Nội dung chính

Khi chỉ định thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em, các bác sĩ thường ưu tiên những loại thuốc an toàn, lành tính. Để quá trình điều trị mang lại kết quả khả quan, các bậc cha mẹ nên trang bị kiến thức về các loại thuốc thông dụng cũng như lưu ý khi dùng. 

5 Thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em (nhỏ, uống…) thông dụng nhất

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở tai giữa thường thứ phát sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên. Do hệ thống tai mũi họng có mối liên hệ mật thiết nên virus, vi khuẩn có thể phát triển và di chuyển đến tai gây ra hiện tượng tấy đỏ, nhiễm trùng màng nhĩ, vòi nhĩ, hòm nhĩ…

Nhìn chung, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em không quá nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở trẻ có hệ miễn dịch kém và mắc các bệnh hô hấp mãn tính, tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa có thể phát triển gây ra nhiều biến chứng khó khắc phục.

Vì vậy, cha mẹ nên trang bị kiến thức về bệnh và cách dùng thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ an toàn, hiệu quả. Kết hợp dùng thuốc và chăm sóc hợp lý sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng.

Dưới đây là 5 nhóm thuốc chữa viêm tai giữa ở trẻ em được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

1. Thuốc giảm đau hạ sốt

Sốt là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm tai giữa. Do bệnh gặp chủ yếu ở trẻ dưới 36 tháng tuổi – đây là thời điểm hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh nên thân nhiệt rất dễ tăng cao. Khi virus, vi khuẩn xâm nhập trẻ có thể sốt đến 38 – 39 độ.

Để hạ sốt và giảm đau tai, phụ huynh có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt. Acetaminophen (Paracetamol) là lựa chọn đầu tay trong trường hợp này vì thuốc khá an toàn ở liều điều trị và ít gây ra tác dụng phụ cho trẻ dưới 3 tuổi.

thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em
Paracetamol thường được sử dụng để hạ sốt, giảm cơn đau liên quan đến viêm tai giữa

Khi dùng thuốc hạ sốt, nên dựa vào cân nặng của trẻ để tính toán liều lượng chính xác. Trường hợp dị ứng với Paracetamol, có thể dùng Ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid). Tránh sử dụng Aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi do tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là hội chứng Reye.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm tai giữa cấp gần như có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ bằng thuốc giảm đau hạ sốt. Sau 2 – 3 ngày, hệ miễn dịch có thể tiêu trừ virus, vi khuẩn gây bệnh nên các triệu chứng như đau tai, phù nề cũng dần thuyên giảm hoàn toàn.

ĐỪNG BỎ LỠ: Review TOP 9 Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Tốt Nhất Trên Thị Trường

2. Kháng sinh dạng uống, nhỏ tai

Trong một số trường hợp, viêm tai giữa ở trẻ có thể được điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh là thuốc đặc trị vi khuẩn gây nhiễm trùng nên không được dùng tùy tiện. Hiện nay, thói quen dùng kháng sinh vô tội vạ là lý do gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh trong cộng đồng.

Để đảm bảo hiệu quả, bác sĩ sẽ cấy mủ tai để xác định loại vi khuẩn và làm kháng sinh đồ phù hợp. Kháng sinh đường uống cần được dùng trong 7 – 10 ngày nhằm hạn chế tình trạng nhờn thuốc.

Kháng sinh dạng nhỏ sẽ được sử dụng trong trường hợp thủng màng nhĩ. Khi màng nhĩ thủng, thuốc mới có thể tiếp cận với vùng tai giữa. Lưu ý lỗ thủng ở màng nhĩ có thể tự lành sau khoảng 3 – 4 ngày nên cần phải dùng thuốc ngay. Kháng sinh dạng nhỏ phải là loại lành tính, không gây độc cho tai.

thuốc nhỏ viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh
Trong một vài trường hợp, trẻ bị viêm tai giữa có thể phải điều trị bằng kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng để trị viêm tai giữa cho trẻ em:

  • Amoxicillin
  • Amoxicillin-Clavulanate
  • Cephalosporin
  • Macrolid

Kháng sinh không làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm tai giữa. Do đó, cha mẹ vẫn nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt để tránh trường hợp sốt cao gây co giật.

Trong thời gian điều trị bằng kháng sinh đường uống, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, phát ban, buồn nôn, nôn mửa… Để khắc phục tình trạng này, nên cho trẻ uống men vi sinh, bổ sung sữa chua và dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Xem thêm bài viết: Viêm Tai Giữa Thủng Màng Nhĩ Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

3. Thuốc nhỏ tai chứa hoạt chất gây tê

Để giảm đau tại chỗ, một số trẻ sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ tai chứa hoạt chất gây tê như Benzocaine, Phenazone, Lidocain. Tuy nhiên, ngược lại với kháng sinh dạng nhỏ, nhóm thuốc này không được sử dụng trong trường hợp thủng màng nhĩ.

thuốc nhỏ tai cho bé bị viêm tai giữa
Thuốc nhỏ tai chứa hoạt chất gây tê được sử dụng để giảm đau và cảm giác khó chịu do viêm tai giữa gây ra

Hoạt chất gây tê có tác dụng làm mát, giảm đau tại chỗ. Khi nhỏ vào tai, thuốc sẽ giúp giảm nhanh tình trạng đau, khó chịu do viêm tai giữa gây ra. Dù có hiệu quả khá tốt nhưng nhóm thuốc này có thể gây dị ứng, kích ứng nên không được sử dụng quá phổ biến.

4. Thuốc chống sung huyết

Khi tai giữa bị viêm, các mạch máu sẽ có hiện tượng sung huyết và phù nề dẫn đến ù tai, giảm thính lực và đau nhức tai dữ dội. Vì vậy trong một vài trường hợp, thuốc chống sung huyết có thể được sử dụng.

Như tên gọi, nhóm thuốc này có tác dụng giảm phù nề, chống viêm. Tuy nhiên, do đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ nên nguy cơ gặp phải tác dụng phụ là khá cao. Để đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định những loại thuốc chống sung huyết như Naphazolin, Collydexa, Otrivin Sunfarin, Adrenalin…

Tìm hiểu thêm: TOP 7 Bài Thuốc Đông Y Chữa Viêm Tai Giữa Cực Hiệu Nghiệm

5. Thuốc chống viêm corticoid

Ngoài thuốc chống sung huyết, thuốc chống viêm corticoid cũng được sử dụng để cải thiện tình trạng phù nề, sưng viêm do viêm tai giữa gây ra. Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng với cơ chế tương tự như hormone cortisol do tuyến thượng thận sản xuất.

Tương tự như thuốc nhỏ tai chứa hoạt chất gây tê, nhóm thuốc này chỉ được dùng trong trường hợp không thùng màng nhĩ. Để hạn chế phải dùng quá nhiều loại thuốc, hiện nay đa phần các loại thuốc nhỏ đều phối hợp corticoid và kháng sinh, kháng nấm. Tuy nhiên, nếu dùng trong trường hợp chưa thủng màng nhĩ, hiệu quả kháng sinh sẽ khó mang lại hiệu quả như mong đợi.

6. Các loại thuốc hỗ trợ

Bên cạnh các nhóm thuốc chính, trẻ bị viêm tai giữa có thể được chỉ định thêm một số loại thuốc hỗ trợ khác như:

thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em
Ngoài các loại thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em, có thể dùng thêm nước muối sinh lý để làm vệ sinh tai mũi họng
  • Nước muối sinh lý 0.9%: Khi điều trị viêm tai giữa cho trẻ, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch tai mũi họng. Nước muối sinh lý giúp làm mềm niêm mạc, qua đó dễ dàng làm sạch mủ, dịch, tế bào chết bên trong ống tai ra bên ngoài.
  • Vitamin, khoáng chất: Nhằm nâng cao sức đề kháng, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thêm siro hoặc viên uống bổ sung kẽm, vitamin C, E… Các loại vitamin và khoáng chất đều có tác dụng củng cố hệ miễn dịch, tăng cường khả năng phòng vệ, đẩy lùi virus, vi khuẩn gây hại.

Đọc thêm: TOP 6 Cách Trị Viêm Tai Giữa Bằng Thuốc Nam An Toàn, Hiệu Quả

Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm tai giữa ở trẻ

Sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với người trưởng thành. Đã có không ít trường hợp trẻ bị điếc vĩnh viễn do cha mẹ lạm dụng thuốc quá mức. Vì vậy khi sử dụng thuốc chữa viêm tai giữa cho trẻ, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

1. Chỉ sử dụng khi có chỉ định

Như đã đề cập, viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Vì vậy, phụ huynh chỉ nên cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

thuốc nhỏ viêm tai giữa cho trẻ em
Chỉ nên sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ

Trong hầu hết các trường hợp viêm tai giữa, thuốc giảm đau hạ sốt sẽ được sử dụng để giảm thân nhiệt. Những loại thuốc khác ít được chỉ định do tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác dụng phụ. Kết hợp dùng thuốc hạ sốt cùng với vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng.

2. Tuân thủ liều lượng

Thông thường, liều dùng sẽ được quy định tùy theo độ tuổi nhưng ở trẻ dưới 12 tuổi, bác sĩ/ dược sĩ sẽ quy định liều dựa trên cân nặng. Nhiều bậc phụ huynh không chú ý đến vấn đề này dẫn đến tình trạng dùng thuốc quá liều hoặc liều thấp hơn so với chỉ định.

Đọc thêm: Viêm Tai Giữa Có Bị Đau Đầu Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm

3. Phát hiện sớm tác dụng phụ

Việc gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc là điều không thể tránh khỏi. Phần lớn các tác dụng ngoại ý đều có mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp phải ngưng dùng thuốc do gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.

Khi điều trị viêm tai giữa cho trẻ, phụ huynh nên theo dõi và phát hiện sớm tác dụng phụ. Nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường, nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí.

4. Một số lưu ý khác

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ nhỏ còn phải lưu ý thêm những vấn đề sau:

thuốc chữa viêm tai giữa cho trẻ em
Nên cho trẻ ăn uống điều độ để nâng cao thể trạng trong thời gian điều trị viêm tai giữa
  • Cho trẻ dùng thuốc đủ liều với tần suất quy định. Không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ (nhất là khi sử dụng kháng sinh).
  • Một số loại thuốc cần được uống sau khi ăn để giảm kích thích lên niêm mạc dạ dày. Vì vậy, ngoài liều lượng, cha mẹ cần lưu ý thời điểm dùng thuốc nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể gặp phải.
  • Không tự ý dùng thêm thuốc hoặc thực phẩm chức năng cho trẻ mà chưa có chỉ định. Bởi một số loại thuốc có thể tương tác với nhau dẫn đến nhiều rủi ro, tác dụng phụ.
  • Dùng thuốc mang lại hiệu quả rõ rệt khi điều trị viêm tai giữa. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ như vệ sinh tai mũi họng đúng cách, hạn chế cho trẻ bú khi nằm, nghỉ ngơi hợp lý, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng… để nâng cao sức đề kháng và hạn chế bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em, cha mẹ cần trang bị kiến thức cần thiết để có thể sử dụng thuốc đúng cách, an toàn. Bên cạnh đó, hiểu rõ về tác dụng, hiệu quả của thuốc còn giúp cho việc điều trị tiến triển tốt và mang lại kết quả như mong đợi.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe