Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Năm 2003, 2010 Và 2018

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích, xác định và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó bác sĩ mới có thể xem xét, thiết lập phác đồ điều trị cũng như phục hồi chức năng sao cho phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2003, 2010 và 2018

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được thiết lập dựa trên các mốc thang điểm được tính theo một quy chuẩn nhất định từ acr và eular. Các quy chuẩn ban hành từ năm 2003, 2010 và 2016 tới nay vẫn được áp dụng phổ biến.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2003

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2003 được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng xuất hiện ở nhiều khớp và thời gian diễn ra nhiều hơn 6 tuần đặc biệt phù hợp với tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2003 được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2003 được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới

7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2003 bao gồm:

  • Cứng khớp: Triệu chứng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng và kéo dài liên tục trong khoảng 1 giờ. Dấu hiệu này còn giúp cho bác sĩ đánh giá tương đối hiệu quả được mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Viêm khớp ít nhất ở 3 nhóm khớp: Trên cơ thể người bệnh xuất hiện ít nhất 3 nhóm khớp bị viêm, sưng mô mềm hoặc có hiện tượng tràn dịch khớp. Trong đó, phổ biến nhất là khớp khuỷu tay, khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp khuỷu chân, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn chân.
  • Các khớp ở bàn tay bị viêm: Viêm đa khớp dạng thấp có thể xuất hiện ở một trong các khớp như ở bàn tay như khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
  • Viêm khớp dạng đối xứng: Viêm khớp đối xứng là triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là tình trạng cơ thể người bệnh xuất hiện 2 vị trí bị viêm khớp đối xứng nhau, chẳng hạn như cả khớp cổ tay trái và cổ tay phải đều bị viêm.
  • Xuất hiện hạt dưới da: Hạt dưới da xuất hiện do viêm khớp dạng thấp là những nốt cứng ảnh hưởng tới khoảng 1/4 các trường hợp bệnh. Các nốt này thường gây sưng, đau và đôi khi còn ảnh hưởng xấu đến khả năng cử động của người bệnh.
  • Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính: Bác sĩ thực hiện xét nghiệm huyết thanh nếu cho ra ra kết quả dương tính với các yếu tố gây bệnh.
  • Dấu hiệu trên ảnh chụp X quang: Bác sĩ tiến hành chụp X-quang các khớp bị tổn thương phát hiện thấy khớp bị biến dạng hoặc bị mất chất khoáng đầu xương một cách rõ ràng.

Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định một người mắc viêm khớp dạng thấp khi có ít nhất 4 trong số 7 yếu tố trên kết hợp với thời thời gian diễn biến của bệnh ít nhất phải 6 tuần. Ngoài ra, để giúp việc chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ còn cần phải chú ý tới các biểu hiện trên cơ thể người bệnh, chẳng hạn như da xanh xao, sốt, thiếu máu và mệt mỏi cơ thể.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp công bố năm 2010

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2010 được nghiên cứu bởi Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu u năm. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng hiệu quả trong trường hợp người bệnh có biểu hiện viêm khớp ở giai đoạn sớm (Khoảng trước 6 tuần). Tuy nhiên bác sĩ cần theo dõi sát xao mức độ tiến triển bệnh sau khi đã đưa ra chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn 2010.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2010
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2010

Theo tiêu chuẩn trên, một người được cho là mắc viêm khớp dạng thấp khi tổng điểm của các tiêu chí trên đạt ≥ 6/10 điểm. Cụ thể:

Chụp ích quang phát hiện khớp tổn thương:

  • 1 khớp lớn (0 điểm).
  • 2 – 10 khớp lớn (1 điểm).
  • 1 – 3 khớp nhỏ (2 điểm).
  • 4 – 10 khớp nhỏ (3 điểm).
  • Tên 10 khớp nhỏ (5 điểm).

Xét nghiệm miễn dịch:

  • Cả RF và Anti CCP âm tính (0 điểm).
  • RF hoặc Anti CCP dương tính thấp (2 điểm).
  • RF hoặc Anti CCP dương tính cao (3 điểm).

Phản ứng viêm cấp tính:

  • Cả chỉ số CPR và tốc độ máu lắng bình thường (0 điểm).
  • CRP hoặc tốc độ máu lắng tăng (1 điểm).
  • Thời gian bị bệnh:
  • Dưới 6 tuần (0 điểm).
  • Bằng hoặc trên 6 tuần (1 điểm).

Chú ý:

  • Khớp lớn trên cơ thể người bao gồm: Khớp háng, khớp gối, cổ chân, khớp khuỷu và cả khớp vai.
  • Khớp nhỏ bao gồm: Khớp cổ tay, bàn ngón và khớp ngón gần.
  • Âm tính: Chỉ số RF ≤ 14 UI/ml và Anti CCP ≤17 UI/ml.
  • Dương tính thấp: Giá trị xét nghiệm nhỏ hơn hoặc bằng 3 lần mức bình thường
  • Dương tính cao: Giá trị xét nghiệm lớn hơn hoặc bằng 3 lần mức bình thường

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2018

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2018 được thiết lập bởi Hội Thấp Khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn Chống thấp khớp của Châu âu. Đây cũng chính là tiêu chuẩn mới nhất và có thể áp dụng cho rất nhiều trường hợp bệnh.

Người bị viêm khớp dạng thấp thường có hiện tượng viêm tại cả khớp lớn và khớp nhỏ
Người bị viêm khớp dạng thấp thường có hiện tượng viêm tại cả khớp lớn và khớp nhỏ

Tiêu chuẩn năm 2018 được đánh giá dựa trên các thang điểm sau:

Biểu hiện ở khớp:

  • Viêm 1 khớp lớn (0 điểm).
  • Viêm từ 2-10 khớp lớn (1 điểm).
  • Viêm 1-3 khớp nhỏ (2 điểm).
  • Viêm từ 4-10 khớp nhỏ (3 điểm).
  • Viêm trên 10 khớp (5 điểm).

Xét nghiệm huyết thanh:

  • RF âm tính đồng thời Anti CCp âm tính (0 điểm).
  • RF dương tính thấp hoặc chỉ số Anti CCP dương tính thấp (2 điểm).
  • RF dương tính cao hoặc chỉ số Anti CCP dương cao (3 điểm).

Xét nghiệm CRP (yếu tố phản ứng pha cấp):

  • Chỉ số CRP và tốc độ lắng máu bình thường (0 điểm).
  • Chỉ số CRP hoặc tốc độ lắng máu tăng (1 điểm).

Thời gian có triệu chứng:

  • Dưới 6 tuần (0 điểm).
  • Từ 6 tuần trở nên (1 điểm).

Dựa vào kết quả chẩn đoán trên, nếu người bệnh có từ 6 điểm trở lên thì có thể xác định đã mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Với tiêu chuẩn 2018, người bệnh vẫn cần được theo dõi một cách thường xuyên và có thể thực hiện đánh giá lại nếu thấy cần thiết.

Chú ý: Trên thực tế các dấu hiệu ở trên cũng cũng được xem là dấu hiệu điển hình của một số bệnh lý về xương khớp khác. Do vậy việc chẩn đoán lâm sàng chỉ có tính tương đối. Để có được được kết quả chính xác nhất, bác sĩ cần tiến hành thêm phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng.

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Các chuyên gia về Cơ – Xương – Khớp cho biết, để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp một cách chính xác, bên cạnh việc đánh giá theo tiêu chuẩn thì các xét nghiệm cần thiết cũng nên được thực hiện. Trong đó có cả xét nghiệm chung và xét nghiệm đặc hiệu.

Xét nghiệm yếu tố Anti CCP là loại xét nghiệm đặc hiệu giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Xét nghiệm yếu tố Anti CCP là loại xét nghiệm đặc hiệu giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Các xét nghiệm chung chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Sở dĩ cần phải thực hiện xét nghiệm chung để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp vì bệnh này có thể thể ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể. Trong đó, điển hình nhất là gan, tim và phổi.

Các xét nghiệm chung giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là:

  • Xét nghiệm công thức máu; tốc độ lắng máu, chỉ số C- Reactive Protein (CRP),…
  • Xét nghiệm chức năng gan,xét nghiệm chức năng thận, đo điện tâm đồ (ECG),chụp X-quang tim và phổi,,…

Các xét nghiệm đặc hiệu trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Thực hiện xét nghiệm đặc hiệu là biện pháp quan trọng để chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp. Cụ thể là giúp bác sĩ phân biệt bệnh này với các bệnh về xương khớp khác có chung triệu chứng như lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp bệnh gút mạn tính và viêm khớp vảy nến…

Các xét nghiệm đặc hiệu trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp: Có khoảng 60 – 70 % người bệnh có yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.
  • Xét nghiệm yếu tố Anti CCP: Có khoảng 75 – 80% bệnh nhn có Anti CCP dương tính.
  • Chụp X-quang khớp (hông thường là chụp hai bàn tay thẳng) để phát hiện dị dạng khớp.

Vừa rồi là các các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng với bài viết này, bạn đọc đã tìm thấy những thông tin hữu ích cho bản thân.

Có Thể Bạn Chưa Biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.