Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của bé như sụt cân, chậm lớn, viêm loét/ hẹp thực quản, viêm họng, viêm thanh quản mãn tính,… Tuy nhiên nếu thăm khám và tích cực điều trị, chứng trào ngược có thể được kiểm soát hoàn toàn. 

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không
Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 1 tuổi. Ở độ tuổi này, chức năng của cơ vòng thực quản dưới chưa hoàn thiện, dạ dày có kích thước nhỏ và nằm ngang nên trẻ dễ gặp phải tình trớ thức ăn, khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là dấu hiệu của bệnh lý nếu xảy ra ở trẻ lớn và có mức độ nặng dần theo thời gian.

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch vị cùng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên các cơ quan phía trên như thực quản, thanh quản và vòm họng. Bệnh lý này đặc trưng bởi một số triệu chứng như đau dạ dày, nóng rát thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, đắng miệng,… Nếu thăm khám và điều trị, bệnh có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và can thiệp một số phương pháp y tế.

Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, không thăm khám và điều trị, trẻ có thể gặp phải một số ảnh hưởng nặng nề như:

1. Trẻ chậm lớn, sụt cân

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường bùng phát mạnh sau khi ăn no. Do đó, trẻ mắc bệnh lý này thường có xu hướng nôn trớ ngay sau khi các bữa ăn. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, mệt mỏi, suy nhược, trẻ sụt cân và chậm lớn.

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không
Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài có thể khiến trẻ chậm lớn, sụt cân và thường xuyên mệt mỏi

Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển về trí não – đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi. Vì vậy, phụ huynh cần có hướng chăm sóc và điều trị hợp lý để kiểm soát chứng trào ngược và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Đọc thêm: Trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa bệnh

2. Viêm hoặc hẹp thực quản

Dịch vị dạ dày thường có độ pH dao động từ 1.3 – 2.5 để có thể tiêu hóa toàn bộ các loại thực phẩm. Tuy nhiên khi dịch vị trào ngược lên thực quản, axit HCl có trong dịch vị có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc thực quản. Theo thời gian, thực quản có thể bị viêm xước và phù nề.

Viêm xước/ phù nề thực quản gây ra tình trạng khó nuốt, đau và nóng rát vùng cuống họng kéo dài đến thượng vị. Nếu không kiểm soát sớm, tình trạng này có thể tiến triển theo chiều hướng xấu và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn như xuất huyết tiêu hóa, khó nuốt, khàn giọng và ho mãn tính.

3. Gây biến chứng hô hấp

Tương tự như viêm xước thực quản, hiện tượng dịch vị trào ngược lên thanh quản và vòm họng kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng lên các cơ quan hô hấp. Trong đó, thường gặp nhất là tình trạng ho khan, ho có đờm, ho khó thở, viêm họng mãn tính và viêm thanh quản.

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không
Trào ngược dạ dày kéo dài có thể gây ho khan, ho có đờm, viêm họng và viêm thanh quản

Các biến chứng hô hấp do trào ngược thực quản thường có đặc tính dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát. Dù không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ nhưng tình trạng này khiến trẻ khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, giảm hiệu suất học tập và thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tháng Tuổi: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

4. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản có xu hướng bùng phát mạnh ngay sau khi ăn và khi ngủ. Vào ban đêm, dạ dày nằm ngang với thực quản nên dịch vị cùng với thức ăn dễ dàng trào ngược lên các cơ quan phía trên. Tình trạng này không chỉ gây đau dạ dày, nóng rát thượng vị, ợ nóng, ợ chua,… mà còn ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của trẻ nhỏ.

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không
Trào ngược dạ dày bùng phát vào ban đêm còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ nhỏ

Đối với trẻ em, giấc ngủ không chỉ giúp phục hồi các cơ quan trong cơ thể mà còn đảm nhiệm chức năng sản sinh hormone tăng trưởng. Về lâu dài, tình trạng trào ngược dạ dày ban đêm có thể khiến trẻ chậm phát triển về thể chất, giảm khả năng tiếp thu kiến thức và học tập kém.

5. Barrett thực quản

Barrett thực quản là biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào biểu mô của thực quản bị viêm loét lâu ngày và có xu hướng thay đổi về tính chất. Barrett thực quản chủ yếu ảnh hưởng đến người trưởng thành – đặc biệt là người bị chứng trào ngược dạ dày lâu năm. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ gặp phải biến chứng này nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách.

