Nội dung chính

Trào ngược dạ dày gây khó thở thường là hệ quả do dịch vị kích thích lên dây thần kinh ở thực quản/ hô hấp hoặc do phản ứng co rút của các khối cơ ở lồng ngực. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số biến chứng như chít hẹp thực quản và viêm đường hô hấp mãn tính.

Vì sao trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở
Vì sao trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là thuật ngữ đề cập đến các triệu chứng xảy ra do dịch vị cùng với thức ăn trào ngược lên trên thực quản và các cơ quan nằm phía trên (phổi, thanh quản, khoang miệng). Mặc dù có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh lý này là do rối loạn chức năng cơ vòng thực quản dưới (LES).

Cơ quan này có vai trò đóng – mở đáy thực quản để đưa thức ăn vào dạ dày và ngăn dịch vị trào ngược lên trên. Tuy nhiên khi chức năng của cơ vòng thực quản bị suy giảm, dịch vị cùng với thức ăn bên trong dạ dày có thể bị đẩy lên phía trên và làm bùng phát nhiều triệu chứng khó chịu. Bệnh lý này thường gây trớ thức ăn, buồn nôn, nóng rát thượng vị, ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng,… Tuy nhiên ngoài những triệu chứng này, một số bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng khó thở.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Khi Ngủ: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Xử Lý

Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

Phản ứng co rút của các khối cơ ở lồng ngực

Thông thường, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở rộng vào giây để đón nhận thức ăn và sau đó đóng lại để ngăn hiện tượng trào ngược. Tuy nhiên khi chức năng của cơ quan này bị rối loạn, dịch vị cùng với thức ăn bên trong dạ dày sẽ bị đẩy lên phía trên. Hiện tượng trào ngược không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, nóng rát mà còn kích thích phản xạ của các khối cơ ở lồng ngực.

Tình trạng khó thở ở người bị trào ngược dạ dày thực chất là hệ quả do phản ứng co rút của các khối cơ ở lồng ngực
Tình trạng khó thở ở người bị trào ngược dạ dày thực chất là hệ quả do phản ứng co rút của các khối cơ ở lồng ngực

Phản xạ này khiến đường thở bị tắc nghẽn tạm thời dẫn đến hiện tượng khó thở và nghẹt mũi. Nếu khó thở xảy ra do trào ngược dạ dày, triệu chứng này thường bùng phát cùng lúc với một số biểu hiện như trớ thức ăn, nóng rát thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,… Trong trường hợp khó thở xảy ra không đi kèm với các biểu hiện kể trên, nguyên nhân có thể xảy ra do các vấn đề ở đường hô hấp.

Do dịch vị kích thích dây thần kinh hô hấp, thực quản

Dịch vị dạ dày có độ pH axit nên rất dễ kích thích các dây thần kinh hô hấp dẫn đến phản ứng co thắt đường thở. Phản ứng này gây ra triệu chứng khó thở, nghẹt mũi, ho khan và tăng tiết chất nhầy.

Ngoài ra, dịch vị cũng có thể kích thích các đầu dây thần kinh ở phần dưới của thực quản. Hậu quả là khiến cơ quan này co thắt quá mức. Không gian trong thực quản bị thu hẹp chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng khó thở. Do đó bên cạnh triệu chứng ợ nóng và đau vùng thượng vị, bệnh nhân cũng có thể bị khó thở, đau thắt ngực, nghẹt mũi, ho khan,…

Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Mấy Cấp Độ? Nên Điều Trị Giai Đoạn Nào?

Dịch vị tràn vào các đường dẫn khí nhỏ

Thực quản là cơ quan nối từ cuống họng xuống phần tâm vị của dạ dày. Trong đó, ở đoạn giữa, thực quản có giao với phổi và màng phổi. Chính vì vậy, một lượng dịch vị có thể chảy vào các đường dẫn khí nhỏ kích thích phản ứng co thắt của phế quản. Kết quả là gây ra cảm giác khó thở đột ngột trong mỗi đợt trào ngược.

Dịch vị dạ dày có độ pH axit nên có thể ăn mòn và kích ứng các đường dẫn khí của phổi. Nếu không kiểm soát bệnh trong thời gian sớm, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ bị xơ phổi và hen suyễn.

Do biến chứng hẹp thực quản

Hẹp thực quản là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Như đã biết, axit dạ dày có thể gây kích ứng và viêm loét niêm mạc thực quản. Theo thời gian, thực quản bị phù nề và chít hẹp do hình thành sẹo ở vùng niêm mạc bị tổn thương. Hậu quả là không gian trong thực quản bị thu nhỏ dần theo thời gian, dẫn đến chứng khó nuốt và khó thở – đặc biệt là khi dịch vị trào ngược lên trên.

Chít hẹp thực quản là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở ở người bị trào ngược dạ dày
Chít hẹp thực quản là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở ở người bị trào ngược dạ dày

Nếu không tiến hành điều trị, mức độ khó nuốt và khó thở có thể nặng dần theo thời gian. Ngoài ra, việc tiếp xúc với dịch vị dạ dày trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ loạn sản tế bào và dẫn đến ung thư thực quản.

Do biến chứng viêm đường hô hấp trên

Không chỉ gây ra biến chứng tại thực quản và phổi, trào ngược dạ dày thực quản còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản,… Trong trường hợp bị viêm thanh quản, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng khó thở, ho khan, khàn giọng,…

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây khó thở là dấu hiệu cho thấy hiện tượng trào ngược đã chuyển biến nặng. Trên thực tế ở giai đoạn đầu, bệnh chủ yếu gây trớ thức ăn, ợ nóng, nóng rát thượng vị, đầy hơi và chướng bụng. Tuy nhiên theo thời gian, hiện tượng trào ngược chuyển biến nặng hơn dẫn đến kích thích các dây thần kinh ở thực quản và phổi.

Hơn nữa, tình trạng trào ngược xảy ra trong thời gian dài còn có thể gây ra các biến chứng như chít hẹp thực quản, viêm thanh quản, xơ phổi,… Các biến chứng này chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra triệu chứng khó thở. Do đó ngay khi nhận thấy trào ngược dạ dày đi kèm với tình trạng khó thở, ho khan và đau thắt ngực, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Trào ngược dạ dày gây khó thở kéo dài có thể làm tăng nguy cơ Barrett thực quản - dấu hiệu tiền ung thư
Trào ngược dạ dày gây khó thở kéo dài có thể làm tăng nguy cơ Barrett thực quản – dấu hiệu tiền ung thư

Nếu chủ quan, trào ngược dạ dày gây khó thở có thể gây ra các biến chứng như:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp (hen suyễn, viêm phổi, viêm thanh quản,…).
  • Viêm xước hoặc loét thực quản.
  • Xuất huyết tiêu hóa trên.
  • Barrett thực quản – dấu hiệu tiền ung thư.
  • Chít hẹp thực quản.

Ngoài những biến chứng kể trên, trào ngược dạ dày gây khó thở còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân – đặc biệt là những trường hợp trào ngược nặng vào ban đêm. Để giảm ảnh hưởng của bệnh lên chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng kể trên, bệnh nhân cần chủ động tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.

Nên đọc: Xét Nghiệm Trào Ngược Dạ Dày: Chi Phí, Địa Chỉ Khám Bệnh Và Một Số Lưu Ý

Cách xử lý trào ngược dạ dày gây khó thở

Khó thở thực chất là hậu quả do dịch vị trào ngược lên thực quản trong thời gian dài. Do đó để kiểm soát tình trạng này, bệnh nhân cần thăm khám và thực hiện các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Trong trường hợp khó thở xảy ra do một số biến chứng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.

Các phương pháp cải thiện chứng khó thở do trào ngược dạ dày thực quản:

Điều chỉnh lối sống

Điều chỉnh lối sống có thể ngăn hiện tượng trào ngược và giảm triệu chứng khó thở do ảnh hưởng của trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, duy trì lối sống khoa học lâu dài còn giúp ngăn ngừa trào ngược tái phát và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa khác.

Điều chỉnh lối sống có thể giảm tình trạng khó thở và một số triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra
Điều chỉnh lối sống có thể giảm tình trạng khó thở và một số triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra

Cách xây dựng lối sống giúp kiểm soát trào ngược dạ dày gây khó thở:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Điều chỉnh thói quen ăn uống có thể giảm áp lực lên thực quản, dạ dày và ngăn ngừa hiện tượng trào ngược hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân nên xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp để kiểm soát tình trạng khó thở và các triệu chứng do bệnh lý này gây ra.
  • Sử dụng gối cao, thay đổi tư thế nằm: Nằm nghiêng bên trái và dùng gối cao có thể ngăn ngừa trào ngược bùng phát mạnh vào ban đêm. Khi hiện tượng trào ngược được kiểm soát, triệu chứng khó thở, buồn nôn, đau thắt ngực, nóng rát thượng vị,… cũng được cải thiện đáng kể.
  • Mặc quần áo thoải mái: Mặc những bộ trang phục bó sát có thể làm tăng áp lực ổ bụng, dẫn đến tăng tần suất trào ngược dịch vị và thức ăn lên trên thực quản. Do đó, bệnh nhân nên lựa chọn những bộ trang phục rộng rãi và thoải mái để ngăn chặn hiện tượng này. Qua đó giảm nguy cơ tái phát tình trạng khó thở và một số triệu chứng đi kèm.
  • Thay đổi một số thói quen xấu: Tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày có thể chuyển biến xấu nếu thường xuyên căng thẳng, hút thuốc lá và sử dụng rượu bia. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe, bệnh nhân nên thay đổi các thói quen này. Thay vào đó, cần ngủ nghỉ đúng giờ và tập thể dục thường xuyên để giảm trào ngược và ổn định hoạt động tiêu hóa.
  • Giảm cân: Thừa cân – béo phì gây tích mỡ ở vùng bụng dẫn đến tiêu hóa kém. Tình trạng này khiến cho thời gian thức ăn ở bên trong dạ dày tăng lên, dẫn đến tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới (LES) và kích thích phản ứng trào ngược. Do đó ngoài những biện pháp trên, bệnh nhân cần tập luyện và ăn uống hợp lý để cải thiện cân nặng.

Sau khi điều chỉnh lối sống, tần suất và mức độ của tình trạng khó thở sẽ được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, các biện pháp này còn giúp giảm nhẹ một số triệu chứng khác của bệnh như trớ thức ăn, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, nóng rát thượng vị,…

Đọc thêm: Tham Khảo TOP 9 Món Ăn Cho Người Trào Ngược Dạ Dày Bạn Nên Biết

Can thiệp các phương pháp y tế

Ngoài điều chỉnh lối sống, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở cần can thiệp các phương pháp y tế để kiểm soát bệnh triệt để. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán để tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở
Có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở

Các phương pháp điều trị được áp dụng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc (thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamine H1, thuốc tăng trương lực thực quản, thuốc trung hòa axit,…) được chỉ định để làm giảm triệu chứng và phục hồi các biến chứng nhẹ của bệnh. Sau khoảng 8 – 12 tuần sử dụng, tình trạng khó thở và các triệu chứng đi kèm sẽ được kiểm soát gần như hoàn toàn.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được cân nhắc khi điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả hoặc bệnh nhân gặp phải các biến chứng nặng (chít hẹp thực quản, loét thực quản, Barrett thực quản,…). Mục tiêu của phương pháp này là phục hồi chức năng thực quản và bảo vệ tính mạng cho bệnh nhân.

Hầu hết các trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở đều đáp ứng tốt với sử dụng thuốc. Rất ít trường hợp phải can thiệp phẫu thuật và các thủ thuật (nội soi, nong thực quản,…). Tuy nhiên, bệnh nhân không nên chủ quan trước những biểu hiện của cơ thể. Việc chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị có thể khiến bệnh tiến triển nặng và làm tăng nguy cơ phải can thiệp các kỹ thuật ngoại khoa.

Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Xoa Bóp Bấm Huyệt Trị Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả

Trào ngược dạ dày gây khó thở nên chữa ở đâu?

Như các bạn đã thấy, trào ngược dạ dày khó thở có thể kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Do đó, chúng ta cần có biện pháp chữa trị ngay từ sớm. Bệnh nhân nên tới các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để được tư vấn chữa bệnh kịp thời.

  • Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ tầng 5 nhà P trong bệnh viện, số 78 Giải Phóng, Hà Nội. Khoa có nhiều bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, các trang thiết bị hiện đại hàng đầu sẽ đem đến dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhân. Liên hệ: 02462598285.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc: Địa chỉ tại Hà Nội thuộc biệt thự B31 trong ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân, số điện thoại: 02471096699. Cơ sở Hồ Chí Minh có địa chỉ 145 Hoa Lan – Phú Nhuận, số điện thoại: 02871096699. Nơi đây hội tụ rất nhiều y bác sĩ kinh nghiệm lâu năm, nhiệt tình tận tâm cùng các phác đồ chữa trị đạt hiệu quả rất cao.
  • Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ tại biệt thự số 16, ngõ 169 Nguyễn Khánh Toàn – Cầu Giấy, Hà Nội, số điện thoại: 02485851102. Cơ sở tại Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34 – Thủ Đức, số điện thoại: 02862791102. Nơi đây được phục dựng từ mô hình thăm khám, chữa bệnh của Thái Y Viện triều Nguyễn với các giải pháp đẩy lùi bệnh được đông đảo bệnh nhân ghi nhận rất hài lòng.
  • Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện E: Địa chỉ bệnh viện nằm tại số 89 đường Trần Cung – Cầu Giấy, số điện thoại: 0868891318. Trung tâm có đầy đủ hệ thống trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt các nhu cầu khám chữa bệnh cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Người bệnh cần đến các địa chỉ uy tín để thăm khám bệnh
Người bệnh cần đến các địa chỉ uy tín để thăm khám bệnh

Khi tình trạng trào ngược dạ dày gây cảm giác khó thở, tức là tình trạng đã trở nặng. Bệnh có khả năng phát triển thêm nhiều biến chứng khác như hen suyễn, viêm phế quản, tắc nghẽn tiêu hóa,… Người bệnh cần có những biện pháp chữa trị kịp thời, phù hợp, không gây tái phát.

Bài viết hay dành cho bạn

Triệu chứng liên quan