Nội dung chính

Trào ngược dạ dày ở trẻ em biểu hiện qua một số dấu hiệu như nôn trớ, nóng rát thượng vị, ợ nóng, ợ chua,… Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm nên lựa chọn ưu tiên khi điều trị bệnh lý này là thay đổi lối sống và áp dụng một số biện pháp tại nhà. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cân nhắc cho trẻ dùng thuốc từ 2 – 4 tuần. 

trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra ở trẻ từ 1 – 6 tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ là gì? Phân loại tình trạng trào ngược sinh lý và bệnh lý

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến và đang có nguy cơ trẻ hóa. Đây là chứng rối loạn tiêu hóa khi thức ăn, axit từ dạ dày trào ngược trở lại thực quản kèm theo triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn,…
Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ có thể là do vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý. Tùy theo từng loại mà chúng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển và sức khỏe ở mỗi trẻ. Cụ thể:

Trào ngược sinh lý

Trào ngược sinh lý phổ biến ở trẻ dưới 6 tháng tuổi với các triệu chứng thường gặp như là trớ sữa nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, trẻ vẫn sẽ sinh hoạt bình thường và lên cân đều, không bị khò khè tái phát nhiều lần,…

Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược sinh lý có thể là do mẹ cho bú sai tư thế, khiến sữa bị trào ngược lại lên miệng. Ngoài ra, tình trạng này còn phát sinh do hệ tiêu hóa chưa ổn định, cơ thắt thực quản dưới của trẻ thực hiện đóng mở chưa đều.

Tuy nhiên cha mẹ có thể yên tâm vì tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian và chậm nhất là tới khi trẻ được trên 1 tuổi.

Trào ngược bệnh lý

Thông thường tình trạng trào ngược do bệnh lý sẽ xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi. Triệu chứng này sẽ khiến trẻ bị nôn trớ, hơi thở khò khè trong lúc ngủ, giọng khàn, hay bị cáu kỉnh, quấy khóc liên tục, viêm phổi tái phát, hen phế quản, chậm tăng cân, biếng răng và suy dinh dưỡng,…

Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị mắc dị tật bẩm sinh như sa dạ dày làm cho cơ thắt thực quản dưới của trẻ bị yếu, thoát vị cơ hoành, trẻ bị bại não, hở van tâm vị bẩm sinh, nhiễm trùng toàn thân,….

Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý thì phụ huynh nên đưa các con tới khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi để được chẩn đoán chính xác tình trạng. Đồng thời, các y bác sĩ cũng đưa ra phương hướng điều trị phù hợp, tránh gây biến chứng xấu ảnh hưởng tới sự phát triển của các bé sau này.

Nên đọc: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu Tốt Nhất? Review 18 Địa Chỉ Uy Tín Bạn Nên Đến

Nhận biết chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày là chứng bệnh tiêu hóa thường gặp ở người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em – đặc biệt là trẻ từ 3 – 6 tuổi. Như đã biết, trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị cùng với thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, khoang miệng và một số cơ quan phía trên khác như phổi, thanh quản.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là phản ứng sinh lý do trẻ ăn quá no hoặc dị ứng với đạm có trong sữa bò, hải sản, lòng trắng trứng,… Tình trạng này được xác định là bệnh lý khi xảy ra với tần suất thường xuyên và mức độ nặng dần theo thời gian. Dù không quá nguy hiểm nhưng trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến trẻ ăn uống kém, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về cả thể chất và trí tuệ.

chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trào ngược dạ dày thường gây nóng rát thượng vị, đau thắt ngực, nôn trớ, đầy hơi, chướng bụng,…

Để có hướng điều trị kịp thời, phụ huynh cần phát hiện sớm các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh lý này:

  • Trẻ thường bị ọc sữa hoặc nôn ói thức ăn bằng đường miệng hoặc mũi – đặc biệt là ngay sau bữa ăn
  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Bụng đầy trướng, khó tiêu
  • Một số trẻ có thể bị trào ngược dạ dày vào ban đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ, trẻ quấy khóc và mệt mỏi
  • Trẻ lớn có thể than phiền với phụ huynh về một số triệu chứng như nóng rát thượng vị, đau thắt vùng ngực, miệng có cảm giác chua hoặc đắng, khó nuốt và đau khi nuốt
  • Trào ngược kéo dài còn gây ho khan, ho có đờm, hôi miệng và viêm họng

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Do Đâu? Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, hai nguyên nhân thường gặp nhất là do cơ quan tiêu hóa chưa ổn định và thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học.

Trẻ bị trào ngược dạ dày nên ăn gì
Ăn quá nhiều thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,… làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ em

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em:

  • Cấu trúc của dạ dày: Dạ dày của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh với đặc điểm dạ dày nhỏ, nằm ngang và chức năng tiêu hóa không ổn định. Do đó, trẻ dễ bị trào ngược sau khi ăn hơn so với người lớn.
  • Thoát vị hoành: Cơ hoành là cấu trúc cơ có chức năng ngăn cách lồng ngực và ổ bụng. Tuy nhiên ở người bị thoát vị hoành, cơ xuất hiện 1 lỗ hổng nhỏ khiến một phần dạ dày đi qua khe hở và xâm nhập vào lồng ngực. Điều này khiến cho thức ăn cùng với dịch vị dễ dàng trào ngược lên phía trên.
  • Do thói quen ăn uống: Trẻ nhỏ chưa có ý thức về việc bảo vệ sức khỏe. Do đó, trẻ thường có xu hướng ăn uống quá mức, sử dụng nhiều nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, bánh kẹo và thực phẩm chế biến sẵn. Dung nạp quá nhiều thức uống và thực phẩm kể trên làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản dưới. Hậu quả là gây trào ngược dịch vị cùng với thức ăn lên trên khoang miệng, phổi, thực quản và thanh quản.

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp kể trên, trẻ cũng có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày thực quản nếu có những yếu tố thuận lợi sau:

  • Thừa cân, béo phì
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học
  • Cơ địa dị ứng (thường xuyên dị ứng với thức ăn, sữa)
  • Chức năng tiêu hóa kém, tiền sử viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến – nhất là với trẻ dưới 6 tuổi. Đây là một trong những chứng bệnh tiêu hóa thường gặp và có thể kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên nếu không xử lý sớm, bệnh tình có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu và gây ra không ít ảnh hưởng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.

trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày kéo dài có thể khiến trẻ bị ho khan, ho có đờm, viêm họng, suy dinh dưỡng,…

Các ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em:

  • Trẻ chán ăn, ăn uống kém dẫn đến suy dinh dưỡng và chậm lớn
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
  • Trào ngược kéo dài gây viêm loét, phù nề thực quản
  • Một số trẻ còn có thể bị ho khan, ho có đờm, viêm họng, viêm phổi,… do trào ngược dạ dày tiến triển dai dẳng

Trào ngược dạ dày gây ra nhiều ảnh hưởng đối với trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh cần chủ động đưa con trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

Cha mẹ nên tham khảo: Xét nghiệm trào ngược dạ dày: Các phương pháp, chẩn đoán, địa điểm và giá thành

Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ em chủ yếu là dựa vào thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên nếu bác sĩ nhận thấy các biến chứng như trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng và gặp phải các biến chứng ở đường hô hấp, trẻ có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để bác sĩ có thêm dữ liệu nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em:

  • Thăm khám lâm sàng
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu
  • Chụp X-Quang cản quang
  • Đo độ pH thực quản
  • Nội soi thực quản – dạ dày

Sau khi có kết quả của các xét nghiệm này, bác sĩ dễ dàng đưa ra chẩn đoán xác định và tìm được nguyên nhân chính xác gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ em. Ngoài ra, các kỹ thuật chẩn đoán còn giúp bác sĩ đánh giá được mức độ trào ngược và phát hiện sớm các biến chứng do trào ngược dạ dày gây ra.

Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không? Cách điều trị tốt nhất

Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ nhỏ. Do đó sau khi chẩn đoán, phụ huynh nên xây dựng chế độ chăm sóc và cho trẻ dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản:

1. Điều chỉnh lối sống

Đa phần các trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản đều có mức độ nhẹ và hoàn toàn có thể kiểm soát thông qua việc điều chỉnh lối sống. Do đó trước khi sử dụng thuốc cho bé, bác sĩ thường hướng dẫn phụ huynh cách điều chỉnh một số thói quen ăn uống và sinh hoạt để kiểm soát chứng trào ngược ở trẻ nhỏ.

bé bị trào ngược dạ dày thực quản
Xây dựng chế độ ăn khoa học là cách đơn giản giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Cách xây dựng lối sống lành mạnh giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em:

  • Tránh cho trẻ ăn quá no. Thay vào đó, nên chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa và khuyên trẻ ăn chậm nhai kỹ để giảm áp lực lên thực quản – dạ dày.
  • Sau khi ăn khoảng 20 – 30 phút, nên khuyến khích trẻ đứng hoặc đi lại nhẹ nhàng để dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Tránh nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn vì có thể gây trớ thức ăn và nôn ói.
  • Phụ huynh nên cho trẻ ăn tối sớm và cách ít nhất 3 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ. Ăn tối quá muộn hoặc ăn quá no đều làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày vào ban đêm.
  • Tránh cho trẻ sử dụng các loại thức uống và thực phẩm làm tăng nguy cơ trào ngược như nước ngọt có gas, bánh kẹo, thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với thức ăn, nên tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, lòng đỏ trứng, sữa bò,…
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên để tránh thừa cân – béo phì và thúc đẩy chức năng tiêu hóa.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoải mái để giảm áp lực lên ổ bụng.

Thay đổi lối sống là biện pháp quan trọng nhất giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Tuy nhiên, biện pháp này không mang lại hiệu quả nhanh chóng mà cần phải duy trì thực hiện liên tục trong thời gian dài.

Có thể bạn quan tâm: Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tháng Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

2. Áp dụng một số mẹo giảm trào ngược tại nhà

Ngoài thay đổi lối sống, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số mẹo giảm trào ngược dạ dày cho con trẻ đơn giản như:

bé bị trào ngược dạ dày thực quản
Cho trẻ kê gối cao và nằm nghiêng bên trái là cách đơn giản để kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản
  • Thay đổi tư thế ngủ: Khi ngủ, mẹ nên cho bé dùng gối cao và nằm nghiêng bên trái để ngăn dịch vị trào ngược lên khoang miệng. Đây là biện pháp khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt trong kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em.
  • Massage bụng: Massage bụng là biện pháp đơn giản giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Phụ huynh nên dùng 1 ít dầu dưỡng thoa vào lòng bàn tay và massage bụng theo vòng tròn trong 5 – 10 phút. Masssage sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ có thể kích thích chức năng tiêu hóa và giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu một cách rõ rệt.
  • Dùng trà thảo mộc: Phụ huynh có thể cho trẻ dùng một số loại trà thảo mộc không chứa caffeine như trà bạc hà, trà hoa cúc,… để làm dịu cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Bên cạnh đó, các loại trà này còn có tác dụng trung hòa dịch vị và ngăn trào ngược ngay sau bữa ăn.

Các mẹo giảm trào ngược dạ dày tại nhà mang lại hiệu quả khá nhanh chóng nhưng chỉ có tác dụng tạm thời. Vì vậy, phụ huynh vẫn cần duy trì cho trẻ thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý để kiểm soát chứng trào ngược triệt để.

Nên đọc: Trào Ngược Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Tốt Nhất? [Chuyên Gia Giải Đáp]

3. Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc chỉ được cân nhắc khi triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra không thuyên giảm khi điều chỉnh lối sống. Các loại thuốc được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản tương đối an toàn với người trưởng thành. Tuy nhiên ở trẻ em, thuốc có thể gây giảm hấp thu canxi, sắt và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định thuốc cho trẻ.

trẻ con bị trào ngược dạ dày
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng một số loại thuốc chữa trào ngược dạ dày

Các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em:

  • Thuốc kháng histamine H2: Thuốc kháng histamine H2 thường được sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. Thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, từ đó cải thiện tình trạng trào ngược dịch vị cùng thức ăn lên thực quản và khoang miệng. Đặc biệt, nhóm thuốc này còn có hiệu quả cao đối với chứng trào ngược vào ban đêm.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): PPI có hiệu quả ức chế tiết axit mạnh hơn so với thuốc kháng histamine H2 nhưng chỉ được dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Thuốc được sử dụng liên tục trong 2 – 4 tuần kết hợp với điều chỉnh lối sống để kiểm soát hoàn toàn chứng trào ngược dạ dày.
  • Thuốc trung hòa axit: Ngoài các nhóm thuốc ức chế tiết axit dạ dày, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số loại thuốc trung hòa axit để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra như nóng rát thượng vị, ợ nóng, ợ chua, đau dạ dày,…

Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm dễ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng thuốc. Do đó, phụ huynh nên cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, nên chú ý các biểu hiện bất thường của trẻ và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Xem chi tiết: Top 6+ Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Bác Sĩ Khuyên Dùng

4. Điều trị bằng thuốc Đông y

Nếu cha mẹ lo ngại việc sử dụng thuốc Tây khi trẻ còn quá nhỏ sẽ mang lại nhiều tác dụng làm ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của bé thì có thể tham khảo cách điều trị trào ngược dạ dày bằng bài thuốc Đông y.

Tùy theo nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, cha mẹ hãy áp dụng những bài thuốc Đông y tương thích dưới đây:

Trào ngược dạ dày ở trẻ do căng thẳng

Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày do căng thẳng, áp lực học hành hay một số nguyên nhân khác dẫn tới tỳ vị, dịch vị không lưu thông, trào ngược dạ dày thì cha mẹ có thể sử dụng bài thuốc với các loại thảo dược sau:

  • Bán hạ chế.
  • Phòng sâm.
  • Chỉ xác.
  • Cam thảo.
  • Tần bì.

Đem tất cả các thảo dược trên sắc theo chỉ định của bác sĩ để giúp trẻ an thần và bồi bổ cơ thể, khí huyết lưu thông. Cha mẹ có thể cho các bé sử dụng 2 lần/ngày, bên cạnh đó cũng cần chú ý cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp các con có tinh thần thoải mái.

Bài thuốc Đông y chữa trị chứng đau dạ dày cho trẻ an toàn
Bài thuốc Đông y chữa trị chứng đau dạ dày cho trẻ an toàn

Chế độ dinh dưỡng cho bé hiếu khoa học

Trường hợp trẻ dung nạp nhiều thực phẩm khó tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hay có chứa nhiều chất bảo quản thì hệ tiêu hóa của các bé cũng bị ảnh hưởng và dẫn tới tình trạng trào ngược.

Lúc này, cha mẹ có thể sử dụng Đương quy, lá lốt, Xương bồ, Hoàng kỳ, gừng, ngũ sắc, Bạch truật, lá đắng cùng một số thảo dược khác để sắc cho bé uống. Các mẹ nên cho con uống 2 lần mỗi ngày đồng thời bổ sung chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị bệnh cho con tốt nhất.

Bài thuốc Đông y trị chứng ợ hơi, ợ chua

Ợ chua, ợ hơi không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của các bé mà còn là nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng, hôi miệng và một số bệnh lý khác liên quan tới đường hô hấp. Việc sử dụng các thảo dược như: Chi tử, đan bì, thược dược, bối mẫu, trạch tả, trần bì,… kết hợp với nhau sẽ giúp điều khí, tiêu thực mang lại hơi thở thơm mát hơn cho các con.

Tình trạng trào ngược dạ dày ở em gây buồn nôn

Với những bạn nhỏ bị dạ dày kèm triệu chứng buồn nôn thì nên sử dụng: Thục tiêu, Di đường, Nhân sâm, Can khương,… theo liều lượng chỉ định của bác sĩ nhằm làm giảm sự kích thích ở hệ tiêu hóa. Từ đó giúp giảm chứng buồn nôn cho trẻ hiệu quả hơn.

THAM KHẢO THÊM: Bài Thuốc Đông Y Trị Trào Ngược Dạ Dày An Toàn Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

5. Can thiệp điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật điều trị trào ngược ở các bé là phương pháp tuy không được khuyến khích và chúng thường được thực hiện khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng và việc điều trị ở các phương pháp trên không mang lại hiệu quả. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa phổ biến ở trẻ thường có:

  • Phẫu thuật nội soi: Biện pháp này được sử dụng phổ biến hơn so với phương pháp mổ hở. Bởi nội soi ít xâm lấn và hạn chế được các di chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Các bé sẽ được gây mê và sử dụng máy phẫu thuật nội soi chuyên dụng để tiến hành điều trị được hiệu quả hơn.
  • Phẫu thuật mổ hở: Mổ phanh trực tiếp để loại bỏ tổn thương cũng như các tác nhân gây hại.

Để điều trị an toàn, hiệu quả và tránh các biến chứng nguy hiểm cho các con, cha mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện việc thăm khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý tới việc chăm sóc cơ thể cho con để giúp các con sớm phục hồi sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới sự phát triển sau này.

Bài viết xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Dứt Điểm

Chế độ dinh dưỡng cho bé bị trào ngược dạ dày

Phụ huynh có thể giúp trẻ ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Cha mẹ nên tránh cho con ăn đồ ăn, thức uống khiến các triệu chứng của bé trở nên nặng hơn. Cụ thể như sau:

  • Bông cải xanh: Đây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có khả năng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và chống trào ngược dạ dày cũng như phòng ngừa bệnh ung thư rất hiệu quả. Trong bông cải xanh có chứa chất xơ, protein, khoáng chất, vitamin C, K và vitamin B9, hợp chất thực vật (Carotenoid, Kaempferol, Sulforaphane, Indole-3-carbinol).
Cha mẹ nên bổ sung bông cải xanh vào chế độ ăn cho trẻ
Cha mẹ nên bổ sung bông cải xanh vào chế độ ăn cho trẻ
  • Các loại đậu: Theo các chuyên gia, khi bé bị trào ngược dạ dày cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm các loại đậu vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Do thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin và các amino acid có tác dụng cải thiện đường ruột và ổn định của dạ dày. Ví dụ như đại nành, đậu xanh, đậu đỏ và đậu đen,…
  • Thực phẩm giàu axit béo Omega-3: Nhóm thực phẩm lành mạnh chứa axit béo này vô cùng có lợi cho sức khỏe. Axit béo Omega-3 có tác dụng chống viêm và điều chỉnh các hoạt động tiêu hóa, đồng thời giúp tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể một cách trơn tru hơn. Những thực phẩm giàu Omega 3 mà các mẹ có thể bổ sung cho bé gồm có: Cá hồi, cá thu, trứng cá muối, dầu gan cá tuyết, cá cơm, cá mòi, hạnh nhân,…
  • Cải bó xôi: Trong thành phần của cải bó xôi có chứa các dưỡng chất dinh dưỡng như kali, chất xơ, carb, protein, magie, chất sắt,… và một số hợp chất khác. Đây đều là những thành phần có công dụng hữu hiệu trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể, làm ổn định hoạt động ở dạ dày và ruột cũng như chống táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, nhờ có hàm lượng glyceroglycolipid mà cải bó xôi còn phòng ngừa tình trạng loét dạ dày, chống viêm và bảo vệ màng nhầy dạ dày hoàn hảo.
  • Sữa chua: Việc cho con trẻ ăn một hũ sữa chua mỗi ngày có thể giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Đồng thời giúp phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Trong sữa chua có chứa một lượng lớn Probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Từ đó giúp cải thiện tốt hơn hoạt động của hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng khỏi nhiễm khuẩn HP. 
  • Protein thực vật: Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn thêm lòng trứng gà. Bởi hàm lượng protein, Lecithin, canxi, acid amin có trong thực phẩm này có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, tái tạo lớp tế bào khỏe mạnh và kiểm soát hiệu quả quá trình tăng tiết acid. Ngoài ra, còn giúp các bé phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Chưa hết, lòng trắng trứng gà còn hỗ trợ kiểm soát tình trạng khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn và phòng ngừa tổn thương thần kinh. 

Tìm hiểu ngay: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Rau Củ Quả Gì? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em gây ra không ít tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy sau khi chứng bệnh này được kiểm soát hoàn toàn, phụ huynh vẫn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh cho con trẻ.

trẻ con bị trào ngược dạ dày
Cho trẻ tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng và phòng ngừa chứng trào ngược dạ dày

Các biện pháp phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thực phẩm dị ứng và hạn chế dùng các loại thực phẩm, thức uống làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
  • Hướng dẫn trẻ ăn uống đúng cách và thay đổi những thói quen xấu như ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn khuya và vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Kiểm soát cân nặng của trẻ bằng chế độ ăn hợp lý và thói quen tập thể dục thường xuyên. Bởi ngoài thói quen ăn uống và sinh hoạt, béo phì là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ.
  • Trong trường hợp trẻ được chẩn đoán thoát vị hoành bẩm sinh, phụ huynh nên cho trẻ điều trị sớm để phòng ngừa trào ngược dạ dày và các bệnh lý có liên quan.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để giảm áp lực lên ổ bụng và ngăn hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản – đặc biệt là trong khi ăn và khi ngủ.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em gây ra không ít ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống, sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không chủ quan khiến bệnh tình tiến triển theo chiều hướng xấu.

Bài viết tham khảo

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp