cơ vòng thực quản và ngăn hiện tượng trào ngược rõ rệt. Với trẻ sơ sinh, loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Ranitidine với liều lượng 2mg/kg 2 – 3 lần/ ngày.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): PPI được cân nhắc sử dụng khi thuốc kháng histamine H2 không mang lại hiệu quả. Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự thuốc kháng histamine H2 nhưng hiệu quả nhanh và mạnh hơn nên thường được sử dụng với tần suất 1 lần/ ngày. Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng liên tục trong vài tuần để vùng niêm mạc thực quản bị viêm loét có thời gian hồi phục và tái tạo hoàn toàn.
  • Thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa dịch vị và giảm nhanh các triệu chứng do trào ngược gây ra như ợ nóng, trớ thức ăn, nóng rát thượng vị,… Nhóm thuốc này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời nên chủ yếu được sử dụng trong các đợt cấp. Khi sử dụng thuốc kháng axit, nên chú ý dùng cách các loại thuốc khác ít nhất 2 giờ đồng hồ để tránh ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.
  • Thuốc tăng nhu động dạ dày: Thuốc tăng nhu động dạ dày (Metoclopramide) được sử dụng để đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Từ đó làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới và ngăn hiện tượng dịch vị trào ngược lên thực quản, thanh quản và khoang miệng. Hiện nay, Metoclopramide ít được sử dụng cho trẻ sơ sinh do hiệu quả không quá rõ rệt nhưng nguy cơ và rủi ro cao.

Xem chi tiết: Top 6+ Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Bác Sĩ Khuyên Dùng

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật được xem xét trong trường hợp không có đáp ứng khi sử dụng thuốc và bệnh tiến triển nặng đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Phương pháp phẫu thuật được áp dụng chủ yếu là phẫu thuật bao đáy vị. Phương pháp này sử dụng phần trên của dạ dày bọc quanh đoạn thực quản để giúp cơ vòng thực quản dưới thắt chặt hơn nhằm ngăn hiện tượng trào ngược axit.

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp cụ thể
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp cụ thể

Thực tế cho thấy, đa phần các trường hợp trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản đều có đáp ứng tốt với điều trị nội khoa và rất ít trường hợp phải can thiệp phẫu thuật.

Tìm hiểu chi tiêt: Xét nghiệm trào ngược dạ dày là gì? Chi phí và địa chỉ khám bệnh

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày nên đi khám ở đâu?

Bệnh trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh nên được thăm khám và điều trị sớm để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những cơ sở điều trị bệnh uy tín, chất lượng, được nhiều phụ huynh đánh giá cao, bạn có thể tham khảo và lựa chọn 1 địa chỉ phù hợp để nhanh chóng đưa trẻ đi khám.

Bệnh viện nhi trung ương (Số 18/879 La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội)

Là bệnh viện Nhi khoa số 1 Việt Nam, Bệnh viện Nhi Trung ương luôn là địa chỉ dẫn đầu về chuyên môn nghiệp vụ cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nhằm cung cấp giải pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh. Trong đó, chuyên khoa sơ sinh của bệnh viện là nơi quy tụ những bác sĩ chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao. Không gian khám chữa bệnh tại đây cũng luôn đảm bảo sạch sẽ, vô trùng với hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tối ưu. Điện thoại liên hệ: 0246273 8532.

Bệnh viện nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh (Số 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM)

Bệnh viện nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện công lập chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em, tiếp nhận tất cả các trường hợp bệnh nhi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa trong đó có bệnh trào ngược dạ dày. Do đó, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa con em mình tới đây thăm khám và điều trị bệnh. Điện thoại liên hệ: (028) 2253 6688.

Bệnh viện nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện đa khoa Favina (Số 135A Thanh Ấm, Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội)

Bệnh viện đa khoa Favina là bệnh viện tuyến tỉnh duy nhất quy tụ đội ngũ các chuyên gia, tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú hàng đầu cả nhà nước đến từ các bệnh viện tuyến trung ương như: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương… Đến đây, người bệnh sẽ được thăm khám và điều trị bằng hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất khu vực, được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Italia, Hàn Quốc như máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy chụp X-quang, máy siêu âm 4D của mỹ, hệ thống xét nghiệm 300 test/h. Điện thoại liên hệ: 02433 989 666 – 0963 396 115.

Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội)

Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai tự hào là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Khoa thực hiện với chức năng chủ yếu đó là thăm khám và điều trị các bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi. Khoa Nhi của bệnh viện còn kết hợp chặt chẽ với các khoa, viện đầu ngành khác, giúp phát huy được thế mạnh của Khoa Nhi, nhằm phát triển các kỹ thuật cao ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị. Nhờ vậy rất nhiều bệnh nhân nguy kịch, tưởng chừng như không qua khỏi nhưng đã được cứu chữa an toàn, khỏe mạnh. Điện thoại liên hệ: 024-3869-37312.

Đọc thêm: Review TOP 18 Địa Chỉ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Chất Lượng Hàng Đầu Cả Nước

Một số lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh tiêu hóa phổ biến ở người lớn và trẻ sơ sinh. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng chứng bệnh này tác động không nhỏ đến sự phát triển của bé. Hơn nữa, trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm nên có nguy cơ cao gặp phải nhiều tác dụng phụ khi áp dụng các phương pháp y tế. Vì vậy khi điều trị bệnh lý này cho con trẻ, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi nhận thấy trẻ nôn trớ thường xuyên, phụ huynh nên điều chỉnh tư thế ngủ và thay đổi một số thói quen khi bú cho con trẻ để cải thiện tình trạng kể trên.
  • Trong trường hợp trẻ chuyển từ trớ sữa sang nôn ói, có dấu hiệu sụt cân, chậm tăng cân hoặc tình trạng không cải thiện sau khi điều chỉnh tư thế ngủ và thói quen bú, phụ huynh nên sắp xếp thời gian đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị.
  • Chỉ sử dụng thuốc cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần chú ý các biểu hiện của bé trong thời gian dùng thuốc và thông báo với bác sĩ trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu khác thường.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ bị nghẹt thở, ngưng thở trên 10 giây, nôn ói ra máu hoặc dịch mật (dịch ói có màu xanh).
  • Có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà tắm nước ấm, massage bụng,… để thúc đẩy chức năng tiêu hóa của dạ dày và giảm nhẹ tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất phổ biến. Dù hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng này có thể khiến trẻ chậm tăng cân hoặc thậm chí sụt cân. Vì vậy, phụ huynh cần có hướng điều trị và chăm sóc hợp lý để kiểm soát chứng trào ngược nhằm đảm bảo trẻ phát triển đều đặn cả về thể chất và trí não.

Bài viết liên quan

Câu hỏi liên quan

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *