Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngược lại, những trường hợp chủ quan không thăm khám sớm có thể gặp phải không ít biến chứng nghiêm trọng.

trào ngược axit dạ dày có chữa được không
Bị trào ngược axit dạ dày có chữa được không?

Trào ngược dạ dày thực quản (trào ngược axit dạ dày) là chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh lý này đặc trưng bởi hiện tượng dịch vị cùng với thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, khoang miệng hoặc thậm chí là phổi và thanh quản. Hiện tượng trào ngược axit dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như nóng rát thượng vị, trớ thức ăn, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua,…

Đọc thêm: Các Mức Độ Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Bệnh trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không?

Tương tự như các chứng bệnh tiêu hóa thường gặp, bệnh trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, các triệu chứng của bệnh lý này thường bùng phát mạnh sau bữa ăn và ban đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Về lâu dài, chứng trào ngược còn có thể khiến cơ thể suy nhược, sụt cân, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, hen suyễn,…

Có thể thấy, bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy “Trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi được không?”.

trào ngược axit dạ dày có chữa được không
Bệnh trào ngược axit dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Theo các chuyên gia, bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đối với những trường hợp chưa có tổn thương thực thể (niêm mạc thực quản chưa bị viêm xước, loét và phù nề), điều trị chủ yếu là tổ chức lại lối sống. Tuy nhiên nếu đã phát sinh biến chứng, bệnh nhân buộc phải kết hợp với một số phương pháp y tế như sử dụng thuốc và phẫu thuật.

Thực tế cho thấy, đa phần các trường hợp thăm khám và điều trị sớm đều có đáp ứng tốt và thời gian điều trị ngắn. Ngược lại những trường hợp phát hiện bệnh muộn thường mất nhiều thời gian chữa trị hoặc thậm chí phải can thiệp các phương pháp ngoại khoa. Vì vậy để quá trình điều trị đạt kết quả tốt, bệnh nhân nên thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Bạn Xoa Bóp Bấm Huyệt Trị Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà

Các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày phổ biến

Mục tiêu của điều trị trào ngược dạ dày thực quản là kiểm soát hiện tượng trào ngược, cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Lựa chọn ưu tiên trong điều trị bệnh lý này là sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Tuy nhiên trong trường hợp không có đáp ứng với điều trị nội khoa, bệnh nhân sẽ được xem xét phẫu thuật.

Dưới đây là các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản được áp dụng phổ biến:

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Thay đổi lối sống là biện pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Lối sống khoa học có thể giảm nhẹ mức độ – tần suất của chứng trào ngược, đồng thời hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nhẹ một số triệu chứng khó chịu như nóng rát thượng vị, đau dạ dày, buồn nôn, ợ hơi, chướng bụng,…

trào ngược axit dạ dày có chữa được không
Điều chỉnh lối sống là một trong những biện pháp giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày hiệu quả

Cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp kiểm soát chứng trào ngược axit dạ dày:

  • Tránh sử dụng các món ăn và thức uống làm tăng nguy cơ trào ngược như hoa quả chứa nhiều axit, món ăn cay nóng, nhiều gia vị, thức uống chứa cồn và caffeine.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có khả năng trung hòa dịch vị và dễ tiêu hóa như ngũ cốc, rau xanh, các loại củ và trái cây chứa ít axit. Ngoài ra, nên dùng thức ăn mềm, lỏng và ít gia vị để hạn chế tình trạng trào ngược.
  • Nếu thường xuyên bị trào ngược ngay sau khi ăn, nên chia nhỏ bữa ăn (4 – 6 bữa) và giảm khối lượng thức ăn trong các bữa. Thói quen này giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn và hạn chế được tình trạng trào ngược đáng kể.
  • Ăn chậm nhai kỹ, tránh vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn, hạn chế ăn khuya và ăn quá no vào bữa tối để kiểm soát chứng trào ngược. Thay vào đó, nên duy trì những thói quen tốt như ăn chậm nhai kỹ, ăn tối sớm, đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn,… để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
  • Tránh mặc quần áo bó sát và điều chỉnh thắt lưng quá chặt. Các thói quen này đều làm tăng áp lực ổ bụng và khiến tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không hút thuốc lá và tránh căng thẳng quá mức.
  • Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao. Hoạt động thể chất có thể kiểm soát cân nặng và thúc đẩy chức năng của các cơ quan tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy, tập thể dục thường xuyên giúp giảm nhẹ triệu chứng của nhiều vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, gan nhiễm mỡ,…
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc làm tăng nguy cơ trào ngược như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ,…

Đa phần các trường hợp trào ngược dạ dày có mức độ nhẹ đều có thể kiểm soát thông qua điều chỉnh lối sống. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần duy trì lối sống khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát.

ĐỌC NGAY: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Rau Gì? Danh Sách Các Món Ăn Cho Người Bệnh

Sử dụng thuốc

Ngoài điều chỉnh lối sống, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm một số loại thuốc để kiểm soát triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc còn giúp phục hồi biến chứng viêm xước và loét thực quản.

trào ngược axit dạ dày có chữa được không
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị trào ngược axit dạ dày bao gồm thuốc kháng axit, PPI, thuốc kháng H2,…

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit (thuốc trung hòa axit, antacid) có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản như nóng rát thượng vị, đau dạ dày, ợ nóng, ợ chua,… Thuốc chỉ mang lại hiệu quả tạm thời nên chủ yếu được sử dụng trong thời gian ngắn. Khi sử dụng nhóm thuốc này, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,…
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): PPI là nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị bằng cách ức chế bơm proton của tế bào viền ở thành dạ dày. Với cơ chế giảm sản xuất dịch vị, PPI giúp ngăn ngừa hiện tượng trào ngược, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để niêm mạc thực quản hồi phục và tái tạo hoàn toàn.
  • Thuốc kháng histamine H2: Thuốc kháng histamine H2 cũng có tác dụng ức chế tiết axit dạ dày nhưng hiệu quả kém và ngắn hơn so với thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên, nhóm thuốc này tương đối an toàn với trẻ dưới 6 tháng tuổi và có hiệu quả tốt đối với chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm.
  • Thuốc tăng nhu động dạ dày: Thuốc tăng nhu động dạ dày (Domperidon, Metoclopramid,…) được sử dụng nhằm rút ngắn thời gian dạ dày tiêu hóa thức ăn. Từ đó làm giảm áp lực lên dạ dày – thực quản và ngăn ngừa hiện tượng trào ngược. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng nhóm thuốc này cho người bị tắc ruột, tiền sử xuất huyết tiêu hóa và phụ nữ đang mang thai.

Ngoài thuốc Tây, nhiều bệnh nhân còn lựa chọn điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc Nam và thuốc Đông y. So với tân dược, các loại thuốc này được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính. Tuy nhiên để đảm bảo quá trình điều trị cho kết quả như mong muốn, bệnh nhân cần lựa chọn phòng khám/bệnh viện uy tín.

Đọc thêm: TOP 10+ Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tốt Nhất Hiện Nay

Phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày

Phẫu thuật được xem xét khi trào ngược dạ dày thực quản chuyển biến nặng hoặc không có đáp ứng với điều trị bảo tồn. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một trong những kỹ thuật sau:

trào ngược axit dạ dày có chữa được không
Phẫu thuật được cân nhắc khi trào ngược dạ dày thực quản không có đáp ứng với điều trị bảo tồn
  • Thủ thuật Stretta.
  • Phẫu thuật nội soi qua đường miệng.
  • Phẫu thuật tạo nếp gấy đáy vị.
  • Nội soi khâu nhằm tăng cường cơ vòng thực quản dưới.

So với điều trị nội khoa, phẫu thuật có chi phí cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng. Do đó, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm để kiểm soát bệnh hoàn toàn bằng các phương pháp bảo tồn. Bởi đa phần các trường hợp phát hiện bệnh muộn hoặc điều trị không đúng cách đều phải can thiệp ngoại khoa.

Đọc thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu? Review 18 Địa Chỉ Uy Tín Nhất Hiện Nay

Phòng ngừa bệnh trào ngược axit dạ dày như thế nào?

Bệnh trào ngược axit dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn có những biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Dưới đây là những thông tin hữu ích nhất dành cho bạn tham khảo:

  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm có tác dụng trung hòa axit ở trong dạ dày như: Các loại bánh mì, ngũ cốc, bột yến mạch,…
  • Bổ sung những chất đạm dễ tiêu có trong thịt lợn thăn, nạc vai hoặc thịt vịt.
  • Tăng cường ăn nhiều chất xơ có trong các loại đậu, bổ sung thêm sữa chua.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bất thường ở trong dạ dày.
  • Ngoài ra, bạn cũng không nên thức khuya, ăn quá no hoặc nằm luôn sau khi ăn.
  • Không dùng những chất kích thích như cà phê, bia, thuốc lá, rượu,… Không dùng độ ăn nhanh hay các loại nước ngọt có ga.
  • Nếu có các bệnh lý liên quan tới dạ dày, cần sớm thăm khám chữa trị bằng các biện pháp phù hợp, không tự ý điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không?” và đề cập đến một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến. Để được tư vấn cụ thể hơn, bệnh nhân nên tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa.

Bài viết xem thêm

Câu hỏi liên quan

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe