9 Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Tốt Nhất Cho Bệnh Nhân 2023
Thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng histamine H2, kháng sinh,… là các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thông dụng. Mục tiêu ngắn hạn của sử dụng thuốc là kiểm soát triệu chứng và tiệt trừ vi khuẩn Hp. Về lâu dài, thuốc giúp điều hòa hoạt động bài tiết axit và làm lành ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng.

9 loại thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng thông dụng
Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày và phần đầu ruột non xuất hiện ổ viêm, loét do dạ dày tăng tiết dịch vị hoặc co bóp quá mức. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này thường là do nhiễm vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), sử dụng rượu bia kéo dài,… Bệnh ảnh hưởng nhiều đến người trưởng thành hơn so với trẻ nhỏ.
Ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng rất dễ bị kích thích bởi thức ăn, stress, căng thẳng,… Ban đầu, bệnh chỉ gây ra cơn đau ở vùng thượng vị đi kèm với một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và ợ hơi. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị, cơn đau có thể bùng phát với tần suất thường xuyên và nặng dần hơn về mức độ.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh tiêu hóa thường gặp và hoàn toàn có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ ổ viêm loét và nguyên nhân gây bệnh (âm tính hay dương tính với vi khuẩn Hp) để chỉ định loại thuốc phù hợp với từng bệnh nhân. Mục tiêu của điều trị bằng thuốc là kiểm soát triệu chứng vầ nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời tiệt trừ vi khuẩn (nếu có) và phục hồi hoàn toàn ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày/ tá tràng.
Một số loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng phổ biến hiện nay:
1. Thuốc trung hòa axit (thuốc kháng axit dạ dày)
Thuốc trung hòa axit (thuốc kháng axit dạ dày/ thuốc kháng toan) là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và một số bệnh lý có liên quan. Nhóm thuốc này được bào chế ở dạng viên uống, viên nhai, siro hoặc dạng sữa để tăng khả năng hấp thu. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến thường là Phosphate nhôm (Phosphalugel) và Hydroxyd nhôm + Hydroxyd magnesi (Maalox, Mylanta,…).
Tác dụng chính của nhóm thuốc này là trung hòa axit tạo ra muối trung tính. Ngay sau khi sử dụng, thuốc làm tăng độ pH của dạ dày lên 3 trong khi độ pH thông thường dao động từ 1.5 – 2. Với khả năng trung hòa axit nhanh chóng, thuốc kháng toan có tác dụng giảm nhanh cơn đau và cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc kháng axit dạ dày còn có tác dụng hoạt động phân giải protein của pepsin, điều hòa nhu động dạ dày và tăng trương lực cơ vòng thực quản dưới (LES). Với những tác dụng này, thuốc kháng toan còn được sử dụng để giảm triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra và cải thiện cơn đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau (stress, uống rượu bia,…).
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng:
- Cách dùng: Dùng trước khi ngủ và sau khi ăn từ 1 – 2 giờ đồng hồ để cải thiện và phòng ngừa cơn đau bùng phát.
- Thuốc kháng axit làm cản trở sự hấp thu của các loại thuốc khác nên cần tránh sử dụng cùng lúc. Để tránh hiện tượng tương tác, nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ
- Tránh sử dụng trong thời gian dài (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) do nguy cơ tích lũy magie và nhôm trong máu, đồng thời làm tăng nguy cơ loãng xương và rối loạn tiêu hóa.
Thuốc kháng axit dạ dày được đánh giá là nhóm thuốc tương đối an toàn ở liều điều trị. Tuy nhiên trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ có mức độ nhẹ như đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng,…
Nên biết: Top 15 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Loét Dạ Dày Dễ Kiếm
2. Thuốc giảm đau chống co thắt
Thuốc giảm đau chống co thắt (Spasmaverin, Trimebutin,…) được sử dụng để giảm cơn đau do dạ dày co thắt quá mức. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có tác dụng giảm một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản như buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi và khó tiêu.
Thuốc giảm đau chống co thắt tác động trực tiếp đến cơ trơn của ống tiêu hóa, điều hòa nhu động của đường ruột và dạ dày. Do đó, nhóm thuốc này có hiệu quả giảm cơn đau và các triệu chứng do rối loạn chức năng co bóp của cơ quan tiêu hóa. Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc được dùng trước bữa ăn để ngăn cơn đau dạ dày bùng phát sau khi ăn no.
Thuốc giảm đau chống co thắt có phạm vi chỉ định tương đối rộng và có thể dùng cho người 12 tuổi trở lên nhưng cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, người có tiền sử mẫn cảm các nhóm thuốc này cũng nên sử dụng nhóm thuốc này.

Tác dụng thường gặp:
- Hôi miệng, khô miệng.
- Nhức đầu.
- Tiêu chảy, táo bón.
Thực tế, rất hiếm trường hợp gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau chống co thắt. Với hiệu quả tốt và độ an toàn cao, nhóm thuốc này được sử dụng khá phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày và các bệnh lý tiêu hóa thường gặp khác.
Chia sẻ thêm: Viêm Loét Dạ Dày Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
3. Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng – Bảo vệ niêm mạc
Thuốc bảo vệ niêm mạc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản và dự phòng loét dạ dày tá tràng khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nhóm thuốc này có khả năng kết hợp với dịch nhầy trong lòng dạ dày tạo thành màng bảo vệ niêm mạc và ngăn chặn sự ăn mòn của dịch vị lên ổ viêm, loét.
Với tác dụng bảo vệ niêm mạc, thuốc có thể cải thiện cơn đau, làm dịu cảm giác nóng rát và khó chịu ở vùng thượng vị. Ngoài ra, một số loại thuốc bảo vệ niêm mạc còn có tác dụng trung hòa axit nhưng hoạt tính kém hơn so với thuốc kháng toan.

Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Sucralfate: Sucralfate được sử dụng phổ biến để trong điều trị loét dạ dày và ngăn ngừa loét do stress kéo dài. Sau khi dung nạp, Sucralfate kết hợp với albumin và fibrinogen tạo thành màng bảo vệ niêm mạc và ổ viêm loét khỏi tác động của axit, pepsin, dịch mật,… Nhóm thuốc này có độ an toàn cao và chỉ gây ra táo bón nhẹ trong thời gian sử dụng.
- Bismuth: Bismuth thường được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp. Ngoài tác dụng bảo vệ niêm mạc, thuốc còn có khả năng ức chế sự phát triển của hại khuẩn. Tuy nhiên, loại thuốc này chống chỉ định với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận.
- Misoprostol: Misoprostol ít được sử dụng hơn so với hai loại thuốc trên. Thuốc có tác dụng ức chế bài tiết axit và bảo vệ niêm mạc tương tự như chất prostaglandin E1 nội sinh nên thường được sử dụng để phòng ngừa loét dạ dày do dùng NSAID dài hạn.
Hầu hết các loại thuốc bảo vệ niêm mạc đều cho tác dụng tại chỗ, hiếm khi phát sinh triệu chứng toàn thân. Do đó, nhóm thuốc này được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh tiêu hóa nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng.
Có thể bạn cần: Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Khỏi Được Không? Bao Lâu Khỏi?
4. Thuốc ức chế tiết gastrin
Thuốc ức chế tiết gastrin (Somatostatin) được sử dụng trong trường hợp loét dạ dày tá tràng có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế tiết gastrin – hormone chi phối hoạt động bài tiết dịch vị. Thuốc ức chế tiết gastrin được bào chế ở dạng tiêm truyền nên chỉ được sử dụng trong điều trị nội trú.

Chống chỉ đinh nhóm thuốc này cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú và phụ nữ sắp sinh, đang trong giai đoạn chuyển dạ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, đỏ bừng mặt và buồn nôn – thường xảy ra do tiêm thuốc quá nhanh.
5. Thuốc ức chế thần kinh X (thần kinh phế vị)
Thuốc ức chế thần kinh phế vị (Atropine) có tác dụng ức chế hoạt động bài tiết dịch vị và giảm co thắt ống tiêu hóa. Nhóm thuốc này được sử dụng trong trường hợp loét dạ dày – hành tá tràng, tiêu chảy cấp – mãn tính và hội chứng ruột kích thích.

Thuốc ức chế thần kinh X tác động lên cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên nên rủi ro cao, ít được sử dụng trên lâm sàng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Không sử dụng nhóm thuốc này cho người đã xuất hiện biến chứng hẹp môn vị, phì đại tuyến tiền liệt, trẻ em và người cao tuổi (do nguy cơ cao gặp phải tác dụng phụ của thuốc).
Tác dụng phụ thường gặp (do cơ chế kháng acetylcholine):
- Giảm tiết dịch ở phế quản.
- Sốt.
- Khát.
- Khô miệng.
- Khó nuốt.
- Sợ ánh sáng, giảm khả năng điều tiết của mắt.
Đọc ngay: 12 cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng Đông y an toàn, hiệu quả nhất 2023
6. Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng – Ức chế bơm proton (PPI)
So với thuốc ức chế gastrin và dây thần kinh phế vị, PPI là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến hơn. Thuốc có tác dụng ức chế bài tiết axit dạ dày nhanh và kéo dài nên được sử dụng trong trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison. Đối với trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp, thuốc còn có vai trò hỗ trợ hiệu quả của kháng sinh và hạn chế tình trạng kháng thuốc.
PPI ức chế men H+/ K+ ATPase, qua đó ức chế khả năng bơm H+ (hay còn gọi là bơm proton) của tế bào viền dạ dày. Kết quả là làm giảm sản xuất HCl trong dịch vị. HCl chính là tác nhân chính có khả năng ăn mòn niêm mạc và khiến ổ viêm, loét tiến triển nặng. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc giảm đi rõ rệt nếu dùng với các loại thuốc kháng toan. Do đó, nên tránh sử dụng đồng thời hai nhóm thuốc này.

Thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả ức chế tiết axit dạ dày nhanh và kéo dài (có hồi phục). Thuốc được sử dụng 1 – 2 lần/ ngày liên tục trong 4 – 8 tuần (tùy vị trí và mức độ loét). Trong trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng dương tính với vi khuẩn Hp, nhóm thuốc này thường được phối hợp với kháng sinh và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Một số loại thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến:
- Thuốc thế hệ I: Pantoprazole 40mg, Lansoprazole 15mg, 30mg, Dexlansoprazole 15mg, 30mg và Omeprazole 20mg.
- Thuốc thế hệ II: Esomeprazole 20mg, 40mg và Rabeprazole 10mg, 20mg.
Thuốc ức chế bơm proton được đánh giá có độ an toàn cao và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc ức chế tiết gastin và thuốc ức chế dây thần kinh phế vị. Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng loại thuốc này là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do dịch vị dạ dày giảm mạnh trong thời gian dài. Ngoài ra, sử dụng thuốc dài hạn còn có thể gây xơ gan, giảm hấp thu canxi dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương – đặc biệt là ở người cao tuổi.
7. Thuốc kháng histamine H2
Thuốc kháng histamine H2 có tác dụng tương tự như thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có hiệu quả kháng axit kém và tác dụng ngắn hạn nên ít được sử dụng phổ biến bằng PPI. Hơn nữa, thuốc kháng histamine H2 cũng có nguy cơ cao hơn so với thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Tuy nhiên, thuốc kháng histamine H2 có khả năng giảm tiết dịch vị mạnh vào ban đêm nên thường được sử dụng cho bệnh nhân bị đau dạ dày và trào ngược nhiều về đêm. Thuốc hoạt động bằng cách đối kháng chọn lọc với histamine ở thụ thể H2, từ đó làm giảm khả năng sản sinh dịch vị của tế bào viền.

Các loại thuốc kháng histamine H2 được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm Famotidin, Ranitidin và Cimetidin. Trong đó, Cimetidin ít được sử dụng hơn do nguy cơ và rủi ro cao hơn so với 2 loại thuốc còn lại. Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh sử dụng nhóm thuốc này nếu bị suy thận và suy gan có mức độ từ vừa đến nặng.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Chóng mặt.
- Đau đầu.
- Táo bón, tiêu chảy.
- Chứng vú to ở nam giới và tiết sữa không do sinh đẻ (do tác dụng kháng androgen dẫn đến tăng tiết hormone prolactin).
8. Kháng sinh – Trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp
Đối với những trường hợp bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp, kháng sinh có vai trò là nhóm thuốc đặc hiệu. Kháng sinh có tác dụng ức chế hoạt động và tiêu diệt hại khuẩn, từ đó giúp ngăn chặn tiến triển của ổ viêm loét và tạo điều kiệm để niêm mạc dạ dày, tá tràng phục hồi hoàn toàn.
Tuy nhiên, thuốc kháng sinh hoạt động kém trong môi trường axit nên cần phải dùng phối hợp với 1 loại thuốc ức chế tiết axit (có thể dùng thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamine H2, một số trường hợp còn phối hợp với Bismuth để tăng hiệu quả kháng khuẩn). Vi khuẩn Hp có khả năng kháng thuốc cao nên cần dùng đồng thời 2 loại kháng sinh cùng lúc.
Hiện nay, có khá nhiều phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn hp được áp dụng. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh lý, tiền sử dị ứng và lịch sử dùng thuốc của từng bệnh nhân để chỉ định phác đồ phù hợp. Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp cần được dùng liên tục trong 10 – 14 ngày hoặc hơn để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, tránh tình trạng tái nhiễm.

Các loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị vi khuẩn Hp:
- Amoxicillin (được sử dụng phổ biến nhất).
- Clarithromycin (được dùng thay thế trong đường trường bệnh nhân dị ứng với kháng sinh penicillin).
- Tetracycline, Metronidazole/ Tinidazole (được dùng chủ yếu trong phác đồ nối tiếp/ cứu vãn).
Sử dụng kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này thường nghiêm trọng hơn khi dùng đồng thời với các loại thuốc ức chế bài tiết dịch vị (thông thường, dịch vị có vai trò tiêu diệt vi khuẩn có hại trong thực phẩm). Do đó, bệnh nhân cần chú ý các biểu hiện bất thường trong thời gian dùng kháng sinh để kịp thời phát hiện và xử lý.
9. Một số loại thuốc hỗ trợ
Song song với các loại thuốc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.
Các loại thuốc hỗ trợ thường được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bao gồm:
- Thuốc an thần (dành cho bệnh nhân bị căng thẳng, rối loạn lo âu do viêm loét dạ dày tiến triển dai dẳng).
- Các viên uống bổ sung vitamin như vitamin C và U giúp tăng cường miễn dịch, phục hồi và tái tạo ổ loét. Vitamin A có tác dụng tăng hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày và vitamin nhóm B (B1, B6) có tác dụng điều hòa hoạt động co thắt của cơ vòng môn vị.
Hiện nay ngoài tân dược, nhiều bệnh nhân còn lựa chọn điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng các chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Thực tế, một số loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ ức chế vi khuẩn Hp, đẩy nhanh tốc độ làm se vết loét và trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nên biết: Phác Đồ Trị Viêm Loét Dạ Dày HP Mới Nhất 2023
Những lưu ý khi uống thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng
Thuốc là cách điều trị rất quan trọng đối với người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát tốt những biểu hiện của bệnh và loại trừ vi khuẩn Hp nếu có. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh khi dùng thuốc cần lưu ý như sau:
- Chỉ dùng các loại thuốc đã được bác sĩ kê toa. Không tự ý uống thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép, đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc và làm quá trình điều trị khó khăn hơn. Sử dụng thuốc tùy ý còn khiến tăng nguy cơ gặp phải các rủi ro ở người bệnh.
- Bạn cần thông báo với các bác sĩ về tình trạng sức khỏe thực tế, các tiền sử dị ứng thuốc để các bác sĩ kê đơn thích hợp. Nếu bạn muốn kết hợp nhiều loại thuốc, cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ.

- Bệnh nhân cần uống theo đúng liều lượng phù hợp. Không tự ý điều chỉnh lượng thuốc hoặc ngưng thuốc bất chợt khi chưa được chỉ định.
- Nếu trong quá trình dùng thuốc xảy ra những biểu hiện bất thường, người bệnh cần chú ý nhanh chóng thông báo với các bác sĩ để có cách xử lý thích hợp.
- Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần chú ý có chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp, khoa học. Nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh hút thuốc lá hay dùng các chất kích thích gây hại cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin về thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên bạn đọc cần hết sức lưu ý rằng một số loại thuốc có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Do đó, để khắc phục được bệnh hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám cẩn thận.
Bài viết khác:
- Viêm loét dạ dày có mổ không? Khi nào nên mổ? Giải đáp chi tiết
- Bệnh viêm loét dạ dày trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị
Đọc qua thì thấy thuốc nào cũng có tác dụng phụ khôn lường như thế thì ai mà dám dùng nữa nhỉ. Mình cũng đang bị viêm loét dạ dày nhưng mà đang nhẹ nên thôi chắc không cần uống đâu chứ chứ uống mấy loại này vào mình lại sợ tác dụng phụ còn nặng hơn là bệnh chính đấy chứ
Đã là thuốc thì cái nào mà chả có tác dụng phụ nhiều khi phải đánh đổi chấp nhận tác dụng phụ để chữa bệnh thôi. Tuy nhiên đúng là nhiều khi chưa đến mức độ quá cần thiết thì chưa nên dùng thuốc đâu. Nếu không cũng ảnh hưởng mà còn chưa kể đến việc thuốc có hấp thu tốt hay không nữa. Nên là khi bị bệnh nhất là bệnh dạ dày như thế này thì mình ít khi dùng thuốc tây mà sẽ thiên hướng dùng thuốc nam nhiều hơn để tránh những hệ quả về sau
Nếu mà bạn đang mới bị thì cứ dùng những cái mẹo dân gian nó cũng sẽ mang lại tác dụng tốt cho bạn. Có nhiều mẹo giống như là dùng nghệ dùng mật ong hay là dùng nha đam. Chứ còn thuốc tây bao giờ nặng thì hãy dùng bạn nhé Vì những loại thuốc ở trên đều là những loại thuốc mạnh nếu uống vào cơ thể mà không hấp thu dung nạp tốt thì tác dụng phụ cũng nhiều.
Đọc trong bài thấy thuốc dạ dày của Đỗ Minh sao lại có bốn bài thuốc nhỏ hợp lại nhỉ? Trong khi mình chỉ bị có viêm loét dạ dày thì chỉ cần thuốc đặc trị dạ dày viêm loét là được rồi đâu cần thiết phải dùng bình vị hoàn, dạ dày trào ngược và đặc trị vi khuẩn HP đâu?
Bài thuốc dạ dày Đỗ Minh là một bài thuốc tổng thể nó bao gồm nhiều bài thuốc nhỏ để mỗi bài thuốc sẽ đặc trị mỗi tình trạng bệnh lý liên quan đến dạ dày riêng. Còn tất nhiên là khi bạn lấy thuốc thì bác sĩ sẽ xem tình trạng bệnh của bạn như thế nào rồi sẽ kê một trong bốn hoặc là có thể phối hợp các loại thuốc phù hợp vs nhau chứ không hẳn là phải dùng tất cả bốn loại này đâu. Như lần trước mình lấy đấy, mình bị viêm loét dạ dày thì bác sĩ chỉ kê dạ dày viêm loét và bình vị hoàn. Chứ đâu có kê toàn bộ cả bốn đâu
Liệu ra bài thuốc dạ dày của Đỗ Minh đường đấy có điều trị được dạ dày không chứ tôi thấy thuốc nam bây giờ lộn xộn và hay gặp lừa đảo lắm. Đã có bác nào mua và dùng thuốc của bên Đỗ Minh đường này chưa?
Những cái thuốc mà bạn bảo là lộn xộn và hay lừa đảo đấy là những loại thuốc giả trên thị trường nó không phải là thuốc nam chính thống đâu . Thuốc nam chính thống phải mua được những nơi cơ sở uy tín giống như đỗ minh đường đây là một ví dụ. Còn bị dạ dày thì uống thuốc nam là đúng bài rồi. Mình uống bên đỗ minh đường này mới được một tuần thôi, mà thấy cũng dịu dịu đi được một tí rồi. Cảm giác đỡ đau tức vùng dạ dày tá tràng hơn. Để mình dùng khi nào hết thì mình sẽ lên trả lời cho bạn xem có hiệu quả đến đâu nhé
Có hiệu quả chứ sao lại không. Người khác như nào thì tôi không biết nhưng bạn thân tôi là người đã dùng thuốc dạ dày của đmđ đây và đã khỏi được rồi. Tôi còn đi giới thiệu bài thuốc này cho nhiều người khác cũng bị bệnh dạ dày đấy và người ta cũng đang dùng có cải thiện rất tốt. Vậy là thuốc tốt chính bản thân tôi trải nghiệm và mang lại hiệu quả tốt thì tôi mới dám đi giới thiệu cho mọi người. Cũng chỉ hi vọng mọi người thoát đc cái bệnh này
bài thuốc này tốt đó tôi cũng đang tìm hiểu đây, thấy được nhiều người khen. Bản thân tôi đây được thuyết phục nhờ vào việc xem qua video trên YouTube này nói về việc một người đã điều trị khỏi bệnh viêm loét dạ dày sau 10 năm nhờ bài thuốc này đó. Có nhân chứng sống người ta chia sẻ như thế này thì mình đặt niềm tin rất nhiều
Mới dùng thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng proton xong. Dùng đến gần 2 – 3 tháng trời mà cũng chỉ cải thiện được bệnh viêm loét dạ dày khoảng 40 50% thôi.. mình thấy kéo dài dai dẳng mãi thế này cũng không phải là các hayh. Liệu ngoài thuốc này ra thì còn có thuốc nào đạt hiệu quả điều trị tốt hơn không mọi người?
Thuốc tây mà bạn kéo dài đến 2 và 3 tháng như thế này là không ổn đâu bởi vì bạn duy trì lâu dài như thế thì ảnh huởg sk lắm. Thuốc tây chỉ nên dùng theo liệu trình trong vòng từ 10 đến 20 ngày để điều trị cấp tính thôi. Bạn đã từng dùng thuốc namchưa?Nếu chưa thì có thể thử xem vì thấy cũng có một số người bảo hợp thuốc và mang lại kết quả tốt
Thấy thành phần của thuốc dạ dày Đỗ Minh cũng không phải là khó tìm, trên mình đây ở miền núi nên rất khó để xuống trực tiếp nhà thuốc Đỗ Minh đường lấy thuốc được mà trong khi đó các loại dược liệu này trên mình có thì mình có thể tự lấy về bào chế và uống được không nhỉ? Có mang lại hiệu quả được như bài thuốc dạ dày của Đỗ Minh đường không?
Bạn khó xuống được tận nơi để lấy thuốc thì có thể liên hệ online với họ rồi họ gửi thuốc về nhà cho chứ đừng có dại mà tự pha chế hay bào chế thuốc gì cả bởi vì bạn không có công thức. Nếu làm sai có khi bệnh dạ dày chả đỡ mà còn bị thêm bệnh khác nữa đấy. Đâu phải cứ muốn là dùng đâu, phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ bạn ơi
Thành phần trên đấy người ta mới nêu ra một số những vị phổ biến nhất thôi chứ còn công thức của thuốc bao gồm nhiều vị dược liệu khác nữa hơn 30 vị cơ mà chứ đâu phải từng đấy. Không có kiến thức về y khoa thì tốt nhất là bạn không nên bắt chước hay là tự ý làm ra thuốc. Nhiều vụ trên mạng tự bào chế thuốc từ dược liệu xong rồi ngộ độc do sai tỷ lệ và liều lượng kìa
Lúc nãy em có đọc được một bài báo trên báo 24h.com viết về việc nhà thuốc Đỗ Minh đường sử dụng dược liệu sạch và tự chủ trong việc trồng dược liệu. Em thấy bây giờ ít các cơ sở phòng khám mà làm được như thế này lắm Chủ yếu người ta nhập lậu từ Trung Quốc các nguyên vật liệu về để làm thuốc thôi chứ tự sản xuất ra nguồn nguyên liệu để làm thuốc theo như Đỗ Minh đường này thì thật đáng trân quý vì như thế này bệnh nhân dùng thuốc sẽ rất yên tâm https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/nha-thuoc-do-minh-duong-phat-trien-nguon-duoc-lieu-sach-muc-tieu-cham-soc-suc-khoe-nguoi-viet-c683a1032117.html
Không biết có vườn dược liệu thật không hay là chị đang để quảng cáo thôi? Có ai đã từng kiểm chứng chưa vậy
Thật đó ông ạ. Nhà tôi ở Hưng Yên đây gần ngay với hợp tác xã trồng dược liệu của nhà thuốc này. Họ thuê đất và thuê dân vùng tôi làm trực tiếp cho họ mà nên tôi biết. Ngay gần đường chính luôn đi qua còn thấy cái bảng hợp tác xã trồng dược liệu Đỗ Minh Đường mà. Ngay cả nhiều người trong vùng tôi bị viêm loét dạ dày, dạ dày mãn tính… các kiểu cũng đều tin tưởng dùng thuốc của Đỗ Minh đường nữa đó, gần như ai cũng biết đến đơn vị này đó. Bant hân người nhà em có bệnh nền, vậy mà ko dám dùng thuốc tây, dùng thuốc nam đỗ minh đường một thời gian khỏi luôn viêm loét dạ dày.
Bạn Lý Hải cho tôi hỏi chút, người nhà bạn bị bệnh nền là bệnh gì vậy mà vẫn uống được thuốc nam thế? Tôi bị bệnh cao huyết áp mà đồng thời mắc cả bệnh về viêm loét dạ dày nữa cũng đã bị 4 năm nay rồi. Tôi rất muốn chữa bằng thuốc nam của nhà thuốc Đỗ Minh đường nhưng thấy có người bảo nếu mà huyết áp cao thì không nên dùng thuốc nam
Huyết áp cao vẫn dùng bài thuốc của dạ dày Đỗ Minh được mà. Tôi đây huyết áp 160 đều đều mà vẫn dùng thuốc này, hết một liệu trình cho tới khi hết bệnh là gần 4 tháng trời đấy có làm sao đâu . Khi mà khám thì cứ bảo bác sĩ là tôi bị này bị kia để họ còn nắm được họ sẽ kê phác đồ liệu trình phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình thôi
Em uống thuốc dạ dày Đỗ Minh đường được gần 2 tháng rồi. Hiện tại là đỡ được tầm 70%. Phấn khích quá nên lên đây cmt để mọi người có động lực mà điều trị nhé chứ bị bệnh này em bị mạn tính lâu lắm rồi bây giờ mới tìm được loại thuốc phù hợp với bản thân mình. Có ai trong cuộc thì mới hiểu được niềm vui thế nào khi tìm được bài thuốc hợp với chính mình. may mắn khi đọc bài này và biết đến thuốc nam đỗ minh https://baoninhbinh.org.vn/da-day-do-minh-bai-thuoc-dong-y-chua-cac-benh-ve-da-day-hieu/d2022091416074867.htm
Dùng hai tháng mà đỡ được tầm đấy là ok rồi đó bạn, không biết là liệu trình của bạn bác sĩ kê cho tổng là dùng trong bao lâu? Bạn có đơn thuốc không đăng lên cho mọi người tham khảo với để có thể mua dùng
Bạn mà bị bệnh dạ dày thì cứ liên hệ trực tiếp với bác sĩ để họ kê đơn phác đồ cho chứ lên đây xin đơn làm gì vậy Ngũ Kiên . Vì tình trạng bệnh của bạn và của bạn kia khác nhau thì đâu thế nào dùng cùng một đơn được. Mất gì bạn không gọi trực tiếp lên nhà thuốc Đỗ Minh đường để họ giải đáp và tư vấn cho số điện thoại hotline của họ đây này 024625 36649.
Thuốc tây thì các anh nên hạn chế đi. Bệnh nào có thể dùng thuốc tây ổn chứ bệnh dạ dày này thì chịu khó thuốc nam là tốt nhất. Mình đây cũng tình cờ cơ duyên mà biết được bài thuốc dạ dày đỗ minh chứ trước đó mình bị viêm loét dạ dày mấy năm rồi mà còn có vi khuẩn HP nữa nên là dùng thuốc tây kháng sinh không ăn thua. Khi đó mình mới tìm đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường được bác sĩ kê cho 3 liệu trình thuốc này. Mình dùng thì khoảng thời gian đầu phải lâu phết nó mới có thấy được tín hiệu hiệu quả rơi vào khoảng tầm 25 ngày. Đây là điều bắt buộc mọi người phải kiên trì dùng theo thuốc chứ đừng có bỏ giữa chừng vừa tốn kém mà lại mất công. Sau đó thì tình trạng nó cứ đỡ dần các cơn đau quặn thắt hay là tình trạng căng tức bụng nó cũng không còn thấy xảy ra nữa. Đến khi mình dùng hết hoàn toàn liệu trình 3 tháng của bác sĩ đã kê cho thì từ đó cũng ổn luôn. Đi ktra Hp ở viện thì âm tính rồi. Hồi mình điều trị cho đến bây giờ là cũng được gần 2 năm rồi đấy
Tình hình của bạn hiện tại như thế nào rồi ? Trong vòng 2 năm đấy thì bạn có dùng thuốc duy trì hay là gì không?
Mình không có dùng thuốc duy trì đâu bạn ạ, chỉ là tập thể dục thể thao thêm và ăn uống nó có khoa học chừng mực hơn thôi.. hiện tại đối với mình bệnh dạ dày viêm loét không còn là mối lo nữa bạn nhé.
Bạn dùng thuốc nam của Đỗ Minh đường thì có phải kiêng gì không? Mình nghe bảo là thuốc nam phải kiêng nhiều lắm phải không các bạn? Mong mọi người chia sẻ thêm để nắm bắt được với. Bởi vì mình đang tính qua Đỗ Minh đường kahsm rồi lấy thuốc về uống
uống thuốc nam của bên này thì bạn phải kiêng cái kích thích như là bia rượu cà phê. Kiêng thịt gà da gà và thịt chó. Các thực phẩm cay nóng và chiên dầu thì có bạn hạn chế nha. Nói chung là cũng phải tuân thủ thực đơn ăn uống lành mạnh. mà kể cả có k dùng thuốc thì vẫn cần kiêng nhé, để dạ dày luôn khoẻ
Các thuốc ở bên trên tôi đều đã dùng qua cả rồi , vậy mà vẫn không đỡ được bệnh viêm loét dạ dày thế mới đau chứ. Thử tất cả loại thuốc trong vòng gần 4 năm qua giống như chuột bạch vậy mà vẫn không mang lại hiệu quả gì. Giờ cũng đang tìm hiểu thêm về thuốc đông y nam dược nhất là thuốc bên nhà thuốc nam Đỗ Minh đường xem như thế nào.
Quay đi quay lại thì cũng quay trở về phương pháp điều trị tự nhiên đó là sử dụng các baì thuốc nam và tập thể dục thể thao vận động mạnh hàng ngày thôi. Chứ uống nhiều thuốc tây vào thì nó cũng tích trử trong cơ thể mình gây ra nhiều tác dụng phụ lắm. Riêng tôi thấy bài thuốc nam của Đỗ Minh đường được nhiều người đánh giá tốt nhất thì bạn thử dùng xem sao. Nếu mà hợp thầy hợp thuốc có khi là cải thiện được lại còn an toàn cho sức khoẻ
Bác chọn hướng thuốc nam đỗ minh là chuẩn xác rồi. Em cũng vừa mới điều trị hết liệu trình bên nhà thuốc này xong, bây giờ khỏe re luôn, bệnh viêm loét dạ dày bao nhiêu năm nay bây giờ đã xóa bỏ được rồi. Bến này thăm khám tỉ mỉ cẩn thận mà điều trị hơi lâu một xíu thôi nhưng mang lại hiệu quả tốt hơn hẳn những loại thuốc khác em từng dùng ấy