Barrett thực quản thường không có triệu chứng quá khác biệt so với trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, tình trạng này làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Do đó để bảo vệ sức khỏe cho bé, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của chứng trào ngược.

Cha mẹ nên quan tâm: Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị tốt nhất

Trẻ bị trào ngược dạ dày có chữa được không?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có chữa được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Thực tế cho thấy, phần lớn các trường hợp trẻ bị trào ngược thực quản đều có đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống (chế độ ăn uống, sinh hoạt,…)

Chỉ có một số ít trường hợp bệnh nặng và không có đáp ứng với điều trị bảo tồn mới được xem xét phẫu thuật. Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản vì tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng. Ngoài can thiệp ngoại khoa, phụ huynh cũng cần cho trẻ duy trì các thói quen tốt để phòng ngừa bệnh tái phát.

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Tóm lại, bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể điều trị hoàn toàn nếu thăm khám và điều trị sớm. Ở những trường hợp chủ quan không tiến hành chữa trị hoặc đã phát sinh biến chứng, quá trình điều trị thường kéo dài và tiến độ phục hồi thường chậm hơn. Tuy nhiên nếu kiên trì, bệnh sẽ được kiểm soát hoàn toàn sau một thời gian nhất định.

Phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ

Thông thường để chẩn đoán bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm như:

  • Nội soi: Phương pháp này nhằm giúp bác sĩ quan sát rõ hơn những dấu hiệu bất thường bên trong thực quản dạ dày.
  • Chụp X-quang ngực: Thủ thuật này nhằm kiểm tra tình trạng axit dạ dày và thức ăn bị trào ngược lên khí quản, thực quản.
  • Chụp X-quang có chất cản quang: Bác sĩ sẽ cho bé uống thuốc cản quang, thông qua đó quan sát rõ hơn các cơ quan phần trên hệ tiêu hóa. Trẻ cũng được cho nuốt một kim loại chất lỏng là Barium để kiểm tra dấu hiệu viêm, loét đường tiêu hóa.
  • Nghiên cứu khả năng là trống dạ dày: Mục đích là xác định dịch dạ dày có đẩy thức ăn đi vào ruột non đúng cách hay không:
  • Kiểm tra nồng độ pH: Bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ pH hoặc axit ở thực quản nhằm kiểm tra dấu hiệu gây trào ngược dạ dày.

Tìm hiểu chi tiêt: Xét nghiệm trào ngược dạ dày là gì? Chi phí và địa chỉ khám bệnh

Khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không? Câu trả lời đã được phân tích và trình bày ở trên. Hơn nữa trẻ nhỏ là đối tượng có cơ địa nhạy cảm và dễ xảy ra biến chứng khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược. Vì thế để đảm bảo an toàn toàn cho bé, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc. Thay vào đó bạn cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị chính xác.

Dưới đây là một số cách điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ nhỏ thường được áp dụng:

Tây y trị trào ngược dạ dày ở trẻ em hiệu quả

Thuốc tân dược có tác dụng nhanh chóng đẩy lùi dấu hiệu của bệnh trào ngược. Thế nhưng thuốc cũng mang đến một số tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Vì thế để đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thăm khám, triệu chứng đi kèm để chỉ định loại thuốc phù hợp.

Thuốc tân dược giảm nhanh triệu chứng bệnh
Thuốc tân dược giảm nhanh triệu chứng bệnh

Một số loại thuốc tân dược thường được chỉ định cho trẻ như:

  • Thuốc kháng acid: Tác dụng của thuốc là ức chế quá trình tiết axit trong dạ dày, kiểm soát lượng axit ở mức cần thiết, hạn chế dư thừa. Một số loại thuốc kháng axit hay dùng cho trẻ nhỏ như Mylanta, Maalox, Alka-Seltzer,…
  • Thuốc kháng thụ thể H2: Thuốc được dùng để hạn chế dạ dày tiết axit và làm giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Một số loại thuốc hay dùng như Ranitidine, Cimetidine, Nizatidine, Famotidine,…
  • Thuốc ức chế bơm proton ̣(PPIs): Thuốc giúp làm giảm axit dạ dày, đồng thời cải thiện chứng trào ngược tốt hơn khi  dùng thuốc kháng thụ thể H2. Các loại thuốc PPIs như Rabeprazole, Esomeprazole, Omeprazole, Lansoprazole,…

Xem chi tiết: Tham Khảo TOP 6+ Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Trên Thị Trường

Biện pháp dân gian chữa trào ngược an toàn

Nếu bé bị trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, các triệu chứng chưa dẫn đến biến chứng nguy hiểm cha mẹ có thể áp dụng những mẹo dân gian đơn giản và an toàn dưới đây:

Sử dụng lá bạc hà: Lá bạc hà nổi tiếng với công dụng giảm viêm, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời giảm nhanh triệu chứng khó chịu do trào ngược.

Cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Bố mẹ pha trà bạc hà và cho bé uống mỗi ngày từ 2-3 lần để giảm nhanh triệu chứng bệnh.
  • Cách 2: Mẹ lấy tinh dầu bạc hà kết hợp với dầu oliu để massage vùng bụng của bé. Mỗi ngày thực hiện 2 lần để giảm triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả..

Sử dụng giấm táo: Giấm táo có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa trẻ nhỏ, vì thế nó thường được dùng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày, bao gồm trào ngược.

Cách sử dụng:

  • Bố mẹ sử dụng ½ thìa giấm táo, 1 cốc nước ấm, cho vào cốc và khuấy đều.
  • Bố mẹ cho bé uống hỗn hợp trên mỗi ngày để kiểm soát tình trạng trào ngược, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Để tăng hiệu quả điều trị bố mẹ có thể cho thêm 1 chút mật ong. Tuy nhiên trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không thể sử dụng mật ong vì nó dẫn đến nóng trong, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

XEM CHI TIẾT: Chia Sẻ Mẹo Dùng Giấm Táo Trị Trào Ngược Axit Dạ Dày Cực Hay Và Hiệu Quả

Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa có chứa axit lauric giúp hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ hoạt động tốt hơn. Không những vậy dầu dừa còn có công dụng giảm viêm do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Cách sử dụng:

  • Bố mẹ lấy khoảng ½ thìa dầu dừa nguyên chất hòa với nước ấm rồi cho bé uống hằng ngày.
  • Bố mẹ có thể kết hợp massage bụng cho bé bằng hỗn hợp dầu dừa và dầu gừng.
Dầu dừa giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược
Dầu dừa giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược

Việc sử dụng mẹo dân gian chữa bệnh tuy đơn giản nhưng cần kiên trì để thấy hiệu quả như mong muốn.

THAM KHẢO THÊM: TOP 12 Mẹo sử dụng mật ong chữa trào ngược dạ dày cực nhạy

Đông y trị bệnh cho hiệu quả lâu dài

Ngoài cho bé dùng thuốc tân dược hoặc mẹo dân gian, bố mẹ có thể tham khảo phương pháp Đông y. Đây là cách chữa trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ an toàn và cho hiệu quả lâu dài.

Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh theo phương pháp y học cổ truyền được nhiều người áp dụng:

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng lá đắng, lá lốt, ngũ sắc, đương quy, bạch truật, hoàng kỳ, gừng tươi, xương bồ cùng 1 số thảo dược khác. Các vị thuốc bố mẹ đem rửa sạch sau đó sắc với nước và cho bé uống ngày 2 lần. Bài thuốc sẽ giúp bé thuyên giảm triệu chứng khó tiêu dẫn đến trào ngược.
  • Bài thuốc số 2: Bạch truật, rau má, đương quy, mã đề cùng 1 số thảo dược khác bạn đem rửa sạch và sắc với nước bằng lửa nhỏ. Khi nước cạn còn khoảng ½ thì chắt ra bát và cho bé uống ngày 2 lần. Bài thuốc thích hợp với những trẻ bị suy nhược dẫn đến rối loạn co bóp, axit tiết nhiều gây ra trào ngược.
  • Bài thuốc số 3: Sử dụng tần bì, bán hạ chế, cam thảo, phòng sâm, chỉ xác cùng các thảo dược khác. Bố mẹ đem thảo dược đã chuẩn bị đi rửa sạch và sắc với nước, cho trẻ uống ngày 2 lần. Bài thuốc thích hợp với trẻ bị căng thẳng dẫn đến tỳ vị, dịch vị không lưu thông, trào ngược dạ dày.

Lưu ý: Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa mỗi bé, thầy thuốc sẽ thăm khám và bốc thuốc sao cho phù hợp. Việc dùng thuốc cần trải qua một thời gian nhất định mới mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra thuốc Đông y khá khó uống vì thế phụ huynh nên cân nhắc vấn đề này.

Bài viết đã tổng hợp các thông tin giải đáp “Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?”. Để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp, phụ huynh nên sắp xếp thời gian đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe