Tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát. Vậy bệnh tổ đỉa có tự khỏi không? Có chữa được không? Những thắc mắc thường gặp này sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

bệnh tổ đỉa có tự khỏi không?
Tìm hiểu vấn đề bệnh tổ đỉa có tự khỏi không? Chữa được không?

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?

Tổ đỉa là một dạng lâm sàng đặc trưng của bệnh chàm (eczema). Thuật ngữ này đề cập tới tình trạng viêm da mãn tính có sự xuất hiện của các nốt mụn nước sâu gây ngứa ngáy. Tổn thương có xu hướng khu trú ở một số vị trí điển hình như lòng bàn chân/ bàn tay, ngón chân/ ngón tay.

Các nốt mụn nước sau khoảng 3 – 4 tuần sẽ có thể tự tiêu biến. Tuy nhiên nó sẽ để lại lớp vảy tiết màu vàng. Đồng thời khiến da bị dày sừng, khô ráp và bong tróc.

Hiện nay nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định cụ thể. Cơ chế bệnh sinh có thể liên quan tới một số yếu tố như nhiễm khuẩn, dị ứng, thần kinh, vấn đề cơ địa, tác dụng phụ của thuốc…

Bệnh lý này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên tổn thương trên da gây ngứa ngáy nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sinh hoạt thường ngày. Trường hợp người bệnh cào gãi còn rất dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không là thắc mắc thường gặp. Theo nhận định từ các bác sĩ Da liễu, hiện nay căn nguyên của bệnh tổ đỉa vẫn chưa được làm rõ nên việc điều trị gặp nhiều bất lợi. Và bệnh không thể tự khỏi được nếu không sớm can thiệp điều trị.

Trường hợp không kịp thời điều trị và chăm sóc đúng cách thì tổn thương da còn có xu hướng tiến triển mãn tính. Đồng thời tăng nguy cơ bội nhiễm và tổn thương rất dễ để lại thâm sẹo sau khi được chữa lành.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Chàm Eczema: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị

Tổ đỉa chữa được không? Các phương pháp điều trị hiệu quả

Đặc tính của bệnh tổ đỉa là tiến triển dai dẳng, mãn tính và rất dễ tái phát. Chính điều này đã khiến cho nhiều người bệnh băn khoăn không biết bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không.

Các chuyên gia nhận định, tổ đỉa mặc dù là bệnh viêm da mãn tính nhưng vẫn có thể khắc phục triệt để các triệu chứng của bệnh. Với các trường hợp cấp tính, bệnh chỉ kéo dài 2 – 4 tuần. Sau đó có xu hướng từ từ thuyên giảm mà không cần phải can thiệp điều trị quá nhiều.

bệnh tổ đỉa có chữa được không
Một số trường hợp, tổn thương da do tổ đỉa có thể kéo dài dai dẳng và tiến triển nặng

Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh tiến triển mãn tính thì việc điều trị gặp rất nhiều bất lợi. Thực tế ghi nhận, hiệu quả của các phương pháp điều trị tổ đỉa còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương da, triệu chứng cơ năng đi kèm và sự đáp ứng của từng cá thể.

Ngoài ra, người bệnh nên nhớ, tổ đỉa là bệnh lý có nguy cơ tái phát rất cao ngay cả khi các triệu chứng đã được kiểm soát hoàn toàn. Vì vậy, song song với quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh tái phát.

Điều trị bệnh tổ đỉa bao gồm cả sử dụng thuốc, quang hóa trị liệu kết hợp với chăm sóc và dự phòng bệnh tái phát. Cụ thể như sau:

1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc chính là phương pháp được áp dụng chủ yếu với hầu hết các trường hợp mắc bệnh tổ đỉa. Mục đích của dùng thuốc là làm giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa và kiểm soát bội nhiễm. Đồng thời thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương trên da do bệnh gây ra.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc sau:

– Dung dịch sát khuẩn:

Ngay khi các mụn nước vừa xuất hiện thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng bạc nitrat 0.5% để kiểm soát. Loại dung dịch sát khuẩn này ngoài tác dụng làm dịu da thì còn giúp ngăn ngừa bội nhiễm.

– Một số loại thuốc màu:

Các loại thuốc màu như thuốc tím Methyl 1% hoặc dung dịch Milian có thể được bác sĩ chỉ định khi có dấu hiệu bội nhiễm với sự xuất hiện của các mụn mủ nhỏ. Các loại thuốc này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn. Sử dụng kịp thời khi mụn mủ vừa xuất hiện sẽ phát huy khả năng kiểm soát viêm nhiễm hiệu quả.

– Thuốc mỡ chứa corticoid:

Khi các nốt mụn nước tự tiêu biến thì da có thể bị đỏ, dày sừng và ngứa ngáy. Trong giai đoạn này, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc mỡ chứa corticoid. Ngoài ra có thể sử dụng chế phẩm chứa corticoid kết hợp với kháng sinh nhằm ngăn ngừa bội nhiễm.

Đọc thêm: TOP 10+ Loại Thuốc Kem Bôi Chữa Tổ Đỉa Hiệu Quả Nhất Cho Người Bệnh

phương pháp chữa tổ đỉa
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bôi để làm giảm ngứa, chống viêm và kiểm soát tổn thương

– Thuốc kháng histamine:

Một số loại thuốc kháng histamine tổng hợp có thể được kê toa nhằm giảm ngứa ngáy do bệnh tổ đỉa gây ra. Ngoài ra, các loại thuốc này còn hỗ trợ kiểm soát tổn thương trên da.

