Nội dung chính

Trào ngược dạ dày gây ho khan, ho đờm và ho khó thở đồng thời gây trớ thức ăn, ợ nóng, đau thượng vị. Tình trạng này thường bắt nguồn từ nhiều cơ chế khác nhau nhưng nguyên nhân sâu xa đều liên quan đến hiện tượng axit trào ngược lên thực quản. 

trào ngược dạ dày gây ho
Bệnh trào ngược dạ dày có gây ho không?

Vì sao trào ngược dạ dày gây ho khan, ho đờm và ho khó thở?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đặc trưng bởi một số triệu chứng như trớ thức ăn, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, buồn nôn, chướng bụng,… Tuy nhiên ngoài những triệu chứng điển hình, bệnh lý này còn gây ra ho khan, ho có đờm và ho khó thở. Các triệu chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài.

Thống kê cho thấy, khoảng 25% bệnh nhân bị trào ngược dạ dày gặp phải tình trạng ho mãn tính. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do:

  • Cơ chế thần kinh cơ: Khi dịch vị trào ngược lên thực quản, một lượng nhỏ axit có thể tràn sang phổi. Lúc này, cơ thể sẽ kích thích phản ứng ho để ngăn dịch vị tràn vào phế quản và phế nang.
  • Cơ chế loại bỏ chất kích thích của đường hô hấp: Ngoài cơ chế thần kinh cơ, tình trạng ho khan, ho có đờm và ho khó thở ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có thể bắt nguồn từ cơ chế loại bỏ chất kích thích của đường hô hấp. Cơ chế này thực chất là phản ứng co thắt quá mức của các cơ quan hô hấp nhằm loại bỏ dịch vị tràn vào ống dẫn khí.
  • Do biến chứng lên cơ quan hô hấp: Hiện tượng dịch vị trào ngược lên thực quản lâu ngày có thể gây viêm họng, viêm thanh quản và xơ phổi. Các vấn đề hô hấp kể trên đều có thể gây ho khan, ho khó thở và ho có đờm.

Ho không phải là triệu chứng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cho thấy, hiện tượng trào ngược đã tiến triển nặng. Nếu không khắc phục sớm, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Tìm hiểu chi tiết: Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Đờm: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Nhận biết triệu chứng ho do trào ngược dạ dày thực quản

Ho là phản ứng của cơ thể nhằm tống khứ các chất lạ ở thực quản và các cơ quan hô hấp (thanh quản, phế quản, phế nang,…). Do đó, tình trạng này ho do trào ngược rất dễ bị nhầm lẫn với ho do kích ứng, dị ứng và ho do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

bệnh trào ngược dạ dày có gây ho không
Trào ngược dạ dày thực quản thường gây ho khan, ho có đờm kèm theo đau thắt ngực không do tim

Để nhận biết ho do trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân có thể dựa vào một số triệu chứng sau:

  • Ho khan, ho có đờm, đôi khi có thể gây ho kèm khó thở
  • Ngứa hoặc đau rát cổ họng
  • Trớ thức ăn và ợ nóng ngay sau bữa ăn
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Ngứa cổ họng, đôi khi có cảm giác chua và đắng miệng (do dịch vị trào ngược lên khoang miệng)
  • Ngoài tình trạng ho, trào ngược dạ dày kéo dài còn gây hôi miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu

Có thể bạn quan tâm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Viêm Amidan: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Trào ngược dạ dày gây ho có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây ho ảnh hưởng đến khoảng 25% bệnh nhân. Khác với ho do những nguyên nhân thông thường, ho do trào ngược dạ dày thực quản thường có đặc tính dai dẳng và mãn tính. Thực tế, tình trạng này thường không quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, chứng ho do trào ngược dạ dày thường bùng phát mạnh sau khi ăn no và ho nhiều vào ban đêm, tác động không nhỏ đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho
Ho do trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống

Ho là biểu hiện cho thấy trào ngược dạ dày đã tiến triển dai dẳng và kéo dài. Nếu không tiến hành thăm khám và điều trị, hiện tượng axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề khác như viêm họng, viêm thanh quản, viêm loét thực quản,… Ngoài ra, chứng trào ngược kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng và nhiều vấn đề hô hấp khác.

Tham khảo thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm

Chẩn đoán ho do trào ngược dạ dày thực quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho dai dẳng, mãn tính. Do đó để xác định đúng tình trạng ho do trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Chẩn đoán ho do trào ngược dạ dày bao gồm các bước sau:

  • Khai thác tiền sử bệnh lý và triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải
  • Theo dõi độ pH trong lòng thực quản trong vòng 24 giờ
  • Điều trị thử nghiệm bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Cách chữa trào ngược dạ dày gây ho khan, ho có đờm

Ho khan, ho có đờm và ho khó thở do trào ngược dạ dày thực quản gây ra không ít phiền toái khi sinh hoạt. Do đó, bệnh nhân nên chủ động điều trị và thay đổi thói quen để kiểm soát triệu chứng một cách triệt để.

1. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp kiểm soát triệu chứng ho do trào ngược dạ dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp ngăn trào ngược và cải thiện các triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nóng rát vùng thượng vị,…

Trào ngược dạ dày gây ho đờm
Điều chỉnh lối sống là biện pháp đơn giản giúp kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày gây ho

Cách xây dựng lối sống khoa học giúp kiểm soát tình trạng ho do trào ngược dạ dày thực quản:

  • Ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ và tránh nằm/ vận động mạnh ngay sau khi ăn. Ngoài ra, bệnh nhân cần giảm lượng thức ăn vào bữa tối và tránh ăn tối sau 19:00 đồng hồ để phòng ngừa ho do trào ngược dạ dày vào ban đêm.
  • Hạn chế các loại thực phẩm làm nghiêm trọng chứng trào ngược như đồ uống chứa cồn, caffeine, món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và các món ăn khó tiêu hóa.
  • Nên ưu tiên các loại thực phẩm có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày và dễ tiêu hóa như rau xanh, ngũ cốc, cá, trứng,… Khi chế biến, nên hạn chế sử dụng quá nhiều dầu mỡ và gia vị – đặc biệt là các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, tỏi,…
  • Sử dụng một số loại thực phẩm có đặc tính giảm ho và làm dịu dạ dày như bạc hà, hoa cúc, gừng, đu đủ chín, chuối, lê,… Ngoài ra, bệnh nhân nên dùng thêm sữa chua để làm dịu thực quản – dạ dày và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Bên cạnh chế độ ăn uống, cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như hút thuốc lá, làm việc quá 8 giờ/ ngày và căng thẳng quá mức. Ngoài thói quen ăn uống, stress cũng là một trong những nguyên nhân khiến chứng trào ngược trầm trọng hơn theo thời gian. Vì vậy, bệnh nhân nên xây dựng thời gian biểu phù hợp để kiểm soát căng thẳng.
  • Tập thể dục thường xuyên nhằm cải thiện cân nặng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn giúp giảm căng thẳng và điều hòa nhu động thực quản – dạ dày. Từ đó giảm hiện tượng axit trào ngược lên khoang miệng, thanh quản và thực quản.
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái để làm giảm áp lực lên vùng bụng.
  • Nâng cao đầu và nằm nghiêng khi ngủ để ngăn hiện tượng trào ngược vào ban đêm.

ĐỪNG BỎ LỠ: Gối Chống Trào Ngược Dạ Dày Có Hiệu Quả Không? Các Loại Gối Phổ Biến?

2. Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bằng mẹo dân gian

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, bệnh nhân bị ho do trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể cải thiện triệu chứng bằng một số mẹo dân gian. Các mẹo dân gian chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên đa phần đều lành tính, an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ khi áp dụng.

chữa trào ngược dạ dày gây ho
Dùng trà bạc hà ấm có thể làm dịu cơn ho và cải thiện tình trạng đau, ngứa rát vùng cổ họng

Một số mẹo dân gian chữa trào ngược dạ dày gây ho:

  • Uống nước mật ong ấm: Mật ong có đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn và giảm ho tự nhiên. Hoạt chất hydrogen peroxide trong mật ong có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Đồng thời giảm phù nề và ngứa ngáy ở cổ họng. Do đó, bệnh nhân có thể uống 1 tách nước mật ong ấm để giảm nhanh cảm giác ngứa, đau rát cổ họng và cải thiện tình trạng ho.
  • Trà bạc hà: Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có đặc tính làm mát, giảm ho và ngứa cổ họng. Vì vậy, bệnh nhân có thể dùng trà bạc hà ấm để làm dịu tình trạng ho do trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài tác dụng giảm ho, tinh chất bạc hà còn có tác dụng giảm nóng rát và làm dịu cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị.
  • Dùng trà gừng: Gừng là thảo dược có đặc tính tiêu viêm, trừ đờm và giảm ho tự nhiên. Dùng trà gừng tươi uống hằng ngày có thể làm dịu cảm giác ho và ngứa cổ họng do trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng giảm buồn nôn và nôn mửa.

Các mẹo dân gian chữa ho do trào ngược dạ dày có độ an toàn cao và rất ít khi gây ra tác dụng phụ khi áp dụng. Do đó bên cạnh điều chỉnh lối sống, bệnh nhân nên thực hiện thêm các mẹo chữa này để hỗ trợ quá trình điều trị. Với những trường hợp nhẹ, tình trạng có thể thuyên giảm nhanh sau khi thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và áp dụng một số mẹo dân gian.

TÌM HIỂU NGAY: Gừng Chữa Trào Ngược Dạ Dày Có Tốt Không? Cách Thực Hiện Tại Nhà

3. Sử dụng thuốc điều trị

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng ho là do hiện tượng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, thanh quản và khoang miệng. Vì vậy để kiểm soát tình trạng này triệt để, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày. Khi hiện tượng trào ngược dạ dày được kiểm soát, tình trạng ho sẽ thuyên giảm đáng kể.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm
Sử dụng thuốc giúp kiểm soát triệt để hiện tượng trào ngược và giảm tình trạng ho một cách rõ rệt

Các loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole,…) là nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. PPI hoạt động bằng cách ức chế bơm proton, nhờ vậy có thể ngăn sản xuất dịch vị và hạn chế các đợt trào ngược axit dạ dày. Thuốc được sử dụng liên tục trong 10 – 12 tuần để kiểm soát và làm lành hoàn toàn các biến chứng do trào ngược dạ dày gây ra.
  • Thuốc tăng co bóp thực quản: Thuốc tăng co bóp thực quản (Itopride, Domperidone, Metoclopramide,…) thường được sử dụng phối hợp với PPI. Nhóm thuốc này có cơ chế tăng nhu động của ống tiêu hóa (đặc biệt là dạ dày) nhằm rút ngắn thời gian tiêu hóa thức ăn. Nhờ vậy, thức ăn được vận chuyển nhanh xuống đường ruột và hạn chế được tình trạng trào ngược thực quản.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như thuốc ức chế GABA (Baclofen), thuốc kháng histamine H2 (Ranitidine, Nizitadine, Famotidine,….), thuốc trung hòa axit, thuốc bảo vệ niêm mạc và kháng sinh.

Sử dụng thuốc kháng sinh giúp trị bệnh trào ngược dạ dày

Những phương pháp trên đều có những công dụng nhất định trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây ho. Để tìm được giải pháp khắc phục bệnh phù hợp và tối ưu nhất, người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành thăm khám, chẩn đoán bệnh và tư vấn cách đẩy lùi bệnh tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng liên quan