Nội dung chính

Thuốc trị viêm da tiếp xúc là giải pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh khi mắc phải bệnh lý này. Thuốc thường được dùng bao gồm cả loại uống và loại bôi, tùy theo từng trường hợp sẽ có đơn thuốc với liều lượng riêng. Bạn đọc hãy theo dõi ngay những thông tin về thuốc cụ thể dưới đây để có cách sử dụng sao cho phù hợp nhất.

TOP 7 thuốc trị viêm da tiếp xúc loại bôi

Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, muốn điều trị dứt điểm cần phải sử dụng các loại thuốc phù hợp. Khi có nhu cầu dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn đều phải có sự cho phép từ người phụ trách điều trị.

Trong vài năm trở lại đây, những loại thuốc trị viêm da tiếp xúc thể bôi được dùng nhiều nhất gồm có:

Dung dịch Jarish

Jarish là thuốc trị viêm da tiếp xúc thể dung dịch, cho tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, các loại nấm gây bệnh da liễu. Tuy nhiên, thuốc thường chỉ được dùng khi bệnh nhân mới khởi phát và nguyên nhân bệnh bởi côn trùng cắn, da bị kích ứng bởi hóa chất hoặc mủ từ các loại thực vật.

Jarish thường được chỉ định sử dụng mỗi ngày từ 2 – 3 lần và cũng cần xét tới yếu tố diện tích tổn thương. Trong một số trường hợp, thuốc sẽ được dùng cho cả người bị chàm hoặc vảy nến. Các biểu hiện viêm nhiễm da cũng giảm rõ rệt, da không còn mẩn ngứa hay phát ban nhiều.

Hồ nước

Hồ nước cũng thuộc vào nhóm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc được dùng rất phổ biến hiện nay. Chủ yếu các bệnh nhân có dấu hiệu phù nề da, viêm đỏ, có mụn nước hoặc mụn mủ sẽ được chỉ định.

Thuốc sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng da, làm lành các vết thương nhờ vào các thành phần bột lactic, kẽm oxit, glycerin. Thuốc nên dùng đều đặn 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Nên xem: Các Loại Thuốc Trị Viêm Da Dị Ứng An Toàn, Hiệu Quả Cao

Hồ nước - Thuốc trị viêm da tiếp xúc
Hồ nước – Thuốc trị viêm da tiếp xúc

Thuốc tím trị viêm da tiếp xúc

Thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm hoặc tiết dịch sẽ sử dụng thuốc tím. Loại thuốc này mang tới hiệu quả diệt vi khuẩn và các loại nấm rất mạnh mẽ, cho hiệu quả ngăn ngừa oxy hóa và phục hồi làn da khá rõ rệt.

Thuốc dùng theo liều lượng 2 lần mỗi ngày và nếu bệnh nặng có thể pha thuốc vào nước ấm để tắm.

Lưu ý sau khi bôi thuốc cần tránh dùng băng gạc che lại hoặc mặc đồ bó sát vào da sẽ cản trở các hoạt chất phát huy công dụng.

Thuốc tím giúp sát khuẩn cực tốt
Thuốc tím giúp sát khuẩn cực tốt

Thuốc ức chế Calcineurin

Thuốc ức chế Calcineurin sẽ cản trở hoạt động của những yếu tố làm làn da bị nhiễm bệnh, đồng thời hỗ trợ cân bằng hệ miễn dịch để đẩy lùi nhanh chóng các biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc. Thuốc ít gây ra tác dụng phụ nhưng nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài, dùng quá liều sẽ làm da bị nhiễm trùng ngược lại.

Những thuốc thường có trong nhóm Calcineurin gồm: Pimecrolimus – Elidel, Tacropic, Tacrolimus – Protopic.

Ngoài sử dụng cho bệnh viêm da tiếp xúc, nhóm ức chế Calcineurin còn dùng được cho bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiết bã và vảy nến.

Pimecrolimus - Elidel
Pimecrolimus – Elidel

Thuốc chứa Corticoid

Thuốc chứa Corticoid là nhóm rất phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý về da liễu. Công dụng của loại thuốc này là chống viêm, giảm tổn thương mẩn ngứa, ửng đỏ trên da.

Thuốc dùng theo liều lượng không quá 20 ngày để tránh xảy ra các tác dụng phụ như: Giãn mao mạch, da bị bào mòn, dày sừng nang lông,… Một số loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất gồm có: Diprosone, Gentrisone, Fucidin H, Dipolac G, Eumovate,…

Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng nhóm thuốc này kết hợp với kháng sinh và acid Salicylic để nhanh chóng phục hồi làn da

Thuốc bôi viêm da tiếp xúc Eumovate
Thuốc bôi viêm da tiếp xúc Eumovate

Thuốc kháng sinh

Thuốc trị viêm da tiếp xúc nhóm kháng sinh cũng rất cần thiết với bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Loại thuốc dạng bôi này cho hiệu quả kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhanh chóng, phục hồi những vùng da tổn thương, giảm biểu hiện thường gặp của bệnh một cách đáng kể.

Một số thuốc kháng sinh dạng bôi cho người mắc viêm da tiếp xúc gồm: Fucicort, Tyrosur, Gentamicin 0.3%, Derimucin, Bactroban, Decocort Cream. Bệnh nhân lưu ý, thuốc cũng cần phải dùng theo đúng liều lượng do bác sĩ kê đơn.

Có thể bạn quan tâm: Review Chi Tiết Các Loại Thuốc Trị Viêm Da Tiết Bã Tác Động Nhanh Chóng

Thuốc bôi ngoài da Decocort Cream
Thuốc bôi ngoài da Decocort Cream

Kem làm mềm, dịu da

Có rất nhiều loại kem dưỡng có công dụng làm mềm dịu cũng như cấp ẩm cho da. Các loại kem làm mềm da thường được khuyến khích sử dụng khi bị ngứa ngáy, khô áp, có hiện tượng bong tróc hoặc dày sừng. Thói quen dưỡng ẩm thường xuyên sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm da tiếp xúc cũng như tăng cường hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh.

Ngoài tác dụng cấp ẩm, làm mềm, dịu da thì một số loại kem dưỡng còn chứa thành phần sát trùng, phục hồi da, giảm ngứa, dày sừng,… Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi da thiếu ẩm, trở nên khô ráp, dễ bị bong tróc sẽ làm giảm khả năng bảo vệ, dễ bị tổn thương khi bị dị nguyên tấn công. 

Ngược lại, những làn da được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết thì khả năng miễn dịch, ít hình thành thâm sẹo, nhiễm trùng khi có tổn thương. Nếu bạn đang bị viêm da tiếp xúc thì có thể tham khảo một số dòng kem làm mềm da như sau:

  • Physiogel Cream.
  • Lacticare-HC Lotion.
  • Panthenol Cream.
  • A-derma Exomega. 
Kem dưỡng làm dịu da A-derma Exomega
Kem dưỡng làm dịu da A-derma Exomega

Khi dùng kem dưỡng, các bạn tránh dùng kem lên vùng da bị rỉ dịch, xuất hiện mụn nước, mụn mủ hay bị phù nề. Việc bôi kem dưỡng ẩm vào những vùng da trên không chỉ khiến da lâu lành hơn mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng lan rộng,… 

4 Loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc dạng uống

Với những trường hợp viêm da tiếp xúc ở thể nặng, trên phạm vi rộng, không đáp ứng tốt với việc điều trị tại chỗ thì bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thêm cả thuốc uống để hỗ trợ điều trị. Các loại thuốc uống trị viêm da tiếp xúc có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn so với thuốc bôi nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng. Các loại thuốc uống thường được bác sĩ kê đơn điều trị bệnh viêm da tiếp xúc gồm có:

Thuốc kháng sinh

Trường hợp da bị tổn thương dẫn tới bội nhiễm hoặc có dấu hiệu lan rộng qua vùng da khác thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Nhóm thuốc này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng. 

Hiện nay, loại thuốc kháng sinh chính được sử dụng điều trị viêm da cơ địa là Cephalosporin và Penicillin. Các loại kháng sinh đường uống thông thường được chỉ định sử dụng trong một thời gian ngắn, từ 3 – 7 ngày tùy theo mức độ viêm nhiễm.

Thuốc có chứa Cephalosporin được dùng phổ biến để điều trị các vấn đề về da
Thuốc có chứa Cephalosporin được dùng phổ biến để điều trị các vấn đề về da

Nhóm thuốc kháng sinh sử dụng qua đường uống sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Vậy nên người bệnh không được tự ý mua về sử dụng khi chưa nắm rõ thông tin về liều dùng cũng như tình trạng bệnh lý cụ thể của bản thân. 

Thuốc kháng Histamin – Thuốc trị viêm da tiếp xúc

Histamin chính là thành phần trung gian được tự động tiết ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Khi được phóng thích vào da, chúng sẽ gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. 

Nhóm thuốc kháng Histamin hoạt động theo nguyên lý làm ức chế hoạt động tiết Histamin cũng như làm giảm tác dụng của chúng. Từ đó cải thiện và giảm dần tình trạng ngứa ngáy, bong rát.

Theo đó, các loại thuốc kháng Histamin tổng hợp thường được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm da tiếp xúc như: Clorpheniramin, Cetirizin hydroclorid, Fexofenadin, Brompheniramin,…

Đây là nhóm thuocs được đánh giá là tương đối an toàn và có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Mặc dù vậy, trong quá trình sử dụng bạn có thể vẫn gặp phải một số tác dụng không mong muốn như giảm khả năng tập trung, buồn ngủ,… Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc vào buổi tối và không sử dụng thuốc kháng Histamin khi đang điều khiển xe hay các thiết bị máy móc khác. 

Nên xem: Thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất hiệu quả nhất, an toàn năm 2023

Thuốc giảm đau và kháng viêm steroid

Steroid là nhóm thuốc quá quen thuộc với những bạn bị viêm da tiếp xúc thể nặng, kèm theo triệu chứng nổi hạch, nhức mỏi, sốt nhẹ do nhiễm khuẩn, người mệt mỏi,… Bác sĩ có thể chỉ định một số liều thuốc có chứa steroid hoặc không có chứa steroid tùy theo tình trạng bệnh cụ thể. Nhóm thuốc kháng viêm steroid sẽ giúp người dùng bớt đau nhức, cải thiện tình trạng sưng, viêm và hạ sốt hiệu quả.

Thuốc giảm đau và kháng viêm steroid (SNAID)
Thuốc giảm đau và kháng viêm steroid (SNAID)

Tuy nhiên, loại thuốc này cũng đem lại không ít tác dụng nguy hiểm khác. Do đó, nếu không phải trường hợp quá cần thiết, bác sĩ sẽ hạn chế kê thuốc này cho bệnh nhân. 

Bổ sung vitamin và khoáng chất dạng uống hỗ trợ viêm da tiếp xúc

Bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc thường bị khô da, nên việc kết hợp xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất là điều cần thiết để tăng sức đề kháng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng có chứa khoáng chất hay vitamin tổng hợp,… để giúp cải thiện tình trạng bệnh và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trước những tác nhân có hại cho cơ thể. 

Tham khảo thêm: Danh sách 10+ thuốc chữa viêm da dị ứng được nhiều người tin tưởng sử dụng

Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc chữa viêm da tiếp xúc

Sử dụng các loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc dạng bôi và uống là biện pháp phổ biến. Việc này sẽ tác động trực tiếp từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể phát sinh một số vấn đề nên người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau nhằm chủ động hơn trong việc xử lý các rủi ro phát sinh. Cụ thể:

  • Dù là thuốc bôi hay thuốc uống thì bạn chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ chỉ định. Việc tự ý sử dụng thuốc điều trị không phù hợp sẽ khiến vùng da bị tổn thương trở nên nghiêm trọng hoặc tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
  • Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo liều lượng, tần suất sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả chữa trị cũng như dự phòng phát sinh các rủi ro không đáng có.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm da tiếp xúc nếu nhận thấy các dụng phụ hoặc không mang tới hiệu quả thì nên chủ động tới gặp bác sĩ để được đổi thuốc. 
Nếu có dấu hiệu bất thường hãy ngưng sử dụng thuốc và tới bệnh viện thăm khám
Nếu có dấu hiệu bất thường hãy ngưng sử dụng thuốc và tới bệnh viện thăm khám
  • Được biết, các triệu chứng viêm da tiếp xúc có xu hướng nặng và lan rộng hơn khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên có nguy cơ gây ra kích ứng. Bên cạnh việc dùng thuốc chữa trị, người bệnh cũng nên tránh xa các tác nhân có thể gây kích thích da như mỹ phẩm, lông động vật, mủ nhựa thực vật, phấn hoa, thời tiết thay đổi đột ngột,…
  • Đảm bảo da luôn được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, tuyệt đối không cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương. Bởi hành động này chỉ có thể giảm ngứa tạm thời nhưng là cơn nguyên dẫn tới việc nhiễm trùng, bội nhiễm, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ da liễu, bạn cũng nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất. Việc làm này cũng giúp hạn chế bệnh tái phát nhiều lần. 

Trên đây là top những loại thuốc trị viêm da tiếp xúc phổ biến mà bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định sử dụng. Mọi thông tin được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo bởi mỗi người sẽ có tình trạng và tiền sử bệnh lý khác nhau. Do đó, để biết loại thuốc nào phù hợp với mình, bạn cần tới bệnh viện thăm khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Xem thêm: Bị viêm da cơ địa nên bôi thuốc gì? Tổng hợp các loại thuốc cải thiện bệnh nhanh chóng

Thuốc chữa