Nội dung chính

Trào ngược dạ dày bên cạnh việc gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua thì còn có thể khiến người bệnh bị sốt cao. Vậy trào ngược dạ dày gây sốt có gây nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.

Trào ngược dạ dày có gây sốt không?

Trào ngược dạ dày đi kèm với nhiều triệu chứng, tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người mà biểu hiện sốt có thể xuất hiện hoặc không. Sốt là biểu hiện cũng không quá phổ biến khi bị đau dạ dày nhưng vẫn có một số bệnh nhân gặp phải. Triệu chứng bất thường này gây tâm lý hoang mang cho người bệnh vì không biết nó có liên quan đến trào ngược dạ dày không.

Sốt là biểu hiện không quá phổ biến khi bị đau dạ dày
Sốt là biểu hiện không quá phổ biến khi bị đau dạ dày

Thực ra, những cơn sốt xuất hiện khi bị đau dạ dày báo hiệu niêm mạc dạ dày đang bị kích ứng hoặc bị viêm. Đây có thể là tình trạng cấp tính (xảy ra đột ngột), hoặc mãn tính (xảy ra từ từ). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây sốt là do đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn, bắt nguồn từ tác nhân gây bệnh là vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây nên.

Tìm hiểu định nghĩa: Đau Bao Tử Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị

Trào ngược dạ dày gây sốt có nguy hiểm không?

Có phải trào ngược dạ dày gây buồn nôn là do bệnh đã chuyển biến nặng nên mới xuất hiện tình trạng này? Thực chất là tùy từng trường hợp bệnh với tình trạng sốt khác nhau mà nó cảnh báo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những cơn sốt nhẹ chỉ là biểu hiện của trào ngược dạ dày cấp tính mà nhiều người mắc phải. Đối với trường hợp này thì bạn có thể tự điều trị tại nhà và không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên khi những cơn sốt đi kèm với các triệu chứng như bụng cồn cào, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị, mất nước, co giật, tiết nhiều mồ hôi,… thì bạn cần nên cẩn trọng. Vì lúc này, biểu hiện sốt cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày cần phải được đến bệnh viện ngay. Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.

Trào ngược dạ dày gây sốt sẽ gây nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời
Trào ngược dạ dày gây sốt sẽ gây nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời

Đối với một số trường hợp, trào ngược dạ dày gây sốt là dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó người bệnh không được lơ là khi có triệu chứng sốt vì nó có tác động không nhỏ đến tình trạng bệnh.

Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Phương pháp xử lý khi bị trào ngược dạ dày gây sốt tại nhà

Việc điều trị chứng trào ngược dạ dày gây sốt không quá khó. Dưới đây là một số cách xử lý đơn giản mà bạn có thể thực hiện khi thân nhiệt tăng cao do trào ngược dạ dày gây nên.

Làm mát cơ thể

Loại bỏ bớt quần áo đang mặc để giúp người bệnh thoải mái hơn. Sau đó dùng khăn sạch lau người để thấm bớt mồ hôi. Đắp khăn mát vào những vị trí tỏa nhiều nhiệt như trán, nách, bẹn,… để giúp hạ bớt nhiệt độ cơ thể người bệnh. Khi thấy khăn bắt đầu khô thì thấm thêm nước ấm và tiếp tục chườm cho đến khi người bệnh hạ sốt và tỉnh lại.

Làm mát cơ thể để hạ thân nhiệt
Làm mát cơ thể để hạ thân nhiệt

Dùng chanh tươi

Chanh tươi thái lát mỏng, chà nhẹ lên trán, dọc theo xương sống. Tuy nhiên tránh trà chanh lên những vết thương hở để không gây ra hiện tượng đau rát. Ngoài ra bạn có thể pha nước cốt chanh cùng với nước ấm và một ít đường để người bệnh uống, cơn sốt sẽ bắt đầu thuyên giảm.

Dùng khoai tây

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch sau đó cắt lát mỏng, đem ngâm với giấm trong vòng 10 phút. Sau khi vớt ra, để ráo nước và đặt những lát khoai tây lên vùng trán rồi tiếp tục đặt khăn ấm lên trên sẽ giúp hạ sốt hiệu quả.

Xông hơi

Phương pháp này khá mất thời gian tuy nhiên lại cho tác dụng cực kỳ hiệu quả. Đầu tiên, bạn đun sôi các loại thảo dược như lá tía tô, lá bưởi, sả, gừng,… Sau đó dùng một chiếc khăn tắm sạch trùm lên đầu và tiến hành xông hơi vùng mũi họng. Hơi nóng bốc lên sẽ giúp nhiệt độ cao trong cơ thể được tản ra ngoài, đồng thời giúp các độc tố gây bệnh trong da được thoát ra ngoài. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn.

Đọc thêm: Hướng Dẫn 4 Cách Dùng Lá Tía Tô Trị Trào Ngược Dạ Dày Cực Hay Cho Bạn

Xông hơi giúp hạ sốt do trào ngược
Xông hơi giúp hạ sốt do trào ngược

Ăn nhiều trái cây

Những loại trái cây có chứa nhiều nước như dưa hấu, táo, dưa chuột, dưa gang, kiwi,… có tác dụng giúp hạ sốt, tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa trong cơ thể. Khi người bệnh đã hạ sốt thì nên đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Trong một số trường hợp khẩn cấp, cần giảm đau dạ dày nhanh chóng, tức thì, bạn có thể sử dụng các loại thuốc Tây y như sau:

Một số loại thuốc kê đơn điều trị theo toa cho GERD bao gồm:

  • Thuốc chẹn thụ thể H-2: Nizatidine, famotidine
  • Thuốc ức chế bơm proton: Esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole, rabeprazole và dexlansoprazole.
  • Thuốc giúp tăng cường cơ vòng thực quản dưới: Baclofen.
Bạn có thể dùng thuốc Tây y điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây sốt
Bạn có thể dùng thuốc Tây y điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây sốt

Một số loại thuốc không kê đơn có thể sử dụng như: 

  • Thuốc trung hòa axit dạ dày: Mylanta, rolaids, tums.
  • Thuốc giảm sản xuất axit không theo toa: Nizatidine, Famotidine, cimetidine.
  • Thuốc ngăn chặn sản xuất axit và chữa lành thực quản: Lansoprazole, omeprazole.

Tham khảo: Chia Sẻ Bài Thuốc Đông Y Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Và Lành Tính

Lưu ý khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây sốt

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây sốt mà bạn cần nắm rõ:

  • Trường hợp vị trào ngược dạ dày gây sốt nặng, bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
  • Bạn cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về các phương pháp điều trị, loại thuốc sử dụng và thời gian uống thuốc.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cần chú ý khi điều trị hạ sốt tại nhà cho trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc những người suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Không để cơ thể mất nhiều nước, do đó bạn cần uống nhiều nước lọc, nước hoa quả hoặc nước bù điện giải để giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng.
  • Trong thời gian điều trị bệnh, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm kích thích tăng tiết axit trong dạ dày như rượu, bia, đồ uống có ga, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chua, các sản phẩm từ sữa.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi điều độ để làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày gây sốt.

Trào ngược dạ dày gây sốt có tác động không nhỏ đến tình trạng bệnh, vì vậy người bệnh cần theo dõi sát sao những biểu hiện của cơ thể để kịp thời xử lý ngay khi phát hiện có dấu hiệu sốt. Hy vọng bài viết trên giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng này và có những phương pháp chữa trị phù hợp.

Bài viết tham khảo

Triệu chứng liên quan