– Thuốc kháng nấm:

Trong một số trường hợp, bệnh tổ đỉa có thể bùng phát do nhiễm nấm. Lúc này, thuốc kháng nấm dạng bôi hoặc uống sẽ được bác sĩ kê toa. Loại thuốc này được sử dụng liên tục 10 – 15 ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc và tái nhiễm.

– Kháng sinh đường uống: 

Một số loại kháng sinh đường uống có thể được bác sĩ cân nhắc kê toa trong trường hợp bệnh tổ đỉa bội nhiễm hay sau khi chích rạch các nốt mụn nước có kích thước lớn. Kháng sinh cũng sẽ được sử dụng 7 – 10 ngày liên tục để có thể kiểm soát hoàn toàn hiện tượng viêm nhiễm. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc.

– Corticoid đường uống: 

Rất hiếm khi thuốc Corticoid đường uống được kê toa trong điều trị bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên nếu bị nổi mụn nước ồ ạt với kích thước lớn gây ngứa ngáy và sưng đau nhiều thì loại thuốc này sẽ được cân nhắc chỉ định trong khoảng 5 – 10 ngày để kịp thời kiểm soát triệu chứng.

Bên cạnh các loại thuốc được đề cập ở trên, bác sĩ còn có thể chỉ định một số thuốc khác nhằm kiểm soát và làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Có thể dùng kèm các viên uống bổ sung vitamin C, E, kẽm… để tăng cường sức đề kháng và rút ngắn thời gian điều trị. Với bất cứ loại thuốc nào cũng cần tuân thủ liều lượng, tần suất và kế hoạch sử dụng mà bác sĩ chỉ định.

Đọc thêm: Bị Tổ Đỉa Kiêng Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?

2. Quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu (liệu pháp ánh sáng) cũng là phương pháp có thể đáp ứng với bệnh chàm tổ đỉa. Phương pháp này dùng thiết bị để tạo ra tia UVA hoặc UVB nhân tạo để ức chế yếu tố tiền viêm, các chất trung gian gây viêm và điều hòa chức năng miễn dịch. Từ đó phát huy tốt khả năng làm giảm viêm, giảm ngứa ngáy và phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Quang hóa trị liệu thường phải áp dụng liên tục trong vòng 1 – 2 tháng do hiệu quả còn chậm. Chính vì vậy mà phương pháp này chỉ được cân nhắc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hay gặp phải các rủi ro nghiêm trọng do lạm dụng thuốc lâu dài.

Liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị tổ đỉa tương đối an toàn. Tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn một số rủi ro như cháy nắng, đen sạm da, lão hóa da hay thậm chí là hình thành u ác tính.

Tham khảo thêm: Bỏ Túi 10 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Tại Nhà Bằng Dân Gian Cực Hiệu Quả

3. Chăm sóc và dự phòng bệnh tái phát

Như đã đề cập, bệnh tổ đỉa không chỉ có tính chất dai dẳng mà còn rất dễ tái phát sau điều trị. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc và quang hóa trị liệu có thể gây ra nhiều rủi ro ngoại ý. Chính vì vậy người bệnh được khuyến cáo là nên thực hiện các biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh tái phát.

phòng bệnh tổ đỉa tái phát
Người bệnh tổ đỉa cần uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày

Chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát lên tổn thương da. Thói quen để giải tỏa ngứa ngáy này của nhiều người có thể khiến cho các nốt mụn nước bị vỡ, chảy dịch và trợt loét. Ngoài ra còn khiến tổn thương da lan rộng và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Chú ý giữ gìn vùng da tổn thương để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Thay vì sử dụng xà phòng hay các sản phẩm rửa tay có độ pH cao, chứa nhiều hương liệu và chất tẩy rửa thì nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ.
  • Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất, dung môi hay các dung dịch có tính kiềm, acid thì cần mang bao tay và sử dụng ủng.
  • Giữ cho da luôn khô thoáng, tránh để da bài tiết mồ hôi quá mức. Trường hợp thường xuyên bị đổ nhiều mồ hôi ở tay chân thì có thể dùng bột talc hoặc giấy thấm dầu đề giúp da thông thoáng.
  • Trường hợp da bị khô ráp, dày sừng và bong tróc thì chú ý dưỡng ẩm cho da. Đồng thời uống đủ nước và dùng máy tạo độ ẩm không khí khi cần thiết.
  • Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng thần kinh. Đồng thời chủ động phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng da và các bệnh viêm nhiễm. Bởi các yếu tố này có thể kích hoạt hoặc làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng bệnh tổ đỉa.
  • Nên ăn uống khoa học, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm dễ gây dị ứng, thức uống chứa chất kích thích… Chú ý dành thời gian cho hoạt động thể chất, ngủ đúng giờ đủ giấc để cải thiện sức khỏe.

Bài viết đã giải pháp rõ các thắc mắc bệnh tổ đỉa có tự khỏi không? có chữa được không? Đồng thời đề cập đến các phương pháp giúp kiểm soát, điều trị và dự phòng nguy cơ tái phát bệnh. Tốt nhất khi nhận thấy các triệu chứng bệnh tổ đỉa xuất hiện hãy chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị và chăm sóc đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bệnh tổ đỉa có lây không là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm, bởi bệnh lý ngoài da này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe